
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtHội thảo góp ý Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) được Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. HCM tổ chức cuối tuần qua thu hút sự tham gia của nhiều cơ quan, ban ngành, bản tin TTXVN cho hay.
Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của toàn xã hội về bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước; tài nguyên nước được quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững hơn, mang lại nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh Hà Phước Thắng phát biểu tại hội thảo.
Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thực hiện, do các mối quan hệ kinh tế, xã hội có nhiều thay đổi, một số quy định của Luật Tài nguyên nước không còn phù hợp với yêu cầu thực tế và với pháp luật có liên quan.
Một số quy định của Luật Tài nguyên nước năm 2012 còn tồn tại sự chồng chéo với các luật khác dẫn đến khó thực hiện nên cần phải sửa đổi, bổ sung để đảm bảo tính thống nhất.
Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh Hà Phước Thắng phát biểu tại Hội thảo. (Nguồn: Hồng Giang/TTXVN)
Trong khuôn khổ buổi Hội thảo, đại diện các doanh nghiệp ngành Nước và các cơ quan ban, ngành liên quan đã cùng nhau thảo luận, góp ý cho dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).
Ông Trần Kim Thạch, Trưởng Phòng Quản lý chất lượng nước, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) cho rằng, những quy định tại các điều 46,47 và 48 của Dự thảo Luật quy định một số trường hợp khẩn cấp cho phép việc khai thác nước mà không cần phải cấp phép chưa thỏa đáng vì chưa xét đến trường hợp sự cố xảy ra trong chính các nhà máy thoát nước.
Việc đóng phí theo công suất như quy định đối với các doanh nghiệp cấp nước cũng chưa phù hợp với tình hình thực tiễn và gây lãng phí.
Ngoài ra, đại diện các cơ quan, ban, ngành cũng đề xuất cần có những quy định rõ ràng về trách nhiệm quản lý của các cá nhân, tổ chức, địa phương trong công tác khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Điều này sẽ giúp việc quản lý, giám sát các hoạt động bảo vệ tài nguyên nước trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.
Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) gồm 87 điều và được bố cục thành 10 chương. So với Luật Tài nguyên nước năm 2012, dự thảo Luật không tăng về số chương (trong đó giữ nguyên 19 điều, sửa đổi, bổ sung 55 điều, bổ sung mới 13 điều) và bãi bỏ 5 điều.
Cần xây dựng cơ chế quản lý, điều tiết giá hợp lý, phát huy vai trò là “đòn bẩy” tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh nước sạch. Đây là đề xuất được đưa ra tại Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Cấp Thoát nước do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức tại TP. Cần Thơ ngày 28/2.
Sáng 28/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp cho ý kiến về dự án Luật Cấp Thoát nước.
Ngày 28/2/2025, tại TP. Cần Thơ, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Cấp Thoát nước.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa chỉ đạo việc đầu tư xây dựng công trình bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch.
Theo Cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, sáng 9/1/2025, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn tham dự cùng các thành viên của Hội đồng thẩm định.
Ngày 27/12/2024, Bộ Xây dựng đã tổ chức họp báo và gặp mặt báo chí đầu Xuân Ất Tỵ 2025 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Việt Hùng.
Cấp Thoát nước là ngành kỹ thuật đặc thù, độc hại, nặng nhọc với số đông lãnh đạo và lao động là nam giới. Song thực tế làm việc chứng minh, phụ nữ dù là “phái yếu” nhưng vẫn đảm đương tốt vai trò và nhiệm vụ của mình.
Nghị định số 117/2007/NĐ-CP và Nghị định số 80/2014/NĐ-CP quy định về Cấp Thoát nước đã tồn tại gần hai thập kỷ. Do đó, dự thảo Luật Cấp Thoát nước sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần thứ nhất tại kỳ họp tháng 5/2025 và thông qua tại kỳ họp tháng 10/2025 với mong muốn tháo gỡ những khó khăn hiện thời.
Các quy định của lĩnh vực Cấp Thoát nước (CTN) hiện vẫn đang bị chi phối bởi các luật liên quan, chưa có quy chế hay luật chuyên ngành. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện Luật Cấp, Thoát nước là nhiệm vụ cấp thiết. Đây cũng là chủ đề quan trọng được bàn luận trong khuôn khổ sự kiện Vietnam Water Week 2024 (VWW 2024).