Nhiệt độ
Thú du ngoạn sông hồ của các vị vua chúa Việt
Ở nước ta thời xưa, đường xá không phát triển, sông ngòi nhiều, nên di chuyển bằng thuyền là thuận tiện nhất.
Các triều vua Việt không chỉ dùng thuyền chuyên chở, đem quân đi đánh dẹp, mà còn làm phương tiện phục vụ thú vui ngao du, thăm thú, thư giãn. Vua Lý Anh Tông (1136-1175) thường xuyên tuần du khắp đất nước. “Đại Việt sử ký toàn thư” chép sự kiện năm 1171 đã viết: “Vua đi tuần các hải đảo, xem các hình thế núi sông, muốn biết dân tình đau khổ và đường đi xa gần thế nào”.
Khi cử Tô Hiến Thành làm Đô tướng, Đỗ An Di làm phó, đem hai vạn quân đi tuần các nơi ven biển Tây Nam, vua Lý Anh Tông cũng thân hành cưỡi thuyền đi tiễn đến cửa biển Thần Đầu ở Đại An (nay là cửa biển Thần Phù, Nga Sơn, Thanh Hóa) mới trở về. Tháng 2 năm 1172, vào mùa xuân, vua Lý Anh Tông đi tuần các hải đảo ở địa giới các phiên bang Nam Bắc, vẽ bản đồ và “ghi chép phong vật rồi về”.
Còn với vua Lý Cao Tông (1173-1210), “Toàn thư” từng viết: “Vua ngự đi khắp núi sông, phàm ngự đến đâu mà có thần linh đều cho phong hiệu và lập miếu để thờ". Các vua Lý dùng thuyền ngược sông Đà, sông Hồng, hay sông Mã để tuần thú, bắt voi… Những sự kiện này đều được sử sách ghi chép đầy đủ.
Khi trong nước đã loạn lạc, đường xá không thông, vua Lý Cao Tông đã sai làm hành cung Ứng Phong, Hải Thanh ở đầm Ứng Minh, hàng ngày cùng bọn cung nữ đi chơi bời làm vui, rồi lấy thuyền to làm thuyền ngự, lấy thuyền bé chia làm hai đội, sai bọn cung nữ, phường tuồng chèo thuyền, vua dẫn bọn tả hữu bắt chước nghi vệ thiên tử như khi vua ngự đi chơi.
Các vua nhà Trần vốn xuất thân từ nghề đánh cá, nên hoàng gia, quý tộc thường sống trên thuyền. Hội nghị Bình Than nổi tiếng cũng được tổ chức trên sông nước.
Khi lớn tuổi, các vua Trần thường nhường ngôi cho thái tử, lên làm Thái thượng hoàng, lui về sống tại phù Thiên Trường, coi đây như kinh đô thứ hai của nhà Trần. Do đó, con đường thủy từ Thăng Long về Thiên Trường luôn tấp nập thuyền bè “trẩy việc triều đình”, như khi vua Trần Anh Tông (1276-1320) vì say rượu bị Thượng hoàng Trần Nhân Tông (1258-1308) quở phạt, trong đêm đã phải “lấy thuyền nhẹ đi suốt đêm về Thiên Trường” để kịp ra mắt Thượng hoàng sáng hôm sau.
Vua Trần Minh Tông (1300-1357) khi làm thượng hoàng, cũng đi tuần thú lên tận đạo Đà Giang (vùng Sơn La, Lai Châu ngày nay), rồi đích thân đi đánh man Ngưu Hống. Chuyến này, khi thuyền của vua về đến sông Bạch Hạc, giữa sông có đá ngầm dọc theo dòng chảy, thuyền thường bị chạm phải hay mắc cạn. Nghe nói thần sông ấy là Phụ Vũ Đại vương, Thượng hoàng khấn thầm: “Nếu thuyền ngự đi được an toàn thì sẽ khen thưởng”, nhưng sau đó lại quên mất lời hứa này. Về sau khi Hưng Hiếu vương đi đánh man Đà Giang, đỗ thuyền trên sông Bạch Hạc, đêm thấy thần báo mộng rằng: “Năm trước vua có lệnh khen thưởng mà đến nay vẫn chưa thấy gì”. Hưng Hiếu Vương về tâu lại, Thượng hoàng bèn phong thêm cho thần hai chữ mỹ tự và khen rằng “Quỷ thần thiêng liêng, ứng nghiệm, quả không sai là ngoa vậy!”.
Trong với các vị vua nước Việt, thượng hoàng Trần Nhân Tông là người chu du xa nhất, khi ngài đi chơi sang tận Chiêm Thành. “Toàn thư” chỉ cho biết vắn tắt sự kiện diễn ra vào năm 1301, chuyến đi kéo dài trong khoảng 9 tháng. Sử không viết rõ về chuyến đi của Thượng hoàng, nhưng rõ ràng phái đoàn phải đi bằng đường biển, như cách mà Trần Khắc Chung đã thực hiện khi giải cứu Huyền Trân công chúa từ Chiêm Thành về sau đó.
Đấy là việc ngao du nước ngoài, còn ở trong nước, Trần Nhân Tông cũng là người yêu thích thưởng ngoạn sông suối. Khi đã lên làm Thượng hoàng, có lần ngài ngự đến Vũ Lâm (Yên Khánh, Ninh Bình) vào chơi hang đá, cửa núi đá hẹp. Thượng hoàng ngự chiếc thuyền nhỏ, Tuyên Từ thái hậu ngồi đằng đuôi thuyền, ngài cho gọi Văn Túc vương Trần Đạo Tái (con trai Chiêu Minh vương Trần Quang Khải) lên mũi thuyền, chỉ để một người chèo thuyền thôi.
Đọc đến đoạn này trong cổ sử, chúng ta có thể tưởng tượng cảnh Thượng hoàng và người thân đi chơi như ngày nay ta lướt thuyền tham quan cảnh đẹp vùng Tam Cốc – Bích Động vậy.
Hồ Tây là một thắng cảnh của kinh thành Thăng Long, nên từ thời Lý, các vị vua đã lập hành cung để thưởng ngoạn, các vua thời Trần hay các chúa Trịnh cũng thường lên thuyền trên hồ dạo chơi.
Do đó mới có chuyện, năm 1339, đúng vào đêm Trung Thu, con của Thượng hoàng Trần Hiến Tông (1319-1341) là hoàng tử Hạo đi thuyền chơi Hồ Tây bị chết đuối, mãi mới vớt được ở lỗ cống đơm cá. Thượng hoàng sai thầy thuốc Trâu Canh cứu chữa, tuy hoàng tử sống được nhưng bị ảnh hưởng đến chuyện sinh nở, đó chính là vua Trần Dụ Tông (1336-1369) sau này.
Khi triều Trần suy vi, vua Trần Dụ Tông lại thường chìm đắm trong những thú chơi xa xỉ. Vua rất thích các cảnh hồ, đã cho đào hồ ở vườn ngự trong hậu cung, trong hồ xếp đá làm núi, bốn mạch đều khai ngòi cho chảy thông nhau. Trên bờ hồ trồng thông, tre và các thứ hoa thơm cỏ lạ. Lại nuôi chim quý, thú lạ trong đó. Phía Tây hồ trồng hai cây quế, dựng điện Song Quế. Rồi lại đào một hồ nhỏ khác, sai người Hải Đông (vùng Hải Phòng – Quảng Ninh ngày nay) chở nước mặn chứa vào đó, đem các thứ hải vật như đồi mồi, cua, cá nuôi trong hồ. Lại sai người Hóa Châu (vùng Thừa Thiên ngày nay) chở cá sấu đến thả vào đó. Rồi còn đào hồ Thanh Ngư để thả cá thanh phụ (cá giếc).
Đến cuối đời, vua Trần Dụ Tông vẫn còn mê đi chơi sông ngòi. Tháng 6 năm 1366, nhà vua ngự thuyền nhỏ đến chơi nhà Thiếu úy Trần Ngô Lang ở hương Mễ Sở (Văn Giang, Hưng Yên ngày nay), đến canh ba mới về. Khi về tới sông Chử Gia thì bị cướp mất ấn báu, gươm báu. Vua thấy điềm xấu này, tự biết mình không sống lâu, càng thả sức chơi bời, nên chẳng mấy mà qua đời.
Thượng hoàng Trần Minh Tông cũng từng gặp một tai nạn sau chuyến đi chơi bằng đường sông. Đó là khi ngài về viếng đền thờ Quốc phụ thượng tể Huệ Vũ Đại vương Trần Quốc Chẩn trên núi Kiệt Đặc (Chí Linh, Hải Dương). Khi trở về, trong thuyền ngự có con ong vàng đốt vào má bên trái của Thượng hoàng, khiến ngài bị bệnh rồi sau đó băng hà.
Giống các vua Trần, các vua thời Lê thường đi đường sông về bái yết lăng mộ tổ tiên ở Lam Kinh (Thọ Xuân, Thanh Hóa). Bên cạnh những lần xuất quân chinh phạt, như chiến dịch đánh Chiêm Thành năm 1471, vua Lê Thánh Tông (1442-1497) nhiều lần ngự thuyền đi tuần du các địa phương.
Các chuyến tuần du của vua chúa nước ta còn được lưu lại qua những bức văn bia, như bài thơ của Lê Thánh Tông khắc trên núi Truyền Đăng ở Hạ Long, Quảng Ninh năm 1468, nhân chuyến tuần du ra lộ An Bang để duyệt quân. Lưu giữ bút tích quý giá của vị vua anh minh có văn tài và võ trị, núi Truyền Đăng mang tên núi Bài Thơ đến ngày nay.
Cuối triều Lê sơ, vua Lê Tương Dực (1495-1516) lại nổi tiếng ăn chơi sa đọa. Sử chép, ông cho xây cất cung điện hoành tráng nối từ sông Tô Lịch mạn Bắc Hoàng thành kéo dài lên Hồ Tây. “Lại làm thuyền chiến, sai thợ vẽ kiểu, sai bọn nữ sử khỏa thân chèo ở hồ Tây, vua cùng chơi, lấy làm vui thích lắm”, “Toàn thư” viết vậy và mô tả thêm: “Người thợ Vũ Như Tô làm điện to hơn trăm nóc, hết tiệt tiền của và sức dân trong nước. Lại làm đài 9 đợt, trước điện đào hồ thông với sông Tô Lịch để dẫn nước vào, thả thuyền Thiên Quang để đi chơi”.
Chúa Trịnh Sâm (1739-1782) được sử sách ghi nhận là người say mê Hồ Tây, đã xây Bắc cung bên hồ để nghỉ mát, trong cung có cái ao gọi là Long Trì rộng nửa dặm, là bối cảnh để nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết tiểu thuyết “Đêm hội Long Trì” đã được dựng thành phim.
Mô tả về Long Trì rất sang trọng: “Trong ao trồng rất nhiều hoa sen, hoa súng. Ven ao đắp đất trồng đá làm núi, chỗ cao chỗ thấp, dàn đặt có hình thế. Có những chỗ khuỷu để cho nhạc công ngồi đàn sáo. Bờ ao trồng mấy trăm cây phù dung, treo đèn ở trên. Sóng trăng dập dờn, trông xa tựa hàng vạn ngôi sao sáng. Nội thị từ tam phẩm trở lên, chít khăn mặc áo như đàn bà, bày hàng ở rìa đường, bán những tạp hóa cùng các đồ hoa quả, chả, rượu, thức gì cũng có, chồng chất như núi... Nửa đêm chúa ngự đến ao, xuống thuyền. Quan hầu và các phi thiếp gõ ván hò reo, đi lại vùn vụt và lênh đênh trên sông. Chợt lúc lại đánh đàn, lại thổi sáo, lại ca hát, tiếng vang lanh lảnh, khiến người tưởng như lên chơi cung Quảng Hàn mà nghe khúc nhạc Quân Thiên. Chúa nhìn ngắm lấy làm vui sướng, mãi đến gà gáy mới về”.
“Vũ Trung tùy bút” của Phạm Đình Hổ cũng kể về thú thưởng ngoạn Tây Hồ của chúa Trịnh Sâm: “Những ngày rỗi, chúa Trịnh lên ngự chơi Hồ Tây, kẻ thị thần vệ sĩ bày hàng quanh cả bốn mặt hồ, nhà chúa chỉ cùng với bà Đặng Tuyên phi (Đặng Thị Huệ) ngồi trên thuyền, mà Nguyễn Khản thì ngồi hầu ngang trước mặt, cùng thưởng lãm, cười nói, không khác gì bạn bè, người nhà”.
Nguyễn Khản, anh trai đại thi hào Nguyễn Du, vốn là thầy dạy Trịnh Sâm khi còn là thế tử, nên sau khi chúa lên kế vị, phong cho ông làm Đại học sĩ kiêm Quốc tử giám Tế tửu, rất được chúa vị nể. Nhà ông Nguyễn Khản ở phía nam chùa Bích Câu, phía tây thì thuộc chùa Tiên Tích. Thỉnh thoảng, chúa Trịnh Sâm thường khi ngự giá ra chơi nhà ông, chúa chỉ đi một chiếc thuyền nhỏ từ cừ Long Lâu ra hồ Tiên Tích rồi đến nhà Nguyễn Khản.
Triều Nguyễn (1802-1945), các vua đầu triều như Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị đều thường xuyên ngự thuyền đi tuần du khắp trong Nam, ngoài Bắc. Sử nhà Nguyễn viết về chuyến “Ngự giá Bắc tuần” của vua Thiệu Trị kết hợp tuần du các địa phương dọc đường trong mùa xuân năm 1842 như sau: “Cờ đi tới đâu cũng xét quan lại, chỉnh binh nhung, làm tốt, gia ơn khắp tới dân chúng. Già trẻ nơi làng mạc thấy bóng cờ đều mừng vui, quan chức các địa phương họp lễ cống đến triều yết”.
Vua Tự Đức (1829-1883) sức khỏe yếu, ít đi tuần du xa, nhưng cũng thường thả thuyền trên sông Hương hay ra hồ Tịnh Tâm thư giãn. Có lần nhà vua ngự thuyền đi săn ở vườn Thuận Trực, gặp mưa lũ, không về kịp giỗ vua Thiệu Trị. Từ Dụ thái hậu nóng ruột sai người đi đón. Thuyền ngự về đến bến, trời còn mưa to mà nhà vua vẫn ngồi kiệu trần đi thẳng vào cung lạy xin chịu tội. Thái hậu ngồi xoay mặt vào trong, không thèm nói nửa lời. Nhà vua phải lấy roi mây dâng lên kỷ rồi tự nằm xuống xin chịu đòn, đến khi thái hậu tha cho mới đứng dậy. Chuyện này được xây dựng thành tích tuồng “Tự Đức dâng roi” nổi tiếng để ca ngợi lòng hiếu thảo của nhà vua.
Lịch sử Hội Cấp thoát nước Việt Nam
Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước
SAWACO kỷ niệm 150 năm thành lập, đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải: Dự kiến giảm 35-40% tổng số đầu mối
Đại hội Chi hội Cấp Thoát nước miền Nam lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2025-2030
Đọc thêm
Công bố Tuần lễ ngành nước Việt Nam - Vietnam Water Week 2025
Sự kiện Tuần lễ Ngành nước Việt Nam - Vietnam Water Week 2024 đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn bè trong nước và quốc tế. Đáp lại sự tin tưởng và thành công đó, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) công bố tổ chức sự kiện Vietnam Water Week 2025.
SAWACO kỷ niệm 150 năm thành lập, đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Tối 27/12/2024, Tổng Công ty TNHH MTV Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) tổ chức Lễ kỷ niệm 150 năm thành lập (1874 - 2024) và đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Hội nghị Ban Chấp hành Chi hội Cấp Thoát nước miền Bắc lần thứ II thành công tốt đẹp
Ngày 15/12/2024, tại Hà Giang, Chi hội Cấp Thoát nước (CTN) miền Bắc đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ II nhiệm kỳ 2023-2025. Hội nghị đã thành công tốt đẹp với sự tham gia của các đại biểu miền Bắc.
Thúc đẩy công tác Bình đẳng giới trong ngành Nước
Trong 17 mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, mục tiêu về Bình đẳng giới (BĐG) toàn cầu đứng vị trí thứ 5. Điều đó cho thấy, BĐG là vấn đề rất quan trọng, giúp đỡ mọi người thể hiện rõ năng lực của mình trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái.
Đại hội Chi bộ Cơ quan Hội Cấp Thoát nước Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2027
Sáng ngày 04/12/2024, Đại hội Chi bộ Cơ quan Hội Cấp Thoát nước Việt Nam nhiệm kỳ 2025 - 2027 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Đồng chí Nguyễn Văn Tươi được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Chi bộ.
Lắp đặt hệ thống cấp nước cho người dân Làng Nủ
Với mong muốn giúp đỡ thiết thực về tinh thần, vật chất, làm vơi bớt những mất mát đau thương mà bà con thôn Làng Nủ đã phải hứng chịu trong thời gian qua, Hội Cấp Thoát nước (CTN) Việt Nam và Chi hội CTN miền Bắc đã lắp đặt hệ thống cấp nước cho bà con vùng lũ thôn Làng Nủ.
Cấp nước Bến Thành diễn tập cấp nước an toàn, ứng phó sự cố
Thực hiện Kế hoạch liên tịch số 4251/KH-CNBT-KT ngày 06/11/2024 giữa UBND Phường 1, Quận 03, Thành phố Hồ Chí Minh, vào sáng ngày 15/11/2024, Công ty CP Cấp nước Bến Thành đã thực hiện diễn tập cấp nước an toàn tại chung cư Nguyễn Thiện Thuật với tình huống “Bể tuyến ống Ø200DI hẻm 251 Nguyễn Thiện Thuật (đoạn từ số 22 Lô G đến số 26 Lô G)”.
Việt An: 14 năm bền bỉ mang tới các giải pháp đo lường
Với hơn 1.000 trạm quan trắc và 14 năm kinh nghiệm hợp tác cùng 1.500 tổ chức, Công ty CP Kỹ thuật Môi trường Việt An luôn nỗ lực mang tới các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực quan trắc môi trường và thiết bị đo lường công nghiệp.
Việt Nam - Hàn Quốc: Hợp tác nâng cao năng lực ngành Nước
Đây là nội dung chính được thảo luận trong cuộc gặp mặt giữa Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) với Hội Công trình Nước và Nước thải Hàn Quốc (Hội nước Hàn Quốc) và Tổng Công ty Tài nguyên Nước Hàn Quốc (K-Water) vào sáng 28/11 vừa qua.