Nhiệt độ
Việt Nam, Phần Lan hợp tác quản lý bổ cập nước ngầm
Các chuyên gia Việt Nam và Phần Lan đã triển khai thành công nhiều giải pháp bổ cập nước ngầm ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng trong 5 năm qua.
Các giải pháp thuộc nhiều dự án con của chương trình hợp tác giữa Việt Nam và Phần Lan Viet MAR (managed aquifer recharge) nhằm quản lý bổ cập tầng chứa nước để đảm bảo chất lượng và nguồn nước ngầm bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế ở Việt Nam, kéo dài từ 01/03/2018 đến 31/03/2023, Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam ghi nhận.
Chương trình hợp tác cũng nhằm nâng cao năng lực của các tổ chức đối tác Việt Nam để đảm bảo nguồn nước ngọt trong tương lai bằng các giải pháp bền vững và thân thiện với môi trường. Chương trình do Bộ Ngoại giao Phần Lan và Viện Công ty Đầu tư (ICI) tài trợ 600.000 euro (khoảng 15 tỷ VND).
Các đơn vị phối hợp thực hiện là Cục địa chất Phần Lan (GTK), Trung tâm Cảnh báo và Dự báo tài nguyên nước (CEWAFO) thuộc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia - NAWAPI, và Trung tâm Cảnh báo và Dự báo tài nguyên nước (SIHYMECC, thuộc Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu - IMHEN).
Ngày 8/6 GTK, NAWAPI và IMHEN đã tổ chức một hội thảo tổng kết chương trình hợp tác quản lý bổ cập dưới nước, đảm bảo tính bền vững trữ lượng và chất lượng nước tại Việt Nam.
"Trong 5 năm thực hiện, mặc dù bị hạn chế bởi COVID-19, dự án đã đạt được nhiều thành tựu, tạo tiền đề giúp chúng ta có thể đảm bảo được tính bền vững của tài nguyên nước, từ nước sinh hoạt cho đến nguồn nước ngầm, một yếu tố không thể thiếu", PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng, Viện trưởng IMHEN, phát biểu tại Hội thảo.
Hội thảo đã nghe giới thiệu về các giải pháp được triển khai, bao gồm Giải pháp khai thác thấm lọc ven sông cùng một số kết quả nghiên cứu ở Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH); Mô hình nước dưới đất tại nhà máy nước Cát Nhơn; Thí nghiệm thành công MAR trong tầng chứa nước có áp, giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu cho Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); Triển khai Dự án Hệ thống kiểm soát chất lượng tự nguyện chuỗi cá nước lạnh bền vững và nhiều dự án khác.
Khu vực thí điểm ban đầu là tỉnh Bình Định, sau đó triển khai ở các tỉnh thành khác thuộc ĐBSCL và ĐBSH.
Bổ cập nước ngầm là quá trình nước thấm, ngấm trong các lỗ hổng, khe nứt của đất đá đến vùng bão hòa nước bằng con đường tự nhiên hoặc nhân tạo. Lượng bổ cập cho nước dưới đất có vai trò quan trọng để khôi phục một phần trữ lượng nước dưới đất bị lấy đi, một nghiên cứu đăng số 19, năm 2018 của Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường cho hay.
Biến đổi khí hậu và phát triển đô thị là một trong những yếu tố cản trở quá trình này, gây ảnh hưởng tới sự không bền vững của tài nguyên nước ở thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Đại diện Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam nói Phần Lan với thế mạnh ở công nghệ bổ cập nước ngầm, các cố vấn cấp cao, chuyên gia về tài nguyên nước, có thể hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy kết nối xây dựng dự án về tài nguyên nước để chia sẻ kinh nghiệm về chính sách quản lý, công nghệ; các giải pháp phục hồi, bảo vệ các khu vực, tầng chứa nước dưới đất bị suy giảm mực nước, ô nhiễm, nhiễm mặn thông qua các biện pháp quản lý, công nghệ bổ sung nhân tạo nước dưới đất.
Lễ tổng kết chương trình hợp tác Viet MAR giữa Việt Nam và Phần Lan diễn ra trong dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao hai nước 25/1/1973 - 25/1/2023.
Lịch sử Hội Cấp thoát nước Việt Nam
Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước
SAWACO kỷ niệm 150 năm thành lập, đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải: Dự kiến giảm 35-40% tổng số đầu mối
Đại hội Chi hội Cấp Thoát nước miền Nam lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2025-2030
Đọc thêm
Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước
Theo Cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, sáng 9/1/2025, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn tham dự cùng các thành viên của Hội đồng thẩm định.
Hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải: Dự kiến giảm 35-40% tổng số đầu mối
Ngày 27/12/2024, Bộ Xây dựng đã tổ chức họp báo và gặp mặt báo chí đầu Xuân Ất Tỵ 2025 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Việt Hùng.
Đại hội Chi hội Cấp Thoát nước miền Nam lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2025-2030
Ngày 27/12/2024 tại TP. Hồ Chí Minh, Chi hội Cấp Thoát nước miền Nam tiến hành Đại hội lần thứ XIX nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Nguyễn Thanh Sử - Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty TNHH MTV Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) được bầu giữ chức Chủ tịch Chi hội.
Nhìn lại 3 năm tổ chức Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Vietnam Water Week
Tuần lễ ngành Nước Việt Nam 2024 là năm thứ 3 được Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức. Qua thời gian, sự kiện ngày càng chứng minh được vị trí, khẳng định uy tín của thương hiệu Vietnam Water Week và xứng đáng là sự kiện tâm điểm của ngành Nước Việt Nam hàng năm.
Công ty CP B.O.O Nước Thủ Đức kỷ niệm 20 năm thành lập
Ngày 18/12/2024, Công ty CP B.O.O Nước Thủ Đức long trọng kỷ niệm 20 năm thành lập. Đến dự có Phó Chủ tịch Hội Cấp Thoát Nước Việt Nam Hạ Thanh Hằng, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) Bùi Thanh Giang, lãnh đạo Công ty qua các thời kỳ cùng đông đảo CBCNV, người lao động trong Công ty.
Hội nghị Ban Chấp hành Chi hội Cấp Thoát nước miền Bắc lần thứ II thành công tốt đẹp
Ngày 15/12/2024, tại Hà Giang, Chi hội Cấp Thoát nước (CTN) miền Bắc đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ II nhiệm kỳ 2023-2025. Hội nghị đã thành công tốt đẹp với sự tham gia của các đại biểu miền Bắc.
VWSA - TVET: Hợp tác nhằm phổ biến kiến thức về Xử lý nước thải đến với cộng đồng
Đó là nội dung chính trong buổi làm việc giữa Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) và Chương trình Hợp tác Việt - Đức về Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam (TVET) vào buổi sáng ngày 5/12/2024 vừa qua.
Đại hội Chi bộ Cơ quan Hội Cấp Thoát nước Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2027
Sáng ngày 04/12/2024, Đại hội Chi bộ Cơ quan Hội Cấp Thoát nước Việt Nam nhiệm kỳ 2025 - 2027 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Đồng chí Nguyễn Văn Tươi được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Chi bộ.
Hoạt động hợp tác giữa Nhà trường và Doanh nghiệp ngành Nước ngày càng thực chất và hiệu quả
Ngày 22/11 vừa qua, Bộ môn Cấp thoát nước, Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội và Công ty CP Cấp nước Hải Phòng đã chủ trì tổ chức Tọa đàm khoa học và ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 – 2029