Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Uống nước mưa không an toàn do hóa chất

14/08/2022 17:20

Uống nước mưa hiện không an toàn do hàm lượng hóa chất độc hại PFAS đã vượt hạn mức, trang tin khoa học Phys.org dẫn một nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điển.

Các chất per- và polyfluoroalkyl (PFAS), được gọi là "hóa chất vĩnh cửu" vì chúng phân hủy rất chậm, là một nhóm gồm hơn 4.500 hợp chất hóa học được sử dụng rộng rãi trong hơn 70 năm qua tại nhiều lĩnh vực thương mại, công nghiệp và quân sự.

Thông thường, các chất này có đặc tính chống dính hoặc chống ố nên có thể được tìm thấy trong các đồ gia dụng như bao bì, dầu gội đầu hoặc đồ trang điểm, nhưng bài báo đăng trên trang Phys.org hôm 10/8 dẫn nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Stockholm nhận định chúng đã lan ra môi trường bên ngoài, bao gồm cả nước và không khí.

Giáo sư Ian Cousins ở Đại học Stockholm và là tác giả chính của nghiên cứu về PFAS, nói với hãng tin AFP: "Không có nơi nào trên Trái đất có thể uống nước mưa an toàn, theo các phép đo mà chúng tôi đã thực hiện".

Một tổng hợp dữ liệu từ năm 2010 mà nhóm của ông đã nghiên cứu cho thấy "ngay cả ở Nam Cực hay cao nguyên Tây Tạng, nồng độ trong nước mưa đều cao hơn hướng dẫn về nước uống mà Cơ quan Bảo vệ Môi trường (US EPA) của Mỹ đề xuất".

Ông Cousins nói rằng việc ô nhiễm PFAS đã ảnh hưởng đến phạm vi toàn Trái Đất, các yếu tố môi trường sống không còn khả năng phục hồi, người dân phải sống chung với điều này và các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu về độc tính của những chất hóa học để tìm ra những giải pháp khắc phục.

Nước mưa không còn an toàn để uống do hóa chất - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images)

Theo một số nghiên cứu, khi phơi nhiễm, PFAS sẽ tích tụ trong cơ thể, có thể dẫn đến các vấn đề về khả năng sinh sản, chậm phát triển ở trẻ em, tăng nguy cơ béo phì hoặc một số bệnh ung thư (tuyến tiền liệt, thận và tinh hoàn), tăng mức cholesterol. Chúng cũng có thể ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch ở trẻ em với vắc xin.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Stockholm được đăng trên tạp chí khoa học "Environmental Science and Technology". Chi tiết tại đây.

Tác giả:
Tiến Thành (dịch và tổng hợp)
Nguồn: phys.org, Euronews
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Nâng cao hiệu quả xử lý nước với những ứng dụng đặc biệt của Chlorine

Nâng cao hiệu quả xử lý nước với những ứng dụng đặc biệt của Chlorine

Chất khử trùng Chlorine trong nuôi trồng thủy sản có vai trò quan trọng trong việc duy trì môi trường nước sạch và an toàn cho tôm, cá. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ và tuân thủ các quy tắc an toàn giúp tối ưu hóa việc sử dụng hóa chất này, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng.

Doanh nghiệp 19/04/2024
Nền tảng quản trị và điều hành doanh nghiệp 4.0 tại HueWACO vinh dự đạt Giải thưởng Sao Khuê 2024

Nền tảng quản trị và điều hành doanh nghiệp 4.0 tại HueWACO vinh dự đạt Giải thưởng Sao Khuê 2024

Giải pháp “Nền tảng Quản trị và điều hành Doanh nghiệp 4.0” của Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế (HueWACO) đã vinh dự đạt giải Sao Khuê 2024.

Doanh nghiệp 14/04/2024
Các nước phát triển hệ thống thoát nước, chống ngập như thế nào?

Các nước phát triển hệ thống thoát nước, chống ngập như thế nào?

Các quốc gia trên thế giới từ lâu đã chú trọng việc xây dựng và phát triển hệ thống thoát nước, chống ngập nhằm hạn chế thấp nhất những tác động của mưa lớn, lũ lụt đối với đời sống người dân.

Trung bình một lít nước đóng chai có thể chứa đến 1/4 triệu mảnh nhựa nano

Trung bình một lít nước đóng chai có thể chứa đến 1/4 triệu mảnh nhựa nano

Đó là kết quả nghiên cứu được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ, giúp người tiêu dùng hiểu rõ ảnh hưởng sức khỏe của nhựa nano và những có thể làm để giảm bớt mức độ phơi nhiễm.

Tuần lễ Nước Quốc tế Singapore 2024: Quản lý lũ lụt, thích ứng với biến đổi khí hậu

Tuần lễ Nước Quốc tế Singapore 2024: Quản lý lũ lụt, thích ứng với biến đổi khí hậu

Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới đang phải đối phó với các thách thức do biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Do đó, các quốc gia cần chung tay trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với nhau để tìm ra các giải pháp phù hợp.

Thu phí xử lý nước thải - Chìa khóa khơi thông "điểm nghẽn" thoát nước

Thu phí xử lý nước thải - Chìa khóa khơi thông "điểm nghẽn" thoát nước

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Ngọc Điệp, Chủ tịch Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) về điểm mới trong dự thảo Luật Cấp Thoát nước, nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển bền vững của kinh tế xã hội.

Phát triển hệ thống cấp nước an toàn thích ứng với nguồn nước ô nhiễm

Phát triển hệ thống cấp nước an toàn thích ứng với nguồn nước ô nhiễm

Nguồn nước cấp, đặc biệt là nguồn nước mặt đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các hợp chất hữu cơ, các chất vi lượng do chất thải sinh hoạt, sản xuất và tác động của biến đổi khí hậu. Do đó, cần xây dựng hệ thống xử lý nước tiên tiến, đạt chuẩn quốc tế với giá thành phù hợp tại Việt Nam.

Áp lực cao của vòi hoa sen có thể giúp mọi người tiết kiệm nước

Áp lực cao của vòi hoa sen có thể giúp mọi người tiết kiệm nước

Các nhà nghiên cứu ở Surrey đưa ra kết luận khi các quan chức ở Anh đang tìm cách tiết kiệm nước trước những diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu và bùng nổ dân số làm gia tăng khoảng cách giữa cung và cầu.

Trung Quốc: Phát hiện hệ thống 4.000 năm tuổi "vô hiệu hóa" lũ lụt bằng cách khó ngờ

Trung Quốc: Phát hiện hệ thống 4.000 năm tuổi "vô hiệu hóa" lũ lụt bằng cách khó ngờ

Trong khi các nhà chức trách Trung Quốc đang phải "đau đầu" giải quyết vấn đề thoát nước đô thị sau ngập lụt thì cách đây 4.000 năm, cha ông của họ đã "vô hiệu hóa" lũ lụt bằng phương pháp ít ai ngờ.

Nghe nhìn 07/03/2024
Top