
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtSự tàn phá của chiến tranh và đại dịch đã làm tăng lo ngại về việc thiếu đất canh tác ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), bản tin Reuters viết từ tiểu vương quốc Sharjah ngày 15/2 cho hay.
"Các trục trặc với chuỗi cung ứng trong vài năm qua do đại dịch COVID và chiến tranh Ukraine-Nga đã thúc đẩy việc trồng lúa mì", bản tin dẫn lời Khalifa Alteneiji, Chủ tịch Bộ Nông nghiệp và Chăn nuôi của Sharjah, cho hay.
UAE, gồm bảy tiểu vương quốc, đã nhập khẩu 1,7 triệu tấn lúa mì vào năm 2022, trong đó Sharjah nhập 330.000 tấn, theo số liệu của chính phủ.
UAE nhập khẩu 90% lượng thực phẩm của nước này. (Ảnh: Rula Rouhana/Reuters)
Trang trại Mleiha dự kiến sẽ đạt sản lượng khoảng 1.600 tấn mỗi năm, một bước tiến tới tham vọng lớn hơn của nước sản xuất dầu vùng Vịnh nhằm tăng cường trồng trọt.
Các quan chức cho biết chi phí năng lượng để sản xuất 18.000 m3 nước khử muối dùng cho tưới tiêu mỗi ngày sẽ tăng ít hơn khi dự án mở rộng quy mô.
UAE, nơi sẽ tổ chức hội nghị khí hậu COP28 năm nay, đã có kế hoạch sản xuất thực phẩm tái chế nước và giảm chất thải.
Hệ thống tưới tiêu được sử dụng cho trang trại. (Ảnh: Rula Rouhana/Reuters)
Theo kế hoạch, trang trại Mleiha không sử dụng thuốc trừ sâu, hóa chất và hạt giống biến đổi gen sẽ mở rộng lên 1.400 hecta vào năm 2025 và tiến tới 1.900 hecta.
Trang trại sử dụng trí tuệ nhân tạo và hình ảnh nhiệt để thu thập dữ liệu về thời tiết và thổ nhưỡng nhằm điều chỉnh tốc độ tưới và theo dõi sự tăng trưởng.
Dự án bao gồm các cánh đồng thử nghiệm của 35 loại lúa mì khác nhau từ khắp nơi trên thế giới trải rộng trên hai hecta để khám phá khả năng tương thích với đất và thời tiết của UAE.
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Research Letters, dòng hải lưu mạnh nhất thế giới có thể suy giảm tới 20% vào năm 2050 nếu lượng khí thải tiếp tục ở mức cao, làm gia tăng tốc độ tan băng ở Nam Cực và mực nước biển dâng.
Theo CNN, đảo quốc Nauru ở Thái Bình Dương đã quyết định khởi xướng sáng kiến "hộ chiếu vàng" với mục đích gây quỹ tài trợ ứng phó với biến đổi khí hậu.
Liên Hợp Quốc công bố 2025 là Năm quốc tế bảo tồn sông băng, kèm theo tuyên bố Ngày nước thế giới năm nay có chủ đề Bảo tồn các dòng sông băng. Đây là dịp nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò của sông băng, tuyết và băng đối với khí hậu và chu trình thủy văn, cũng như tác động kinh tế, xã hội, môi trường.
Theo thống kê, tổng công suất các nhà máy cấp nước ở Việt Nam đạt 13,2 triệu m3/ngđ, tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch 94%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch 15,5%. Với nhu cầu xử lý nước ngày càng tăng, dư địa đầu tư vào thị trường ngành Nước của Việt Nam còn lớn, nhất là trong lĩnh vực công nghệ.
Sau một thập kỷ xây dựng, dự án "siêu cống" Thames Tideway của London cuối cùng đã hoàn thành. Hệ thống cống ngầm quy mô lớn này, với chi phí đầu tư đạt 5 tỷ bảng Anh (tương đương 6,3 tỷ USD), hứa hẹn sẽ cách mạng hóa hệ thống xử lý chất thải của thành phố.
Hội Cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) và Hội nước Hungary vừa có buổi gặp gỡ, bàn bạc kế hoạch hợp tác trong thời gian tới.
Được sự giới thiệu của Đại sứ quán Bỉ, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có buổi làm việc với doanh nghiệp ngành Nước đến từ Bỉ nhằm kết nối và thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa doanh nghiệp hai nước.
Tuần lễ ngành Nước Việt Nam 2024 là năm thứ 3 được Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức. Qua thời gian, sự kiện ngày càng chứng minh được vị trí, khẳng định uy tín của thương hiệu Vietnam Water Week và xứng đáng là sự kiện tâm điểm của ngành Nước Việt Nam hàng năm.
Đây là nội dung chính được thảo luận trong cuộc gặp mặt giữa Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) với Hội Công trình Nước và Nước thải Hàn Quốc (Hội nước Hàn Quốc) và Tổng Công ty Tài nguyên Nước Hàn Quốc (K-Water) vào sáng 28/11 vừa qua.