
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtPhiên họp toàn thể về “Tác động của biến đổi khí hậu đến an ninh nguồn nước ở Đông Nam Á” tại ASIAWATER 2024. Ảnh: H.T.H
Khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Kuala Lumpur (KLCC) Malaysia, sự kiện dành phần lớn thời gian tập trung thảo luận về nhiều thách thức mà ngành Nước đang phải đối mặt như lũ lụt, ô nhiễm nguồn nước và thiếu hụt nguồn cung cấp nước chưa từng có. Đồng thời mở ra cơ hội hợp tác và tạo dựng mối quan hệ đối tác toàn cầu để quản lý nước .
Với những điều này, hội nghị và triển lãm ASIAWATER 2024 hướng tới mục tiêu trở thành nền tảng cho hơn 20.000 chuyên gia trong Ngành từ 61 quốc gia gặp gỡ và khám phá các giải pháp tiên tiến nhằm định hình một tương lai bền vững cho ngành Nước.
Tại buổi khai mạc, TS. Ir.Ts.Hj.Mohmad Asari bin Daud, Chủ tịch Hội Nước Malaysia (MWA) đánh giá cao sự kiện ASIAWATER 2024.
Theo ông, "ASIAWATER 2024 là chất xúc tác để thúc đẩy việc sử dụng nước có trách nhiệm, giảm ô nhiễm và thúc đẩy văn hóa bảo tồn – tất cả đều cần thiết cho sự bền vững lâu dài".
Ông Akmal Nasrullah Mohd Nasir, Thứ trưởng Bộ Chuyển đổi Năng lượng và Nước Công cộng Malaysia khi đọc bài phát biểu chuẩn bị cho Phó Thủ tướng Datuk Seri Fadillah Yusof cho biết, Malaysia được nhận định là một trong số những quốc gia sở hữu cơ sở hạ tầng về nước tốt nhất Đông Nam Á, song vẫn gặp phải nhiều thách thức lớn do biến đổi khí hậu (BĐKH).
“Trong số những thách thức này là việc đảm bảo cung cấp nước liên tục và đầy đủ, đặc biệt là ở những vùng bị hạn hán; cùng với tình trạng lượng mưa lớn và lũ lụt gây rủi ro cho cơ sở hạ tầng nước, làm gián đoạn chuỗi cung ứng và ảnh hưởng đến chất lượng nước”, ông cho biết trong buổi khai mạc ASIAWATER 2024.
Ông nói thêm, ô nhiễm nước do xả thải công nghiệp, nước thải nông nghiệp và hệ thống quản lý nước thải không đầy đủ cũng là nguyên nhân gây lo ngại.
Trước nhiều thách thức được chỉ ra tại buổi khai mạc và các phiên hội thảo bên lề, các đại biểu đều nhất trí về việc ngành Nước Châu Á, trong đó có khu vực Đông Nam Á cần tìm ra một lộ trình cụ thể để khôi phục, tái tạo và đảm bảo an ninh nguồn nước.
Tập trung vào biến đổi khí hậu và tính bền vững
Với chủ đề “Biến đổi khí hậu: Đổi mới vì sự kiên cường”, sự kiện năm nay nhấn mạnh sự cần thiết của các biện pháp quản lý nước bền vững và sáng tạo.
Trong đó, phiên họp toàn thể về “Tác động của biến đổi khí hậu đến an ninh nguồn nước ở Đông Nam Á” là một trong những hoạt động nổi bật làm sáng rõ mục tiêu của sự kiện.
Đại diện Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA), Phó Chủ tịch Hạ Thanh Hằng đã có những chia sẻ tổng quan về sự phát triển ngành Nước của Việt Nam với nhiều nội dung thu hút sự chú ý của đông đảo đại biểu như: tỷ lệ thất thoát nước, điều chỉnh giá nước sinh hoạt và các giải pháp thích ứng BĐKH.
Phó Chủ tịch VWSA Hạ Thanh Hằng phát biểu tại phiên hội thảo. Ảnh: ASIAWATER
Theo bà Hạ Thanh Hằng, những diễn biến phức tạp của BĐKH như xâm nhập mặn, hạn hán, ô nhiễm nguồn nước, ngập lụt đô thị,... là nguy cơ tiềm ẩn tác động trực tiếp đến an ninh, an toàn và phát triển bền vững ngành Nước của Việt Nam.
Do đó, Chính phủ Việt Nam đang tập trung xây dựng Luật Cấp Thoát nước, dự kiến sẽ được thông qua vào năm 2025. Dự thảo luật hiện đã có những điều khoản cụ thể quy định chính sách tài chính phù hợp khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân, Nhà nước hỗ trợ cho các vùng miền núi khó khăn, các vùng bị tác động của BĐKH.
Quá trình này được triển khai song song với việc thực hiện Kế hoạch Cấp nước An toàn; Chương trình Quốc gia chống thất thoát thất thu do Chính phủ ban hành; Ưu tiên áp dụng công nghệ tiên tiến tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường và thích ứng BĐKH, Nâng cao nhận thức bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường; sử dụng nước tiết kiệm.
Cũng tại hội thảo, các đại biểu đến từ nhiều quốc gia khác trong khu vực và châu lục đã chia sẻ về những giải pháp, cách thức quản lý ngành Nước hiện nay. Đồng thời thảo luận, bàn bạc sôi nổi để cùng nhau tìm ra những lộ trình tối ưu nhằm bảo vệ an ninh nguồn nước.
Khiêm Anh
Ngày 29/3/2025, tại Phú Thọ, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ I năm 2025 nhiệm kỳ VI (2020 - 2025).
Tại TP.HCM vừa diễn ra hội thảo giới thiệu ống nhựa PVC-O, do Chi hội Cấp Thoát nước miền Nam, Tập đoàn Molecor (Tây Ban Nha) và Tập Đoàn Bình Minh Việt phối hợp tổ chức. Sự kiện thu hút hơn 50 đại biểu đến từ các công ty cấp thoát nước hàng đầu phía Nam như SAWACO, BIWASE, BWACO, Cấp nước Long An, Cần Thơ, Bến Tre,...
Cần xây dựng cơ chế quản lý, điều tiết giá hợp lý, phát huy vai trò là “đòn bẩy” tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh nước sạch. Đây là đề xuất được đưa ra tại Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Cấp Thoát nước do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức tại TP. Cần Thơ ngày 28/2.
Sáng 28/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp cho ý kiến về dự án Luật Cấp Thoát nước.
Ngày 27/12/2024 tại TP. Hồ Chí Minh, Chi hội Cấp Thoát nước miền Nam tiến hành Đại hội lần thứ XIX nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Nguyễn Thanh Sử - Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty TNHH MTV Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) được bầu giữ chức Chủ tịch Chi hội.
Ngày 26/12/2024 tại TP.HCM, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã tổ chức Hội thảo "Thách thức và giải pháp cung ứng nước sạch cho TP.HCM và các đô thị Việt Nam". Nhiều tham luận, giải pháp khoa học cung ứng nước sạch cho các đô thị được các học giả, chuyên gia trong và ngoài nước được giới thiệu tại hội thảo.
Tuần lễ ngành Nước Việt Nam 2024 là năm thứ 3 được Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức. Qua thời gian, sự kiện ngày càng chứng minh được vị trí, khẳng định uy tín của thương hiệu Vietnam Water Week và xứng đáng là sự kiện tâm điểm của ngành Nước Việt Nam hàng năm.
Ngày 15/12/2024, tại Hà Giang, Chi hội Cấp Thoát nước (CTN) miền Bắc đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ II nhiệm kỳ 2023-2025. Hội nghị đã thành công tốt đẹp với sự tham gia của các đại biểu miền Bắc.
Việc ứng dụng các công nghệ kiểm soát chống ngập cũng như hình thành dự án để có các đối sách giảm thiểu úng ngập cho các đô thị là rất cấp thiết hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh BĐKH ngày càng diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu.