Nhiệt độ
Công ty cấp nước khó thực hiện quy định về giá nước sạch
Tháng 8 năm 2023 sẽ đánh dấu tròn hai năm thi hành các quy định của Bộ Tài chính về khung giá, nguyên tắc, phương pháp xác định giá nước sạch sinh hoạt.
Thông tư số 44/2021/TT-BTC ban hành tháng 6/2021 và có hiệu lực thi hành từ 5/8/2021 đã quy định khung giá nước sạch, gồm giá tối thiểu và tối đa, cho đô thị đặc biệt, đô thị từ loại 1 đến loại 5 và cho khu vực nông thôn.
Trao đổi với Tạp chí Cấp thoát nước Việt Nam, một số công ty cấp nước tại miền Bắc và miền Trung nhận định bên cạnh một số thuận lợi, họ còn gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng giá nước sạch tại vùng nông thôn và giảm tỷ lệ thất thoát nước.
Thông tư quy định tỷ lệ hao hụt nước sạch đưa vào tính toán sản lượng nước sạch thương phẩm trong phương án giá nước sạch tối đa là 20%, và phải giảm xuống 15% vào năm 2025, trong khi tỷ lệ thất thoát chung ở các nhà máy nước hiện nay là 25%.
Đại diện công ty cấp nước tại các tỉnh Phú Thọ, Nam Định, Bắc Ninh và Quảng Bình cho rằng việc giảm xuống 15% là không thể thực hiện được, đặc biệt đối với các công ty chỉ bán lẻ nước sinh hoạt, vì ngoài việc xây dựng giải pháp chống thất thoát thì họ gặp khó khăn khi phải bố trí đủ nguồn kinh phí và thời gian để thực hiện.
Thông tư chưa quy định cụ thể việc áp giá nước sạch trong trường hợp khách hàng sử dụng nước cho sinh hoạt khác nhau nhưng dùng chung đồng hồ, như hộ gia đình kết hợp kinh doanh nhà hàng, nhà nghỉ.
Trường hợp khách hàng là chủ nhà trọ mua nước để cấp nước cho học sinh, sinh viên và người lao động, việc xác định số người thuê trọ rất khó khăn do từ năm 2023 không còn sử dụng sổ tạm trú, do đó việc xác định số người thuê trọ để tách 1 hộ 4 người khó thực hiện.
Bên cạnh đó, việc khống chế lợi nhuận định mức mang tính bắt buộc không tạo động lực cho việc áp dụng khoa học công nghệ mới để giảm chi phí sản xuất, không tạo sự hấp dẫn cho việc đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và cung cấp nước sạch, nhất là nhu cầu đầu tư vào các dự án nước sạch ở khu vực nông thôn đang thiếu vốn là rất cần thiết.
Việc quy định giá bán nước sạch cho nông thôn thấp là chưa phù hợp với thực tế bởi suất đầu tư cho đấu nối sử dụng nước cao nhất ở vùng núi, vùng biển, nơi chủ yếu sử dụng nước cho sinh hoạt.
Chi phí đầu tư cho một hộ tại các tỉnh miền núi trung du cũng cao, bởi sử dụng bơm tăng áp đưa nước lên dẫn tới chi phí tiền điện cao.
Bên cạnh đó, để khuyến khích người dân nông thôn sử dụng nước sạch, giảm thiểu bệnh tật nên các công ty bán nước sạch thấp hơn so với giá thành, trong khi giá thành sản xuất nước sạch cho vùng nông thôn lại cao.
Một số thuận lợi
Thông tư số 44/2021/TT-BTC tuy vậy đã mang lại một số thuận lợi cho các công ty cấp nước.
Thông tư quy định rõ nguyên tắc, phương pháp xác định giá nước sạch, khuyến khích khách hàng sử dụng nước tiết kiệm, đồng thời khuyến khích đơn vị cấp nước nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm chi phí, giảm thất thoát, thất thu nước sạch.
Thay cho quy định năm 2012 rằng lợi nhuận tính trong giá nước của công ty cấp nước tối thiểu 5% trên giá thành toàn bộ, Thông tư số 44 đã quy định lợi nhuận được tính bằng số tuyệt đối, có quy định về lợi nhuận tối thiểu 360 đồng/m3; Nếu chỉ cấp nước cho đô thị hoặc cho khu vực nông thôn, lợi nhuận tối đa là 1.300 đồng/m3.
Bộ Xây dựng đã đặt kế hoạch tới năm 2030 đưa tỷ lệ người dân Việt Nam sử dụng nước sạch ở thành thị lên 95-100% và ở nông thôn là 93-95%.
Trong năm 2022, Bộ Xây dựng ước tính tỷ lệ này ở thành thị là 94,2%, tăng từ 84,2% năm 2019. Tuy nhiên ở nông thôn cũng vào năm 2019, mới chỉ có gần 35% người dân tiếp cận được với nước máy.
Lịch sử Hội Cấp thoát nước Việt Nam
Gặp gỡ doanh nghiệp ngành Nước đến từ Bỉ
Nhựa Thiếu niên Tiền Phong được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của Hải Phòng
Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước
Đọc thêm
Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước
Theo Cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, sáng 9/1/2025, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn tham dự cùng các thành viên của Hội đồng thẩm định.
Hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải: Dự kiến giảm 35-40% tổng số đầu mối
Ngày 27/12/2024, Bộ Xây dựng đã tổ chức họp báo và gặp mặt báo chí đầu Xuân Ất Tỵ 2025 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Việt Hùng.
Mạnh dạn trao quyền cho nữ giới trong ngành Cấp Thoát nước
Cấp Thoát nước là ngành kỹ thuật đặc thù, độc hại, nặng nhọc với số đông lãnh đạo và lao động là nam giới. Song thực tế làm việc chứng minh, phụ nữ dù là “phái yếu” nhưng vẫn đảm đương tốt vai trò và nhiệm vụ của mình.
Luật Cấp Thoát nước được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vướng mắc hiện thời
Nghị định số 117/2007/NĐ-CP và Nghị định số 80/2014/NĐ-CP quy định về Cấp Thoát nước đã tồn tại gần hai thập kỷ. Do đó, dự thảo Luật Cấp Thoát nước sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần thứ nhất tại kỳ họp tháng 5/2025 và thông qua tại kỳ họp tháng 10/2025 với mong muốn tháo gỡ những khó khăn hiện thời.
Luật Cấp Thoát nước - Chủ đề quan trọng tại sự kiện Vietnam Water Week 2024
Các quy định của lĩnh vực Cấp Thoát nước (CTN) hiện vẫn đang bị chi phối bởi các luật liên quan, chưa có quy chế hay luật chuyên ngành. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện Luật Cấp, Thoát nước là nhiệm vụ cấp thiết. Đây cũng là chủ đề quan trọng được bàn luận trong khuôn khổ sự kiện Vietnam Water Week 2024 (VWW 2024).
Bộ Xây dựng: Lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước
Ngày 16/8/2024, tại Đà Nẵng, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội nghị Lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn chủ trì.
VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước
Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) vừa chủ trì tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp ý kiến Dự thảo luật Cấp Thoát nước (lần 02). Tại đây, các chuyên gia đã nêu ra nhiều vấn đề còn tồn đọng và cần được giải quyết trong dự thảo Luật.
Đề xuất cụ thể về Quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước trong dự thảo Luật
Đây là nội dung thu hút sự quan tâm của các đại biểu tại Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Luật Cấp Thoát nước (lần 02) do Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức.
Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ 1/7: Bước tiến mới trong bảo vệ tài nguyên nước
Ngày 1/7/2024 đánh dấu một mốc quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên nước khi Luật Tài nguyên nước 2023 được Quốc hội XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6 chính thức có hiệu lực.