
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtVẤN NẠN TỪ NHỮNG NGƯỜI ĐÀN ÔNG KHÔNG BIẾT XẤU HỔ
Theo ghi nhận của phóng viên Tạp chí Cấp thoát nước Việt Nam, Hà Nội có nhiều "điểm nóng" là nơi thường xuyên xuất hiện tình trạng tiểu bậy. Những bức tường có sơn dòng chữ "Cấm đái bậy" hay cảnh người đi đường tấp xe vào lề ngang nhiên "xả" giữa chốn đông người đã không còn xa lạ.
Bà Nguyễn Thị Mười, kinh doanh giải khát vỉa hè khu vực bến xe Mỹ Đình, phía Tây Hà Nội cho hay: "Mặc dù trong bến xe có nhà VSCC cùng với sự giám sát của công an phường, nhưng ở đây vẫn còn xuất hiện tình trạng phóng uế bừa bãi, gây ra nhiều mùi hôi, khắm nồng nặc nhất là vào những ngày thời tiết nắng nóng".
Bến xe Mỹ Đình mỗi ngày đón hơn 20.000 khách đến từ khắp các tỉnh thành lân cận. Việc phải di chuyển trong một thời gian dài đã khiến nhiều người ngay sau khi xuống bến xe có nhu cầu giải quyết "nỗi buồn". Trong bến xe có nhiều nhà vệ sinh nhưng ở phía bên ngoài chỉ có hai nhà vệ sinh. Một nhà VSCC đã bị khóa, bỏ hoang trong thời gian dài, nhà VSCC còn lại chỉ có thể sử dụng được một bên, do người dân sử dụng làm quán nước giải khát sai quy định.
Mặc dù thành phố Hà Nội đã kêu gọi “xã hội hóa”, sau sáu năm, kế hoạch xây dựng 1000 nhà VSCC vẫn không thành vì xuất hiện nhiều bất cập. Việc thiếu nhà VSCC là một trong những nguyên nhân khách quan khiến người dân phải chọn cách tiểu không đúng nơi quy định, một phần do không thể xếp hàng đợi đến lượt.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều người có ý thức chưa tốt, tiểu bậy vô ý thức mặc dù chỉ cách nhà vệ sinh vài chục mét. Thực tế, trong khoảng thời gian 1 tiếng, phóng viên ghi nhận tại khu vực bến xe Mỹ Đình xuất hiện không dưới 10 trường hợp người dân đi vệ sinh không đúng nơi quy định của người dân, đa phần là hành khách và xe ôm công nghệ.
Không chỉ dừng lại ở đó, tình trạng trên còn xuất hiện ở cả những di tích lịch sử như khu vực Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Đã không ít lần người đi đường bắt gặp cảnh tượng những người đàn ông không xấu hổ ngang nhiên xả thẳng lên tường trên góc vỉa hè phố Văn Miếu. Điều này đã gây không ít khó chịu cho người dân khu vực xung quanh cũng như khách du lịch khi phải chứng kiến những hành động vô ý thức này. Đáng buồn thay, vấn nạn tiểu bậy đã phần nào làm xấu hình ảnh của thành phố Hà Nội trong mắt người dân nói chung và khách du lịch nói riêng.
TIỂU BẬY - NHỨC NHỐI NHƯNG KHÓ GIẢI QUYẾT
Hình ảnh quen thuộc cho thấy ý thức của nhiều người dân chưa cao. Ảnh: Vũ Phong
Nguyên nhân dẫn đến những hành động vô ý thức trên là do thành phố thiếu nhà VSCC và người dân thiếu ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh chung. Thực tế, trên địa bàn Thủ đô hiện có gần 400 nhà VSCC, tuy nhiên nhiều điểm đã xuống cấp nghiêm trọng, không thể sử dụng hoặc không có người túc trực dẫn đến tình trạng mất vệ sinh, bốc mùi hôi thối. Điều này đã dẫn đến tâm lý e ngại cho người đi đường khi muốn giải quyết nhu cầu. Dù vô cùng bức xúc nhưng nhiều người tỏ ra ngao ngán khi họ không biết cách xử lý nào "lịch sự hơn".
Ngoài ra, Nghị định 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định từ ngày 1/2/2017, mức phạt cho hành vi tiểu tiện, đại tiện không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ, nơi công cộng từ 1 đến 3 triệu đồng. Nhưng cho đến nay, việc thực hiện, xử lý người vi phạm vẫn chưa được thực hiện triệt để. Số trường hợp bị phạt hầu như không đáng kể, từ đó khó có sức răn đe những người không có ý thức.
Để giải quyết triệt để vấn nạn nhức nhối này cần có sự chung tay của chính phủ và sự đồng lòng của người dân. Thành phố cần có kế hoạch cụ thể nhằm bổ sung, nâng cấp nhà VSCC để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.
Đồng thời chính quyền cần có biện pháp đẩy mạnh truyền thông, nâng cao ý thức của người dân cũng như xử phạt mạnh tay những hành vi tiểu bậy nhằm răn đe, cảnh cáo.
Những việc này hết sức cấp bách và quan trọng để góp phần xây dựng thành phố văn minh, thanh lịch trong mắt bạn bè quốc tế, đặc biệt là vào thời điểm hiện tại, khi Hà Nội đang dự kiến đón tiếp gần 10.000 vận động viên, cán bộ, quan chức từ các quốc gia ASEAN tham gia SEA Games 31 được tổ chức trong tháng 5/2022.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.HCM vừa công bố kết quả lựa chọn nhà thầu Gói thầu XL-7 thuộc dự án Nâng cấp, gia cố cấp bách hệ thống thủy lợi bờ hữu ven sông Sài Gòn.
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã xây dựng và triển khai nhiều phương án để vận hành liên tục, đảm bảo cung cấp nước sạch cho hơn 10 triệu người dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong mùa mưa bão.
Với chủ đề “Thành phố chống chịu lũ lụt: Thích ứng với biến đổi khí hậu”, Tuần lễ Nước Singapore (SIWW) 2025 đã diễn ra từ ngày 23 đến 25/6/2025. Đại diện Hội Cấp Thoát nước Việt Nam, Phó Chủ tịch Hạ Thanh Hằng tham dự sự kiện.
Ngày 19/6/2025, Công ty CP Nước BIWASE Cần Thơ cho biết đã chính thức khánh thành và đưa vào vận hành Nhà máy nước Cần Thơ 3 với công suất 50.000 m³/ngày đêm. Dự án đánh dấu bước tiến trong việc nâng cao năng lực cấp nước đô thị, đáp ứng nhu cầu dân sinh và phát triển kinh tế xã hội của TP Cần Thơ và vùng phụ cận.
Ngày 29/5/2025, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã tổ chức lễ ký kết hợp tác với Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (QUATEST 3).
Đó là lời khẳng định về tầm quan trọng của quy hoạch thoát nước trong quy hoạch đô thị của ThS. Trương Minh Ngọc - Phó Phòng Quản lý kỹ thuật, Viện Quy hoạch Đô thị & Nông thôn, Bộ Xây dựng.
Sáng ngày 24/5/2025, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) phối hợp với Công ty CP Cấp nước tỉnh Lào Cai và chính quyền địa phương tổ chức lễ khánh thành và bàn giao hệ thống cấp nước sinh hoạt công suất 300m³/ngày đêm phục vụ khu tái định cư Làng Nủ (Lào Cai) sau thiên tai.
UBND tỉnh Long An vừa công bố kế hoạch đầu tư xây dựng 11 trạm xử lý nước thải (XLNT) sinh hoạt tập trung tại các đô thị trên địa bàn tỉnh, nhằm từng bước khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài và thiếu hụt hạ tầng thu gom, xử lý nước thải.
Ngày 05/5/2025, lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có buổi làm việc với đoàn tư vấn dự án của Australia nhằm khảo sát, xây dựng dự án “Nâng cao năng lực thích ứng Biến đổi khí hậu và Cấp nước sinh hoạt nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”