Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Ao hồ bị san lấp, ngập úng sau mưa ngày càng tăng ở Hà Nội

Trận mưa lớn chiều tối ngày 5/7 nối dài những chịu đựng của người dân Hà Nội khi nhiều đường phố tiếp tục ngập sâu, giao thông bị đình trệ.

Tiếp theo đợt ngập cuối tháng 5/2022, đây sẽ không phải là lần cuối những con đường ở Thủ đô oằn mình vì xe cộ và nước ngập, khi tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng và ao hồ, nơi góp phần giải phóng một lượng lớn nước mưa, ngày càng hẹp dần và mất đi trên bản đồ thành phố.

Ao hồ bị san lấp, ngập úng sau mưa ngày càng tăng ở Hà Nội - Ảnh 1.

Bản đồ kế hoạch sử dụng đất TP. Hà Nội năm 2020 cho thấy nhiều hồ tự nhiên trên địa bàn thành phố sắp bị san lấp xây nhà, làm đường, trong đó có hồ gần Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 với diện tích trên 50.000 m2 sẽ bị thu hồi để xây khu đô thị Tân Hoàng Mai, hồ đối diện số 126 Tam Trinh gần 32.000 m2 sẽ dành để xây dựng Khu chung cư và dịch vụ công cộng TDC.

“Hồ không chỉ là nơi tiêu thoát nước mà còn đóng vai trò như lá phổi xanh điều tiết khí hậu của khu dân cư trong những ngày hè nóng bức”, anh Trần Minh Tiến, 26 tuổi, ở khu vực Tam Trinh, quận Hoàng Mai nói.

Chia sẻ với Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam, anh Tiến thông tin khu vực hồ ở Tam Trinh nhiều năm chịu tình trạng đổ trộm rác thải, vật liệu xây dựng, khiến mặt hồ bị thu hẹp. Xung quanh thường xuyên ngập úng mỗi khi mưa xuống, như sau trận mưa lớn ngày 30/5, nhiều đoạn đường nước dâng cao đến đầu gối, phương tiện không thể di chuyển.

Ao hồ bị san lấp, ngập úng sau mưa ngày càng tăng ở Hà Nội - Ảnh 2.

Hà Nội có trên 100 hồ nội thành và gần 10 sông dài ngắn khác nhau chảy qua. Các sông, hồ này không những là một kho nước lớn mà còn là hệ thống điều hòa nhiệt độ tự nhiên cho vùng nội thành. Hồ, đầm còn là những danh lam, thắng cảnh trong văn hóa đặc sắc của Thăng Long - Hà Nội, như Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, Trúc Bạch..

Song tốc độ đô thị hóa nhanh chóng đã khiến diện tích ao, hồ tự nhiên ở Hà Nội suy giảm mạnh. Trong giai đoạn 2015-2020, diện tích mặt nước tự nhiên đô thị mất khoảng 200 héc-ta, từ trên 1.100 héc-ta vào 2015 và 2.100 héc-ta năm 1995, theo các thống kê do báo Nhân Dân, Tiền Phong công bố.

Sau 10 năm triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước năm 2012, trên cả nước đến nay mới chỉ có 30/63 tỉnh, thành phố lập và công bố danh mục “hồ ao không được san lấp” với gần 4.500 hồ, ao, đầm, phá. Tuy nhiên Hà Nội vẫn chưa nằm trong danh sách này, VietnamPlus đưa tin hồi cuối tháng 3/2022.

Dẫn ý kiến từ Bộ Tài nguyên & Môi trường, VietnamPlus nêu chậm trễ trong việc lập, công bố các danh mục nêu trên là do công tác bảo vệ, phát triển tài nguyên nước chưa đáp ứng yêu cầu, chưa được quan tâm. Tình trạng san, lấp hồ ao, kè bờ, sử dụng trái phép đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước vẫn đang diễn ra ngày càng phức tạp.

Ao hồ bị san lấp, ngập úng sau mưa ngày càng tăng ở Hà Nội - Ảnh 3.

Năm 2013, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch thoát nước của Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến 2050, nhưng “sau gần 10 năm, chưa có dự án nào theo quy hoạch này thực hiện xong”, báo Tiền Phong đưa tin hôm 2/6/2022.

Bảo vệ ‘lá phổi’ của Hà Nội

Trước thông tin về hàng hoạt ao hồ có kế hoạch bị san, lấp, phóng viên Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam đã nói chuyện với người dân ở những khu vực liên quan.

Chị Lê Châu, 35 tuổi, cư dân tại Tam Trinh, quận Hoàng Mai, nói: “Khi được biết thông tin hồ nước đối diện số 126 Tam Trinh sẽ bị thu hồi, xây dựng dự án, tôi thấy rất hoang mang… Nhiều tháng nay, khi Hà Nội bước vào mùa mưa, người dân liên tiếp phải sống chung với ngập úng nhưng nhờ có hồ nước nên việc tiêu thoát nước diễn ra nhanh chóng. Vậy nếu san, lấp hồ thì sau này người dân sẽ còn phải đối mặt dài với chuyện úng ngập.”

Trước đó, cư dân ở phường Ngọc Thụy, quận Long Biên đã phản đối dự án lấp hồ Bà Đồ và chính quyền đã phải dừng công trình, tiến hành đối thoại với người dân, nhiều báo đưa tin hồi cuối tháng 3/2022.

Ao hồ bị san lấp, ngập úng sau mưa ngày càng tăng ở Hà Nội - Ảnh 4.

Trả lời phỏng vấn Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam, chị Nguyễn Thị Hoa, 45 tuổi, sống tại phường Ngọc Thụy, mong muốn UBND quận xem xét giữ lại hồ Bà Đồ vì đây là nơi điều tiết không khí, cũng là nơi thoát nước chung cho toàn bộ cư dân ở khu vực này.

“Tôi nghĩ đô thị hóa là điều tất yếu, mật độ dân số ngày càng đông, nhà cửa, chung cư được xây ngày càng nhiều là điều dễ hiểu. Tuy nhiên việc giữ gìn những lá phổi xanh điều hòa không khí là điều rất quan trọng. Tôi mong muốn ao, hồ ở Hà Nội sẽ được giữ gìn, hạn chế san lấp vì môi trường, cũng là vì người dân”

Việc san lấp ao, hồ không đồng bộ, trong khi quy hoạch thoát nước chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa khiến tình trạng úng ngập cục bộ sẽ còn diễn ra ở hầu hết các quận, huyện Thủ đô, theo cảnh báo của các chuyên gia.

Những hồ, ao liên tiếp bị bức tử không chỉ cản trở quá trình điều tiết không khí, mà còn ảnh hưởng xấu đến các hoạt động vui chơi giải trí, các nỗ lực bảo tồn và phát triển giá trị lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng cũng như du lịch của Thủ đô.

“Người dân chúng tôi mong muốn chính quyền địa phương sẽ giữ lại hồ nước, lá phổi xanh của khu dân cư cũng như nơi tiêu thoát nước cho các hộ dân”, anh Trần Minh Tiến ở Tam Trinh nói.

Tác giả:
Hoàng Long
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thủ tướng thăm hỏi người dân vùng khô hạn Ninh Thuận, kiểm tra công trình thuỷ lợi Tân Mỹ

Thủ tướng thăm hỏi người dân vùng khô hạn Ninh Thuận, kiểm tra công trình thuỷ lợi Tân Mỹ

Trưa 28/4, nhân chuyến công tác tại Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành thời gian đến thăm hỏi, động viên người dân bị ảnh hưởng bởi hạn hán; thị sát, kiểm tra công trình thuỷ lợi Tân Mỹ và các giải pháp ứng phó của tỉnh.

Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát cống ngầm dưới lòng sông Tô Lịch

Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát cống ngầm dưới lòng sông Tô Lịch

Bí thư Thành ủy Hà Nội đã trực tiếp kiểm tra hệ thống cống ngầm dưới lòng sông tại ngã ba sông Lừ - sông Tô Lịch trong buổi kiểm tra tiến độ thi công dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.

Cà Mau chuẩn bị đưa hồ cung cấp nước cho 11.000 hộ dân vào sử dụng

Cà Mau chuẩn bị đưa hồ cung cấp nước cho 11.000 hộ dân vào sử dụng

Hồ chứa nước ngọt có vốn đầu tư 248 tỷ đồng dự kiến hoàn thành trong tháng 5 tới, cung cấp nước ngọt cho 11.000 hộ.

Hội nhập quốc tế là “chìa khóa” cho sự phát triển của ngành Cấp Thoát nước

Hội nhập quốc tế là “chìa khóa” cho sự phát triển của ngành Cấp Thoát nước

Chỉ tính riêng tháng 3/2024, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã tiếp đón các tổ chức, doanh nghiệp quốc tế đến từ 8 quốc gia trên thế giới. Qua đó mở ra triển vọng hợp tác với những dự án và hoạt động cụ thể phát triển ngành Nước Việt Nam.

Quốc tế 12/04/2024
100% sinh viên Cấp Thoát nước có việc làm sau khi tốt nghiệp

100% sinh viên Cấp Thoát nước có việc làm sau khi tốt nghiệp

Kỹ thuật Cấp Thoát nước và Môi trường vốn là chuyên ngành cốt lõi trong xây dựng, quản lý đô thị thông minh với cơ hội việc làm rộng mở. Khi BĐKH ngày càng diễn biến phức tạp, áp lực lên hạ tầng cấp nước và thoát nước ở các đô thị, khu công nghiệp ngày càng gia tăng, thì nguồn nhân lực ngành Cấp Thoát nước càng cần thiết.

Các nước phát triển hệ thống thoát nước, chống ngập như thế nào?

Các nước phát triển hệ thống thoát nước, chống ngập như thế nào?

Các quốc gia trên thế giới từ lâu đã chú trọng việc xây dựng và phát triển hệ thống thoát nước, chống ngập nhằm hạn chế thấp nhất những tác động của mưa lớn, lũ lụt đối với đời sống người dân.

Thủ tướng gửi công điện yêu cầu bảo đảm nước sinh hoạt cho người dân ĐBSCL

Thủ tướng gửi công điện yêu cầu bảo đảm nước sinh hoạt cho người dân ĐBSCL

Ngày 8/4/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 34/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành và UBND các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) tập trung bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân trong các đợt xâm nhập mặn.

SAWACO nỗ lực đảm bảo nguồn cung nước sạch cho 10 triệu dân TP.HCM

SAWACO nỗ lực đảm bảo nguồn cung nước sạch cho 10 triệu dân TP.HCM

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) cho biết hiện nay nguồn nước sạch đảm bảo đáp ứng cho 10 triệu dân TP.HCM, với tổng công suất 2,4 triệu mét khối/ngày đêm của toàn hệ thống.

Trao đổi 09/04/2024
Thúc đẩy bình đẳng giới và hòa nhập xã hội trong ngành Cấp Thoát nước

Thúc đẩy bình đẳng giới và hòa nhập xã hội trong ngành Cấp Thoát nước

Sáng ngày 5/4/2024, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) và Cơ quan hợp tác ngành nước Úc (AWP), Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT) cùng một số đơn vị khác đã tổ chức hội thảo trực tuyến chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy bình đẳng giới và hòa nhập xã hội trong ngành Cấp Thoát nước.

Quốc tế 09/04/2024
Top