Nhiệt độ
Hội thảo của Bộ Xây dựng góp ý dự thảo Luật Cấp, Thoát nước
Cục Hạ tầng - Kỹ thuật vừa chủ trì tổ chức hội thảo “Góp ý Dự thảo Đề cương và chính sách cơ bản Luật Cấp, Thoát nước” tại Đà Nẵng, báo Xây Dựng đưa tin.
Hội thảo chiều 21/4 có sự tham gia của lãnh đạo Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (thuộc Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc hội), Sở Xây dựng Đà Nẵng, đại diện Đại học Xây dựng Hà Nội và các doanh nghiệp cấp thoát nước 10 tỉnh miền Trung, Tây Nguyên trong đó có Đà Nẵng, thành phố Huế, Kon Tum…
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Tạ Quang Vinh, Cục trưởng Cục Hạ tầng – Kỹ thuật (Bộ Xây dựng) cho biết, trong Nghị quyết 71, Chính phủ đẫ giao Bộ Xây dựng soạn thảo Dự thảo Luật Cấp, Thoát nước và xử lý nước thải trên cơ sở rà soát lại Nghị định 117 và Nghị định 80.
Trong 10 năm qua, tốc độ đô thị hoá tăng lên rất cao, dân số tính đến năm 2021 tăng gần 2,6 lần so với năm 1991. Hiện cả nước có khoảng 750 nhà máy cấp nước với sản lượng khoảng 11 triệu m3/ngày đêm.
Tính đến năm 2022, toàn quốc có 82 nhà máy xử lý nước thải, trong đó có 22 nhà máy vốn vốn Ngân hàng Thế giới, 15 nhà máy có vốn JICA, còn lại là các nhà máy thuộc thuộc thành phần kinh kế khác tham gia.
Cơ bản Việt Nam đã đạt mục tiêu cấp nước, tuy nhiên với thoát nước hiện chỉ có 82 nhà máy trong khi nước thải là rất lớn, cả nước xả một ngày khoảng 1,46 triệu m3.
Thực tế cho thấy, hệ thống pháp luật nói chung của Việt Nam còn chồng chéo, chưa rõ ràng và chưa có quy định cụ thể về các vấn đề liên quan đến cấp, thoát, xử lý nước thải. Vì vậy, Chính phủ giao Bộ Xây dựng thực hiện việc rà soát, tổng hợp và xây dựng Dự thảo Luật Cấp, Thoát nước.
Ông Hồ Hương, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần cấp nước Đà Nẵng, đại điện đơn vị tổ chức Hội thảo, nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc soạn thảo Dự thảo Luật Cấp, Thoát nước. Luật sẽ góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý trong việc quy hoạch, đầu tư, xây dựng các dự án liên quan đến cấp, thoát nước cũng như quản lý, sử dụng nước, nhằm đảm bảo quản lý bền vững, an toàn.
Vẫn còn nhiều khó khăn
Chia sẻ về những khó khăn, vướng mắc tồn tại trong ngành Nước, ông Nguyễn Minh Đức, Trưởng Phòng Quản lý cấp nước Cục Hạ tầng – Kỹ thuật (Bộ Xây dựng), nêu 5 nhóm vấn đề chính.
Về cơ sở dữ liệu và thông tin về cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải còn thiếu, không đồng bộ ảnh hưởng đến quản lý từ cấp Trung ương đến địa phương, đến công tác đầu tư và khai thác, vận hành công trình cấp thoát nước;
Về quy hoạch cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải, chưa quy định cụ thể trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh… gây khó khăn khi lập các dự án đầu tư công trình. Công tác phân vùng cấp nước và định hướng các nhà máy nước quy mô vùng chưa đáp ứng được yêu cầu; phát triển cấp nước đô thị chưa hỗ trợ phát triển cấp nước nông thôn về tạo nguồn nước sạch và hỗ trợ giá nước sạch;
Việc lập định hướng, chương trình và quy hoạch cấp nước khu vực đô thị hiện nay tách riêng với khu vực nông thôn; tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng dịch vụ cấp nước giữa khu vực đô thị khác khu vưc nông thôn; việc quản lý, đầu tư phát triển cấp nước giữa đô thị và nông thôn còn nhiều hạn chế, đầu tư còn chồng chéo, chưa hiệu quả, công trình không bền vững. Với quá trình đô thị hóa nhanh, ranh giới đô thị và nông thôn luôn biến động đang tác động đến hiệu quả đầu tư và khả năng kế thừa, cải tạo công trình cấp nước nông thôn hiện hữu;
Đầu tư phát triển thoát nước và xử lý nước thải chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và tốc độ đô thị hoá. Nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu; thiếu các cơ chế chính sách cụ thể khuyến khích đầu tư từ nguồn lực xã hội hóa, đầu tư theo hình thức PPP... nhận thức của người dân cũng như doanh nghiệp về tầm quan trọng về đầu tư xây dựng công trình thoát nước còn hạn chế.
Về vấn đề xã hội hóa, huy động nguồn lực tư nhân tham gia đầu tư, vận hành công trình cấp, thoát nước, khi thể chế pháp luật về cấp nước chưa đầy đủ, chặt chẽ, doanh nghiệp vận dụng theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp sẽ hạn chế vai trò quản lý Nhà nước trong việc bảo đảm an ninh, an toàn nguồn nước sạch cho người dân.
Vấn đề quản lý Nhà nước về cấp nước, việc quản lý, đầu tư phát triển cấp nước nông thôn còn nhiều hạn chế, đầu tư còn chồng chéo, chưa hiệu quả, nhiều công trình cấp nước nông thôn thiếu bền vững; cùng với quá trình đô thị hóa nhanh, ranh giới đô thị và nông thôn luôn biến động đang tác động đến hiệu quả đầu tư và khả năng kế thừa, cải tạo công trình cấp nước nông thôn hiện hữu.
Quản lý Nhà nước về thoát nước và xử lý nước thải chưa được quan tâm đúng mức, năng lực quản lý còn yếu, thiếu quy định quản lý hoạt động thoát nước trong các luật hiện hành...
Đại diện các bên tham dự Hội thảo cơ bản nhất trí với Dự thảo Đề cương và chính sách cơ bản Luật Cấp, Thoát nước, đồng thời nhiều ý kiến đóng góp thẳng thắn, mang tính chất xây dựng rất cao.
Ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam, nguyên Cục phó Cục Hạ Tầng - Kỹ thuật, cơ bản nhất trí với nội dung Dự thảo Đề cương mà lãnh đạo Cục Hạ tầng – Kỹ thuật đã trình bày.
Đồng thời, ông Tuấn nhấn mạnh cần phải đưa khái niệm đầu tư xây dựng vào Dự thảo Luật để giúp việc quản lý, vận hành, khai thác sử dụng sẽ cụ thể, rõ ràng và giúp doanh nghiệp dễ dàng tham gia vào ngành, lĩnh vực.
Phát biểu kết thúc hội thảo, Cục trưởng Cục Hạ tầng – Kỹ thuật Tạ Quang Vinh cảm ơn các đại biểu tham dự đã đóng góp thẳng thắn, và hứa sẽ tiếp thu nghiêm túc các ý kiến để cập nhật vào Dự thảo Luật Cấp, Thoát nước khi tiến hành xây dựng.
Lịch sử Hội Cấp thoát nước Việt Nam
DEVIWAS nỗ lực mang tới các giải pháp về đồng hồ nước và công nghệ đồng hồ nước thông minh
Molecor hợp tác phân phối và chuyển giao công nghệ với tập đoàn Bình Minh Việt
Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đồng hành cùng sự phát triển của cộng đồng
Đọc thêm
Luật Cấp Thoát nước được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vướng mắc hiện thời
Nghị định số 117/2007/NĐ-CP và Nghị định số 80/2014/NĐ-CP quy định về Cấp Thoát nước đã tồn tại gần hai thập kỷ. Do đó, dự thảo Luật Cấp Thoát nước sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần thứ nhất tại kỳ họp tháng 5/2025 và thông qua tại kỳ họp tháng 10/2025 với mong muốn tháo gỡ những khó khăn hiện thời.
Luật Cấp Thoát nước - Chủ đề quan trọng tại sự kiện Vietnam Water Week 2024
Các quy định của lĩnh vực Cấp Thoát nước (CTN) hiện vẫn đang bị chi phối bởi các luật liên quan, chưa có quy chế hay luật chuyên ngành. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện Luật Cấp, Thoát nước là nhiệm vụ cấp thiết. Đây cũng là chủ đề quan trọng được bàn luận trong khuôn khổ sự kiện Vietnam Water Week 2024 (VWW 2024).
Bộ Xây dựng: Lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước
Ngày 16/8/2024, tại Đà Nẵng, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội nghị Lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn chủ trì.
VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước
Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) vừa chủ trì tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp ý kiến Dự thảo luật Cấp Thoát nước (lần 02). Tại đây, các chuyên gia đã nêu ra nhiều vấn đề còn tồn đọng và cần được giải quyết trong dự thảo Luật.
Đề xuất cụ thể về Quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước trong dự thảo Luật
Đây là nội dung thu hút sự quan tâm của các đại biểu tại Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Luật Cấp Thoát nước (lần 02) do Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức.
Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ 1/7: Bước tiến mới trong bảo vệ tài nguyên nước
Ngày 1/7/2024 đánh dấu một mốc quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên nước khi Luật Tài nguyên nước 2023 được Quốc hội XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6 chính thức có hiệu lực.
Trình Chính phủ dự án Luật Cấp Thoát nước vào tháng 1 năm 2025
Luật Cấp Thoát nước do Bộ Xây dựng chủ trì soạn thảo có thời hạn trình Chính phủ vào tháng 1 năm 2025, thời hạn trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là tháng 2 năm 2025.
Hà Nội xây bể điều tiết ngầm chống ngập lụt
Để khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ, Hà Nội triển khai dự án xây bể ngầm chống ngập lụt tại một số khu vực trên địa bàn Thủ Đô. Dự án do UBND quận Hoàn Kiếm đề xuất và được UBND TP Hà Nội thống nhất chủ trương.
Sớm hướng dẫn hoạt động đầu tư theo phương thức PPP trong lĩnh vực thoát nước
Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng nay 04/6/2024, các đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm ban hành thông tư hướng dẫn hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong lĩnh vực thoát nước, xử lý nước thải và chất thải.