
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtSự phụ thuộc này, cùng những thay đổi chóng mặt của khí hậu và tình hình chất lượng nước suy giảm rõ rệt gần đây đang tạo ra những thách thức lớn cho ngành Nước Việt Nam.
Trong khi đó, Luật Tài nguyên nước năm 2012 qua gần 10 năm thực hiện đã không còn phù hợp, gây khó khăn trong triển khai và đòi hỏi phải khẩn trương sửa đổi.
Tháng 6/2022 Quốc hội khóa XV đã thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, trong đó có việc sửa đổi, bổ sung Luật Tài nguyên nước. Cuối tháng 9/2022, dự luật sửa đổi do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) xây dựng đã được Chính phủ công bố toàn văn để lấy ý kiến từ công chúng.
Đến nay, Bộ TNMT đã chỉnh sửa dự thảo đến vòng thứ 3, theo một báo cáo của Bộ tại cuộc Tọa đàm góp ý dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) do Hội Cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) tổ chức tại Phú Thọ ngày 23/12. Dự kiến dự thảo Luật sẽ được hoàn thiện và trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp tháng 10/2023.
Thay đổi hướng tới bảo vệ bền vững
Cũng theo báo cáo trên, dự thảo Luật được xây dựng theo 4 trọng tâm chính sách gồm: bảo đảm an ninh nguồn nước, xã hội hóa ngành Nước, kinh tế tài nguyên nước và bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống tác hại do nước gây ra.
Các quy định được bổ sung, sửa đổi tương ứng để đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia; phân vùng chức năng nguồn nước, bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt; kiểm soát hoạt động khai thác, sử dụng nước; đẩy mạnh xã hội hóa, giảm nguồn lực đầu tư nhà nước; chuyển dần sang quản lý bằng công cụ kinh tế; quy định rõ trách nhiệm xây dựng kịch bản ứng phó, điều hòa, phân bổ nguồn nước; phân định rõ trách nhiệm quản lý nguồn nước và công trình khai thác nước.
Những nội dung này được ông Nguyễn Minh Khuyến, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước (Bộ TNMT) giới thiệu với các đại biểu hội viên VWSA tại tham gia buổi Tọa đàm tại Phú Thọ.
Phần đông các đại biểu đã đánh giá cao những nội dung mà cơ quan soạn thảo dự luật nêu ra. Ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch Công ty Cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase) kiêm Phó Chủ tịch VWSA, hoan nghênh việc Bộ TNMT đã phối hợp chặt chẽ với VWSA để xây dựng một bộ luật hoàn chỉnh.
Vướng mắc trong cấp quyền khai thác
Cũng tại buổi Tọa đàm, nhiều doanh nghiệp đã nêu ý kiến về những điểm cần cải thiện trong dự thảo. Vấn đề nổi cộm nhất là quy định về tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Luật Tài nguyên nước 2012 quy định doanh nghiệp khai thác nước phục vụ mục đích sản xuất, cấp nước sinh hoạt được miễn nộp tiền cấp quyền khai thác và chỉ phải đóng thuế tài nguyên nước. Dự thảo Luật sửa đổi lại quy định các doanh nghiệp phải đóng mức phí 2.000 đồng/m3 theo công suất thiết kế để được cấp quyền khai thác nước.
Đại diện các đơn vị hội viên VWSA cho rằng đây là mức phí cao so với giá nước sạch sinh hoạt hiện nay. Chi phí khai thác nước thô bị tăng lên có thể gây ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp cấp nước và người tiêu dùng.
Ông Hồ Hương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco), cho biết giá nước sạch sinh hoạt tại khu vực nông thôn Đà Nẵng được HĐND thành phố quy định ở mức hết sức ưu đãi, chỉ khoảng 2.000-3.000 đồng/m3. Với khoản chi phí mới mà doanh nghiệp phải trả cho việc khai thác nước, giá nước sạch sinh hoạt chắc chắn phải điều chỉnh, gây thêm gánh nặng cho người dân.
Cũng chia sẻ quan điểm này, ông Trần Đăng Quý, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ Phần Cấp nước Nam Định (Nawaco) bày tỏ quan ngại trước việc tiền cấp quyền khai thác nước ở hai khu vực đô thị và nông thôn bằng nhau. Trong khi đó, giá nước sạch sinh hoạt ở nông thôn thấp hơn rất nhiều, có nơi chỉ khoảng 8% giá nước sạch đô thị.
Ông Quý cho rằng điều này vô hình chung sẽ khiến các doanh nghiệp, nhà đầu tư dần bớt quan tâm tới việc cấp nước nông thôn do chi phí cao, lợi nhuận thấp, trong khi đây lại là khu vực cần quan tâm đẩy mạnh cấp nước nhất.
Ông Trần Văn Dương, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cấp nước Hải Phòng, nêu một góc nhìn khác khi doanh nghiệp cấp nước phải bỏ nhiều chi phí cho việc khai thác tài nguyên nước nhưng nước khai thác được lại chưa đạt tiêu chuẩn, hoặc thậm chí chất lượng kém, chứa nhiều chất thải độc hại từ canh tác nông nghiệp.
Ông Dương cho biết, các nguồn nước mặt mà Công ty lâu nay sử dụng để khai thác đều là những kênh nội đồng được sử dụng đa mục đích. Hàng năm, chất thải nông nghiệp được xả từ các kênh cấp 2, cấp 3 đổ về nguồn nước chính khiến công ty phải tốn rất nhiều chi phí xử lý.
Không chỉ mức thu tiền, mà cách cấp quyền khai thác cũng được nhiều doanh nghiệp đánh giá chưa hợp lý. Ông Thiền, Chủ tịch Biwase, nêu trường hợp do thời tiết nắng nóng bất thường hoặc do sự cố đường ống, doanh nghiệp buộc phải khai thác quá số lượng đã đăng ký cấp quyền để đảm bảo cấp nước đủ cho nhu cầu người dân nhưng lại phải chịu thêm khoản tiền phạt lớn.
Ông Hương, Chủ tịch Dawaco, lại phản ánh nhiều nhà máy, cơ sở tuy chưa khai thác hết công suất do điều kiện về nhân khẩu, nhu cầu chưa đạt tới nhưng nếu phải đóng tiền theo công suất thiết kế sẽ gây lãng phí.
Về điểm này, các doanh nghiệp đều cho rằng cơ quan chức năng cần ưu tiên số một cho nước sinh hoạt phục vụ nhu cầu đời sống của người dân, qua đó tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp cấp nước bằng cách thu tiền cấp quyền khai thác theo thực tế khai thác thay vì dựa trên công suất cố định.
Chưa có giải pháp
Ông Nguyễn Minh Khuyến, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước, bày tỏ sự đồng tình với những vướng mắc mà các đại biểu khác đã chỉ ra.
Tuy nhiên, ông cho biết hiện nay ước tính có khoảng 16.000 giấy phép khai thác tài nguyên nước cần được xử lý mỗi năm trên toàn quốc. Bộ TNMT và các Sở trực thuộc, có nơi chỉ có 2-3 nhân lực, không đủ khả năng tiến hành thẩm định và quyết định mức thu theo thực tế khai thác với từng giấy phép.
Ông Khuyến nói Ban soạn thảo dự Luật sẽ tiếp tục nghiên cứu, đánh giá những mặt được và không được và cả khả năng thực thi trên thực tế, từ đó trình Quốc hội cả hai phương án để các đại biểu thảo luận trước khi biểu quyết thông qua.
Về vấn đề ô nhiễm nguồn nước sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt, dự thảo Luật sửa đổi đã xây dựng những công cụ quản lý bằng kinh tế để kiểm soát vấn đề sử dụng hóa chất quá mức, xả thải ô nhiễm từ các hoạt động chăn nuôi, trồng trọt.
Tuy nhiên, việc thu thập các số liệu thực tiễn chính xác để vận động Quốc hội thông qua các cơ chế này hiện vẫn khó khăn do đối tượng ảnh hưởng là những hộ nông dân nhỏ lẻ.
Trước những vấn đề vướng mắc chưa có lời giải, Bộ TNMT, cơ quan trực tiếp soạn thảo dự thảo Luật Tài nguyên nước sửa đổi, vẫn còn nhiều việc phải làm trước thời hạn trình Quốc hội tháng 10/2023. Trong thời gian này, những tổ chức xã hội - nghề nghiệp như VWSA cần tiếp tục tích cực đóng góp ý kiến để hoàn chỉnh văn bản quy phạm pháp luật hết sức quan trọng này.
Lợi dụng chương trình truyền thông khuyến khích người dân cài đặt ứng dụng Chăm sóc khách hàng SAWACO (SAWACO CSKH), một số đối tượng với mục đích xấu đã thực hiện thủ đoạn lừa đảo tinh vi để thực hiện hành vi phạm pháp.
Để đạt mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030, Việt Nam cần huy động hiệu quả mọi nguồn lực phát triển. Trong đó, ngành Nước với vai trò thiết yếu không chỉ phụ thuộc vào ngân sách nhà nước mà cần đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư với các doanh nghiệp hoạt động độc lập, minh bạch, bền vững về tài chính.
Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng thông qua ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã triển khai sử dụng App CSKH SAWACO hướng tới sự phát triển bền vững và thân thiện với người sử dụng.
Sau những mô hình hợp tác thành công trước đây, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) tiếp tục là cầu nối trong mối quan hệ hợp tác giữa Cục Cấp Thoát nước thành phố Kitakyushu (Nhật Bản) và Công ty CP Nước sạch Bắc Ninh.
Chiều 28/4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đã chứng kiến trao Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Cấp Thoát nước thành phố Kitakyushu, Công ty CP Cấp nước Hải Phòng và Công ty Cấp nước Tiền Giang.
Trong suốt 50 năm xây dựng và phát triển vừa qua, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) luôn cam kết phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, góp phần đáng kể vào việc đảm bảo an ninh nguồn nước cho Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM)
Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc bảo đảm cung cấp nước sạch an toàn, liên tục phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và đại lễ Vesak năm 2025.
Sáng ngày 18/4/2025, Công ty TNHH MTV Thoát nước Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (UDC) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 45 năm ngày thành lập, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của mình .
Với mục tiêu đem lại nhiều tiện ích, phục vụ khách hàng nhanh chóng và hiệu quả, các đơn vị quản lý cung cấp nước sạch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh ứng dụng CNTT và nhiều giải pháp số hóa, qua đó tạo nền tảng hình thành và xây dựng văn hóa doanh nghiệp số.