
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtBà Trương Thị Xanh, xã An Hải, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi, tích trữ nước sinh hoạt khi mùa khô đến. Ảnh: Phạm Cường/TTXVN
Huyện đảo với dân số trên 22.000 người có hai công trình cung cấp nước sạch, hồ chứa nước Thới Lới dung tích 270.000 m3 tưới cho 60 ha đất nông nghiệp và hơn 2.000 giếng đào, giếng khoan, trong khi diện tích đất sản xuất nông nghiệp là hơn 300 ha, bản tin TTXVN cho hay.
Vào mùa nắng nóng, lượng nước ngầm ở Lý Sơn sụt giảm và nhiễm mặn, gây nhiều khó khăn cho sản xuất, sinh hoạt của người dân. Nguồn nước ngầm khan hiếm cùng với việc ồ ạt đào, khoan giếng phục vụ sản xuất nông nghiệp trong những năm qua khiến nguồn nước ngầm trên đảo ngày càng cạn kiệt.
Gia đình ông Lê Văn Kính (thôn Tây An Hải) có 6 sào đất nông nghiệp, trước đây chỉ trồng tỏi một đợt vào vụ Đông - Xuân. Để gia tăng hiệu quả sản xuất, gia đình ông đã trồng thêm 2 đợt hành tím vào mùa hè; đầu tư thêm giếng bơm và hệ thống tưới nước tự động do cây hành trồng trên cát biển cần phải tưới nước thường xuyên trong chu kỳ phát triển.
Ông Kính cho biết, đến mùa nắng, nguồn nước giếng ở địa phương bị nhiễm mặn. Nếu dùng nguồn nước này tưới, cây hành không phát triển được. Nhiều vụ, do nước nhiễm mặn, người nông dân mất trắng.
Cách chân ruộng ông Kính không xa, ông Dương Quyến (thôn Đông An Hải) đang chăm sóc vườn hành. Ông Quyến chia sẻ, những năm trước, ông trồng hai vụ hành tím. Tuy nhiên, năm nay, do thời tiết nắng nóng bất thường, ông chỉ trồng một vụ.
Nước cạn trong lòng giếng tại huyện đảo Lý Sơn, nơi có hơn 2.000 giếng khoan và giếng đào. Ảnh: Phạm Cường/TTXVN
Huyện đảo Lý Sơn có diện tích hơn 10 km2. Hiện trên đảo có tới hơn 2.000 giếng khoan và giếng đào, so với hơn 500 giếng hồi năm 2014. Tình trạng khai thác quá mức nguồn nước ngầm khiến lượng nước ngọt trên đảo suy kiệt, nhiễm mặn.
Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn Phạm Thị Hương cho biết, vào mùa nắng nóng, nguồn nước ngọt trên đảo Lý Sơn chỉ đủ phục vụ khoảng 50% nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Để khắc phục tình trạng thiếu nước, huyện đã tận dụng miệng núi lửa Thới Lới làm hồ chứa dự trữ nước (dung tích chứa 270.000 m3) nhưng chỉ đủ tưới cho 60 ha đất nông nghiệp.
Địa phương đã tăng cường tuyên truyền người dân và du khách sử dụng nước tiết kiệm; vận động bà con hạn chế trồng các loại cây cần phải tưới nước thường xuyên trong mùa khô; giảm diện tích đất nông nghiệp, phát triển các loại hình dịch vụ, du lịch trên đảo.
Bà Phạm Thị Hương nhấn mạnh, Nghị quyết 26-NQ/TW, ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định phát triển huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trở thành trung tâm du lịch biển, đảo.
Do vậy, thời gian tới, huyện không chỉ phát triển mạnh về hạ tầng mà áp lực về gia tăng dân số và khách du lịch tăng cao khiến nhu cầu nguồn nước cho sản xuất, sinh hoạt lại càng trở nên cấp thiết hơn. Vì vậy, tỉnh cần sớm có giải pháp để Lý Sơn có nguồn nước bền vững.
Người dân ở đảo Lý Sơn khoan giếng kéo đường ống tưới nước cho diện tích đất nông nghiệp. Ảnh: Phạm Cường/TTXVN
Trao đổi với phóng viên TTXVN, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi Võ Quốc Hùng cho biết, Sở đã phối hợp với chính quyền địa phương khảo sát thực trạng thiếu nước sinh hoạt trên đảo Lý Sơn và tìm giải pháp khắc phục.
Khảo sát ban đầu cho thấy, nguồn nước mặt của huyện có khoảng 9 triệu m3, trừ đi lượng nước bốc hơi và ngấm vào lòng đất, lượng nước chảy tràn trên bề mặt ra biển khoảng 3 triệu m3.
Sau khi phân tích thêm các phương án như: khai thác nước ngầm, lọc nước biển, Sở đã chọn giải pháp tối ưu nhất, dễ thực hiện và ít tốn kém là tận dụng khai thác tối đa lượng nước chảy tràn ra biển, thu gom lượng nước này vào các bể để cấp cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của người dân.
Dự kiến trong quý 2/2023, Sở sẽ đề xuất UBND tỉnh về giải pháp kỹ thuật, nguồn kinh phí công trình thu gom và trữ nước mặt.
Trước mắt, ngành Nông nghiệp tỉnh khuyến cáo, địa phương cần tăng cường trồng cây xanh tạo môi trường sinh thái, góp phần giữ nước ngầm cho huyện đảo Lý Sơn; vận động người dân đầu tư bể trữ hộ gia đình tự cung ứng, góp phần khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt trên đảo.
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã xây dựng và triển khai nhiều phương án để vận hành liên tục, đảm bảo cung cấp nước sạch cho hơn 10 triệu người dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong mùa mưa bão.
Với chủ đề “Thành phố chống chịu lũ lụt: Thích ứng với biến đổi khí hậu”, Tuần lễ Nước Singapore (SIWW) 2025 đã diễn ra từ ngày 23 đến 25/6/2025. Đại diện Hội Cấp Thoát nước Việt Nam, Phó Chủ tịch Hạ Thanh Hằng tham dự sự kiện.
Ngày 19/6/2025, Công ty CP Nước BIWASE Cần Thơ cho biết đã chính thức khánh thành và đưa vào vận hành Nhà máy nước Cần Thơ 3 với công suất 50.000 m³/ngày đêm. Dự án đánh dấu bước tiến trong việc nâng cao năng lực cấp nước đô thị, đáp ứng nhu cầu dân sinh và phát triển kinh tế xã hội của TP Cần Thơ và vùng phụ cận.
Ngày 29/5/2025, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã tổ chức lễ ký kết hợp tác với Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (QUATEST 3).
Đó là lời khẳng định về tầm quan trọng của quy hoạch thoát nước trong quy hoạch đô thị của ThS. Trương Minh Ngọc - Phó Phòng Quản lý kỹ thuật, Viện Quy hoạch Đô thị & Nông thôn, Bộ Xây dựng.
Sáng ngày 24/5/2025, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) phối hợp với Công ty CP Cấp nước tỉnh Lào Cai và chính quyền địa phương tổ chức lễ khánh thành và bàn giao hệ thống cấp nước sinh hoạt công suất 300m³/ngày đêm phục vụ khu tái định cư Làng Nủ (Lào Cai) sau thiên tai.
UBND tỉnh Long An vừa công bố kế hoạch đầu tư xây dựng 11 trạm xử lý nước thải (XLNT) sinh hoạt tập trung tại các đô thị trên địa bàn tỉnh, nhằm từng bước khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài và thiếu hụt hạ tầng thu gom, xử lý nước thải.
Ngày 05/5/2025, lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có buổi làm việc với đoàn tư vấn dự án của Australia nhằm khảo sát, xây dựng dự án “Nâng cao năng lực thích ứng Biến đổi khí hậu và Cấp nước sinh hoạt nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”
Để đạt mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030, Việt Nam cần huy động hiệu quả mọi nguồn lực phát triển. Trong đó, ngành Nước với vai trò thiết yếu không chỉ phụ thuộc vào ngân sách nhà nước mà cần đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư với các doanh nghiệp hoạt động độc lập, minh bạch, bền vững về tài chính.