Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Việt Nam gấp rút thực hiện phòng chống đuối nước ở trẻ em

Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu các cấp chính quyền triển khai nhiều biện pháp phòng chống đuối nước ở trẻ em, đặc biệt khi mùa hè, mùa mưa bão đang đến.

Công điện do Thủ tướng Phạm Minh Chính ký yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban Nhân dân các thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường thanh tra, giám sát công tác phòng chống đuối nước, sơ cứu, cấp cứu và điều trị trẻ em bị đuối nước; tổ chức dạy và học bơi an toàn cho học sinh, báo Chính phủ đưa tin hôm 3/5/2022.

Việt Nam vừa có kỳ nghỉ lễ kéo dài 4 ngày từ 30-4 và học sinh cả nước chuẩn bị nghỉ hè. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian từ 23/4 tới 1/5, ở 9 tỉnh trong nước đã xảy ra 15 vụ đuối nước mà phần lớn nạn nhân ở lứa tuổi học trò, báo Chính phủ đưa tin trong một bài báo khác hôm 2/5/2022.

Vào thời điểm đầu hè, tại các lớp dạy bơi như lớp của thầy giáo Trần Danh Vang, học sinh thường đông dần do nhu cầu cho con em luyện tập, phòng chống đuối nước của các bậc phụ huynh tăng lên, một phần do lo lắng từ tin tức về những tai nạn như kể trên.

“Trong quá trình đào tạo, ngoài việc dạy kỹ thuật bơi, chúng tôi còn đặc biệt dạy các em xử lý tình huống khi bị đuối nước hoặc gặp người thân bị đuối nước. Đây là bài học đầu tiên trong chương trình đào tạo nhằm giảm thiểu những tai nạn đuối nước không mong muốn”, thầy Trần Danh Vang, giáo viên giáo dục thể chất trường THCS Ngô Quyền, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội chia sẻ. 

Việt Nam gấp rút thực hiện phòng chống đuối nước ở trẻ em - Ảnh 1.

Nỗi lo tai nạn đuối nước luôn hiện hữu, bởi ước tính toàn cầu có tới 236.000 người chết đuối trong năm 2019, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đây là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em từ 5 đến 14 tuổi ở Tây Thái Bình Dương, và hơn 90% các vụ đuối nước xảy ra tại những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. 

Tại Việt Nam, tử vong do đuối nước ở trẻ em cao hơn các nước trong khu vực và cao gấp 8 lần các nước có thu nhập cao, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nhận định. Mỗi năm có khoảng 2.000 trẻ em Việt Nam dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước, WHO nêu trong một bản tin đăng trước thềm Ngày Thế giới Phòng, chống đuối nước 25/7/2021. 

Thống kê từ thông tin của báo Chính phủ cho thấy, tại 9 tỉnh ở cả miền Bắc, miền Trung, miền Nam và Tây nguyên đã có 27 học sinh tử vong trong vòng 9 ngày (từ 23/4/2022 đến 1/5/2022) do đuối nước khi tắm biển, sông suối hoặc ngã xuống kênh, ao hồ.

Trước đó, cả nước có 89 trẻ tử vong trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 9/2021 do đuối nước, theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đuối nước không phải lúc nào cũng gây tử vong, song trong nhiều trường hợp, nạn nhân sống sót phải sống cả đời với những thương tật, di chứng nghiêm trọng về phổi như suy hô hấp cấp, viêm phổi… do thiếu oxy trong cơ thể. Ngoài ra, người bị đuối nước có thể bị tổn thương não, mất cân bằng dịch thể. 

Sự quản lý lỏng lẻo của gia đình, thiếu nhận biết, thiếu kỹ năng của học sinh là những nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn. Bên cạnh đó, nhiều địa phương thiếu nguồn lực thực hiện công tác phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em.

Kế hoạch hành động quốc gia

Việt Nam coi phòng, chống đuối nước trẻ em là một trong những ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch hành động quốc gia, bản tin WHO dẫn lời bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, cơ quan chủ trì và phối hợp triển khai chương trình phòng, chống đuối nước cho trẻ em.  

Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc Quyết định số 1248/QĐ-TTg ngày 19/7/2021 phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030 với mục tiêu giảm 20% số trẻ tử vong do đuối nước. Những khóa học dạy bơi và kỹ năng an toàn trong môi trường nước sẽ được áp dụng triển khai trên toàn quốc.

Việt Nam gấp rút thực hiện phòng chống đuối nước ở trẻ em - Ảnh 2.

Trong ngành giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lập kế hoạch triển khai chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020 và sẽ tiếp tục rà soát, sửa đổi tiêu chí, xây dựng mô hình trường học an toàn trong giai đoạn tới 2025, Vụ Giáo dục Thể chất nêu trong một bản tin đăng tại trang chủ của Bộ. 

WHO cho biết với hỗ trợ tài chính từ Quỹ Từ thiện Bloomberg và hỗ trợ kỹ thuật từ WHO cùng Tổ chức Vận động chính sách y tế toàn cầu, chương trình phòng, chống đuối nước đã dạy bơi cho khoảng 14.000 trẻ em từ 6-15 tuổi, và dạy kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho hơn 30.200 trẻ em tại 8 tỉnh có tỉ lệ trẻ em đuối nước cao nhất nước.

Nhờ triển khai nhiều giải pháp kết hợp với tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng, Việt Nam đã giảm trung bình 100 trẻ đuối nước mỗi năm, WHO nhận xét và coi đây là kết quả đáng khích lệ. 

“Mặc dù tỷ lệ tử vong do đuối nước đã giảm nhưng giảm chậm và tỷ lệ tử vong còn ở mức cao và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do tai nạn thương tích ở trẻ em”, bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nói trong một bản tin đăng trên cổng thông tin điện tử của Bộ.

Phía trước vẫn còn nhiều việc phải làm, và những lớp học bơi như của thầy giáo Trần Danh Vang sẽ vẫn luôn cần thiết ở một quốc gia nhiệt đới có hơn 3.200 km đường bờ biển, một năm đón trung bình 8-10 cơn bão kèm nhiều trận lũ, và có mùa nước nổi kéo dài bốn tháng ở các tỉnh phía Nam thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.

Tác giả:
Quốc Khánh
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước

VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước

Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) vừa chủ trì tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp ý kiến Dự thảo luật Cấp Thoát nước (lần 02). Tại đây, các chuyên gia đã nêu ra nhiều vấn đề còn tồn đọng và cần được giải quyết trong dự thảo Luật.

Diễn đàn 11/07/2024
Đề xuất cụ thể về Quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước trong dự thảo Luật

Đề xuất cụ thể về Quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước trong dự thảo Luật

Đây là nội dung thu hút sự quan tâm của các đại biểu tại Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Luật Cấp Thoát nước (lần 02) do Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức.

Chính sách 10/07/2024
Việt Nam – Indonesia: Ký kết biên bản ghi nhớ hỗ trợ nâng cao năng lực ngành nước

Việt Nam – Indonesia: Ký kết biên bản ghi nhớ hỗ trợ nâng cao năng lực ngành nước

Ngày 22/6/2024 tạị Indonesia, TS. Nguyễn Ngọc Điệp - Chủ tịch Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) và ngài Agus Fatoni - Cục trưởng Cục Tài chính Khu vực, Bộ Nội vụ Indonesia (MOHA); Quyền Thống đốc tỉnh Nam Sumatra đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác, hỗ trợ, nâng cao năng lực ngành nước Việt Nam – Indonesia.

Quốc tế 23/06/2024
Hà Nội xây bể điều tiết ngầm chống ngập lụt

Hà Nội xây bể điều tiết ngầm chống ngập lụt

Để khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ, Hà Nội triển khai dự án xây bể ngầm chống ngập lụt tại một số khu vực trên địa bàn Thủ Đô. Dự án do UBND quận Hoàn Kiếm đề xuất và được UBND TP Hà Nội thống nhất chủ trương.

Tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nước ngầm tại Việt Nam

Tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nước ngầm tại Việt Nam

Bài viết trình bày việc tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nguồn nước ngầm tại Việt Nam nhằm nâng cao độ chính xác và hợp lý trong tính toán, đánh giá; tối ưu cơ chế vận hành, khai thác nước ngầm; đồng thời thiết lập hiệu quả các chính sách quản lý có liên quan đảm bảo sử dụng nước ngầm bền vững.

GS.TS Trần Đức Hạ: “Thoát nước là vấn đề cấp thiết”

GS.TS Trần Đức Hạ: “Thoát nước là vấn đề cấp thiết”

Những năm gần đây, mỗi khi mưa lớn, nhiều con phố trên thành phố Hà Nội diễn ra tình trạng úng ngập cục bộ do hệ thống thoát nước không ổn định và chất lượng suy giảm. Do đó, vấn đề thoát nước cần được quan tâm nhiều hơn và đưa ra giải pháp cụ thể cần sớm được giải quyết.

Sông Tô Lịch và những kỳ vọng cho tương lai

Sông Tô Lịch và những kỳ vọng cho tương lai

Sông Tô Lịch thường xuyên đối mặt với tình trạng ngập tràn rác thải sinh hoạt lẫn các chất thải hóa học gây khó chịu cho người dân xung quanh và người tham gia giao thông. Do đó, những nỗ lực thay đổi của các cấp chính quyền địa phương được kỳ vọng sẽ thay đổi bộ mặt của dòng sông lịch sử này.

Giải quyết tình trạng đô thị “Cứ mưa lớn là ngập úng”

Giải quyết tình trạng đô thị “Cứ mưa lớn là ngập úng”

Đầu tháng 5 vừa qua, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) một lần nữa đối mặt với tình trạng úng ngập cục bộ tại hầu hết các tuyến phố. Thực tế này đòi hỏi các đô thị lớn trong đó có TP.HCM cần tìm ra lời giải cụ thể nhằm chấm dứt và giải quyết tình trạng “cứ mưa lớn là ngập úng”.

Thủ tướng thăm hỏi người dân vùng khô hạn Ninh Thuận, kiểm tra công trình thuỷ lợi Tân Mỹ

Thủ tướng thăm hỏi người dân vùng khô hạn Ninh Thuận, kiểm tra công trình thuỷ lợi Tân Mỹ

Trưa 28/4, nhân chuyến công tác tại Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành thời gian đến thăm hỏi, động viên người dân bị ảnh hưởng bởi hạn hán; thị sát, kiểm tra công trình thuỷ lợi Tân Mỹ và các giải pháp ứng phó của tỉnh.

Top