Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

TP. Hồ Chí Minh cải thiện năng lực thoát nước chống ngập

20/06/2022 11:21

Thành phố Hồ Chí Minh, đô thị lớn nhất nước, hiện vẫn gặp phải úng ngập cục bộ sau mỗi đợt mưa lớn khi một dự án lớn chống ngập đã trễ hẹn nhiều năm.

TP. Hồ Chí Minh cải thiện năng lực thoát nước chống ngập - Ảnh 1.

Dự án có kinh phí 10.000 tỷ đồng nhằm giải quyết ngập do triều cho vùng bờ hữu sông Sài Gòn với phạm vi 570 km2, dự kiến có 6,5 triệu người dân được hưởng lợi, đã khởi công 6 năm trước song đến nay vẫn ngổn ngang nhiều hạng mục, báo Đại Đoàn Kết đưa tin ngày 26/4/2022.

Trước đó, trong tháng 3/2022, ông Nguyễn Huy Bình, Trưởng Phòng Kế hoạch đầu tư, Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Hạ tầng Đô thị TP.HCM, nói tại một cuộc họp báo rằng thành phố quyết tâm hoàn thành cơ bản dự án trong năm 2022 và quyết toán trong năm 2023.

Tuy nhiên, nhà đầu tư cho biết, Phụ lục Hợp đồng BT gia hạn thời gian thực hiện Dự án (Phụ lục Hợp đồng cũ đã hết hạn hơn 2 năm) vẫn chưa được Ủy ban Nhân dân TP.HCM ký kết, do đó thời gian dự án hoàn thành vẫn bỏ ngỏ.

TP.HCM là một trong 10 thành phố chịu nhiều ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu nhất thế giới.

Ngập sau mưa lớn

Do ảnh hưởng của áp thấp, trong tháng 5/2022, TP.HCM liên tục xuất hiện những cơn mưa lớn kéo dài. Nhiều nơi ngập trong “biển” nước, khiến việc đi lại trở nên hết sức khó khăn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của người dân tại đây, báo Tiền Phong đưa tin.

TP. Hồ Chí Minh cải thiện năng lực thoát nước chống ngập - Ảnh 2.

“Ở đây buôn bán bữa được bữa không vì cứ mưa là ngập. Mưa lớn tầm nửa tiếng là nước tràn mặt đường lên vỉa hè. Các con hẻm thì nước chảy như suối nên không làm ăn được gì”, chị Bùi Thị Ngọc Hải, chủ một cửa hàng trên đường Nguyễn Văn Quá, quận 12, nói với phóng viên báo Tiền Phong.

Ngập lụt, có nơi sâu cả mét, cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân tại nhiều tuyến đường khác như Tô Ngọc Vân (thành phố Thủ Đức), Hồ Học Lãm (quận Bình Tân), Phan Huy Ích (quận Gò Vấp), Trần Xuân Soạn và Lê Văn Lương (quận 7)... Nhiều người phải dắt bộ do xe chết máy. Các cửa hàng, nhà dân phải đóng cửa, sử dụng ván gỗ, máy bơm, tát nước thủ công nhằm ngăn nước chảy vào.

TP. Hồ Chí Minh cải thiện năng lực thoát nước chống ngập - Ảnh 3.

Nhiều thách thức

Do biến đổi khí hậu, dự báo diện tích ngập của TP.HCM đến cuối thế kỷ XXI là 128 km2, 204 km2 và 473 km2 tương ứng với mực nước biển dâng là 65 cm, 75 cm và 100 cm, báo Tuổi Trẻ dẫn thông số từ cuộc họp báo hồi tháng 3 về tình hình phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi phát triển kinh tế thành phố.

Do đó, khả năng để kiểm soát ngập 100% không thể thực hiện được. Các quốc gia tiên tiến nhất thế giới vẫn cần tiếp tục nghiên cứu triển khai một chiến lược quản lý ngập lụt một cách bền vững, thân thiện với môi trường và ít tốn kém nhất.

Đối với TP.HCM, việc triển khai các dự án xây dựng, quy hoạch hệ thống mạng lưới thoát nước là ưu tiên hàng đầu nhằm nâng cao khả năng phòng, chống ngập úng của thành phố. Nhưng việc giải quyết triệt để ngập lụt đang gặp rất nhiều khó khăn.

TP. Hồ Chí Minh cải thiện năng lực thoát nước chống ngập - Ảnh 4.

Một là, TP.HCM nằm ở nơi có địa hình thấp, với 75% diện tích có cao độ dưới +2m, chịu tác động trực tiếp dòng chảy lũ từ thượng lưu thông qua các sông Đồng Nai, Sài Gòn cũng như những tác động trực tiếp từ triều biển Đông;

Hai là, nhiều công trình thoát nước đã xuống cấp hoặc bị xâm hại;

Ba là, nguồn vốn hạn hẹp nên việc triển khai quy hoạch hệ thống tiêu thoát nước cục bộ và diện rộng chưa thể triển khai đồng bộ.

Nhằm cải thiện chất lượng thoát nước của thành phố cũng như thực hiện Đề án chống ngập và xử lý nước thải giai đoạn 2020-2045, UBND thành phố đã đề ra 5 nhóm giải pháp, báo Công An Nhân Dân dẫn lời ông Trần Như Quốc Bảo, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM, nói tại buổi họp báo hồi tháng 3/2022.

Các nhóm giải pháp gồm nâng cao chất lượng quy hoạch, hiệu quả quản lý quy hoạch; Tập trung thực hiện các giải pháp công trình; Rà soát, bổ sung chính sách thu hút các nguồn lực đầu tư; cải cách thủ tục hành chính đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình giảm ngập; Tăng cường hợp tác khoa học công nghệ và phát huy vai trò của các tổ chức chính trị-xã hội trong công tác tuyên truyền vận động nhân dân, theo bài đăng báo Công An Nhân Dân hôm 25/3/3022.

Dự án thoát nước mới 

TP. Hồ Chí Minh cải thiện năng lực thoát nước chống ngập - Ảnh 5.

TP.HCM sẽ khởi công Dự án cải thiện hệ thống thoát nước, nước thải và thích ứng biến đổi khí hậu tại lưu vực Tây Sài Gòn vào năm 2023 và hoàn thành năm 2028 nhằm thực hiện Kế hoạch chống ngập và xử lý nước thải giai đoạn 2020-2030, báo Đại Đoàn Kết đưa tin.

Trong định hướng quy hoạch chống ngập và xử lý nước thải giai đoạn 2020–2025, TP.HCM đặt chỉ tiêu 80% tổng lượng nước thải trở lên được thu gom, xử lý đúng quy chuẩn, sẽ tăng lên 95% vào giai đoạn 2026-2030, còn 80% dân số đô thị được hưởng dịch vụ thoát nước tới cuối 2025, và tăng lên 90% tới 2030.

Thành phố sẽ xây dựng các đoạn đê bao xung yếu tại quận Thủ Ðức, cống kiểm soát trên sông Kinh, rạch Tra, Vàm Thuật, Nước Lên; tuyến kè kênh Tẻ quận 7, báo Đại Đoàn Kết đưa tin.

Bảy trục tiêu thoát nước chính sẽ được cải tạo trong giai đoạn đến 2025 là rạch Bà Tiếng, rạch Xóm Củi, Bà Lớn, Thủ Ðào, Ông Bé, Thầy Tiêu cùng với việc xây dựng tuyến kè bờ kênh Tham Lương - Bến Cát - Nước Lên.

TP. Hồ Chí Minh cải thiện năng lực thoát nước chống ngập - Ảnh 6.

•  Bài Hoàng Long

Tác giả:
Hoàng Long
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Bộ Xây dựng: Lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước

Bộ Xây dựng: Lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước

Ngày 16/8/2024, tại Đà Nẵng, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội nghị Lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn chủ trì.

Chính sách 18/08/2024
VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước

VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước

Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) vừa chủ trì tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp ý kiến Dự thảo luật Cấp Thoát nước (lần 02). Tại đây, các chuyên gia đã nêu ra nhiều vấn đề còn tồn đọng và cần được giải quyết trong dự thảo Luật.

Diễn đàn 11/07/2024
Đề xuất cụ thể về Quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước trong dự thảo Luật

Đề xuất cụ thể về Quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước trong dự thảo Luật

Đây là nội dung thu hút sự quan tâm của các đại biểu tại Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Luật Cấp Thoát nước (lần 02) do Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức.

Chính sách 10/07/2024
Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ 1/7: Bước tiến mới trong bảo vệ tài nguyên nước

Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ 1/7: Bước tiến mới trong bảo vệ tài nguyên nước

Ngày 1/7/2024 đánh dấu một mốc quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên nước khi Luật Tài nguyên nước 2023 được Quốc hội XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6 chính thức có hiệu lực.

Trình Chính phủ dự án Luật Cấp Thoát nước vào tháng 1 năm 2025

Trình Chính phủ dự án Luật Cấp Thoát nước vào tháng 1 năm 2025

Luật Cấp Thoát nước do Bộ Xây dựng chủ trì soạn thảo có thời hạn trình Chính phủ vào tháng 1 năm 2025, thời hạn trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là tháng 2 năm 2025.

Chính sách 28/06/2024
Hà Nội xây bể điều tiết ngầm chống ngập lụt

Hà Nội xây bể điều tiết ngầm chống ngập lụt

Để khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ, Hà Nội triển khai dự án xây bể ngầm chống ngập lụt tại một số khu vực trên địa bàn Thủ Đô. Dự án do UBND quận Hoàn Kiếm đề xuất và được UBND TP Hà Nội thống nhất chủ trương.

Sớm hướng dẫn hoạt động đầu tư theo phương thức PPP trong lĩnh vực thoát nước

Sớm hướng dẫn hoạt động đầu tư theo phương thức PPP trong lĩnh vực thoát nước

Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng nay 04/6/2024, các đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm ban hành thông tư hướng dẫn hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong lĩnh vực thoát nước, xử lý nước thải và chất thải.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đã đến lúc chúng ta cần có tuyên ngôn về nước

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đã đến lúc chúng ta cần có tuyên ngôn về nước

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, cần có tuyên ngôn với bà con nông dân ĐBSCL và cả nước rằng: Chúng ta không phải là một quốc gia dư thừa nước, nước sẽ ngày càng khan hiếm hơn.

Tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nước ngầm tại Việt Nam

Tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nước ngầm tại Việt Nam

Bài viết trình bày việc tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nguồn nước ngầm tại Việt Nam nhằm nâng cao độ chính xác và hợp lý trong tính toán, đánh giá; tối ưu cơ chế vận hành, khai thác nước ngầm; đồng thời thiết lập hiệu quả các chính sách quản lý có liên quan đảm bảo sử dụng nước ngầm bền vững.

Top