Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Thế giới tập trung giải quyết các vấn đề về nước trong năm 2023

02/02/2023 14:34

Nhiều quốc gia cần tăng tốc để đảm bảo nguồn nước an toàn và vệ sinh tối thiểu cho người dân vào năm 2030, theo đánh giá của hai cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc.

Trong khi 45% số nước trên thế giới đang trên đà đạt được các mục tiêu quốc gia về bao phủ nước sạch, chỉ một phần tư số nước có thể đạt được các mục tiêu quốc gia về vệ sinh vào năm 2030, Báo cáo Phân tích và Đánh giá Toàn cầu về Vệ sinh Môi trường và Nước sạch (GLAAS) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Ủy ban về Nước của Liên Hợp Quốc (UN-Water) nêu rõ.

Báo cáo chỉ ra chưa đến một phần ba các quốc gia có đủ nguồn nhân lực cần thiết để thực hiện các hoạt động chính về nước sạch, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường (WASH).

Báo cáo GLAAS 2022 cập nhật chi tiết tình hình các hệ thống WASH tại hơn 120 quốc gia và tập hợp dữ liệu toàn diện của nhiều quốc gia nhất cho đến nay.

Mặc dù một số nước đã tăng ngân sách cho WASH, hơn 75% quốc gia không đủ kinh phí để thực hiện các chiến lược và kế hoạch về WASH của mình, báo cáo chỉ ra.

“Chúng ta đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhãn tiền: tỷ lệ tiếp cận nước sạch an toàn thấp và điều kiện vệ sinh kém cướp đi sinh mạng của hàng triệu người mỗi năm, trong khi các hiện tượng thời tiết cực đoan liên quan đến khí hậu ngày càng tăng về tần suất và cường độ, cản trở việc cung cấp các dịch vụ WASH đem lại an toàn”, Tổng giám đốc WHO Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus nói.

Thế giới tập trung giải quyết các vấn đề về nước trong năm 2023 - Ảnh 1.

Tuy nhiên, số liệu từ GLAAS cho thấy, hầu hết các chính sách và kế hoạch WASH không đề cập đến những rủi ro về biến đổi khí hậu đối với các dịch vụ WASH, cũng như khả năng chống chịu với khí hậu của các công nghệ và hệ thống quản lý WASH. 

Chỉ hơn 2/3 các quốc gia có chính sách WASH bao gồm các biện pháp tiếp cận những người dân bị ảnh hưởng nhiều từ biến đổi khí hậu. Dù vậy, chỉ khoảng một phần ba các nước này theo dõi tiến độ hoặc phân bổ kinh phí rõ ràng cho nhóm dân cư này.

Cuộc khủng hoảng bị bỏ quên

Giữa muôn vàn vấn đề nhức nhối – từ lạm phát và chiến tranh ở Ukraine đến biến đổi khí hậu và chia rẽ chính trị, thế giới dường như bỏ quên một vấn đề thậm chí còn cấp bách hơn hết: khủng hoảng về nước trên toàn cầu.

Ở Florida, Mỹ, sau cơn bão Ian, người ta kinh hoàng chứng kiến cảnh nhà cửa và tài sản trôi xuống những con đường ngập nước, nơi vi khuẩn ăn thịt có trong các tuyến đường thủy, New York Times đưa tin ngày 19/10/2022.

Ở Puerto Rico, nơi vẫn còn dư âm của cơn bão Ian hiện diện qua đường dây điện bị đứt và người dân phải sơ tán, người ta lo rằng họ sẽ bị lãng quên khi báo đài ngừng đưa tin.

Thi thoảng, các bản tin của Mỹ đưa cảnh các nhân viên cứu hỏa ở California chống lại biến đổi khí hậu và nắng nóng, sơ tán người dân và cố gắng dập tắt các đám cháy lớn với những thiết bị hạn chế.  

Có tới 55% trong số 48 tiểu bang phía Nam đang gặp hạn hán, theo dữ liệu của chính phủ Mỹ tháng 10/2022. Nhiều nơi trên nước Mỹ đã thực hiện chính sách cấm hoặc hạn chế tưới cỏ để tiết kiệm nước.

Không chỉ nước Mỹ chịu ảnh hưởng của khủng hoảng về nước. Hiện thực thậm chí còn khốc liệt hơn ở các quốc gia khác. 

Một quốc gia được coi là khan hiếm nước khi không đủ 1.000 m3 nước ngọt tái tạo cho một người trong một năm.

Sử dụng thông số này, 11 trong số 20 quốc gia khan hiếm nước nhất thế giới nằm ở Trung Đông, nơi xung đột về tài nguyên diễn ra xuyên biên giới, tác động đến nhiều khía cạnh, từ giá dầu đến tình hình nhập cư, theo một báo cáo của Unicef. Sự khan hiếm nước đang tạo ra các cuộc tranh giành quyền lực đe dọa an ninh toàn cầu.

Thế giới tập trung giải quyết các vấn đề về nước trong năm 2023 - Ảnh 2.

Biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng nước. Nhưng quản lý yếu kém, xung đột kinh tế, khủng hoảng chuỗi cung ứng và lạm phát toàn cầu khiến cho tình hình vốn đã tồi tệ trở nên xấu hơn.

Trước đây, ba phần tư lượng nước ngọt trong khu vực Trung Đông tập trung tại bốn quốc gia: Iran, Iraq, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, những nơi cũng đang đối mặt với căng thẳng về nước.

Rất hiếm khu vực trên thế giới chưa phải đối mặt với khủng hoảng về nước. Vùng Sừng châu Phi đang trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong hơn bốn thập kỷ, với dự đoán về một nạn đói sắp xảy ra do thiếu mưa từ tháng 10 đến tháng 12.

Ở Mỹ Latinh, biến đổi khí hậu đã khiến mực nước biển dâng cao, làm ô nhiễm các tầng chứa nước ngọt và xói mòn bờ biển.

Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature hồi tháng 8/2022, Châu Á được dự đoán sẽ gặp nhiều vấn đề về nước hơn do mất nước trên Cao nguyên Tây Tạng, đe dọa an ninh trong tương lai và có thể dẫn tới “cuộc chiến nước” trên bán đảo.

Thế giới hành động

Những hậu quả nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan đã hướng sự chú ý của thế giới đến các vấn đề về nước, nhấn mạnh sự cấp thiết của việc hợp tác toàn cầu và toàn xã hội chung tay hành động. 

Báo cáo GLAAS 2022 cho thấy, nhiều quốc gia đã đạt được tiến bộ nhất định và cam kết chính trị cũng như đầu tư cao để cải thiện các hệ thống WASH an toàn.

Với báo cáo này, WHO và UN-Water kêu gọi tất cả các chính phủ và các bên liên quan tăng cường hỗ trợ cung cấp dịch vụ WASH, thông qua đẩy mạnh quản trị, tài chính, giám sát, quy định và phát triển năng lực.

Báo cáo đặt ra những yêu cầu hành động trước một cuộc họp lịch sử về nước và vệ sinh trong năm 2023. 

Lần đầu tiên sau 50 năm, nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới sẽ cùng nhau xem xét tiến độ và đưa ra các cam kết cứng rắn trong việc đổi mới các nỗ lực về nước và vệ sinh. 

Hội nghị nước năm 2023 của Liên Hợp Quốc, có tên chính thức là Hội nghị đánh giá kết quả giữa kỳ việc thực hiện Thập kỷ hành động “Nước vì Phát triển Bền vững” (2018 - 2028) sẽ được tổ chức từ ngày 22 đến 24/3/2023 tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York do Chính phủ Tajikistan và Vương quốc Hà Lan đồng đăng cai tổ chức.

Hội nghị này sẽ đánh dấu một bước ngoặt và nhấn mạnh rằng các phương pháp tiếp cận toàn diện sẽ rất cần thiết để tạo ra sự hỗ trợ và các ý tưởng mới, ông Gilbert Houngbo, Chủ tịch UN-Water, Tổng Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế cho biết.

Dự kiến các chủ đề sẽ được thảo luận trong Hội nghị là Nước vì sức khỏe, Nước vì Phát triển Bền vững, Nước vì Khí hậu, Khả năng chống chịu và Môi trường, Nước vì Hợp tác và Thập kỷ hành động vì nước: Đẩy nhanh việc thực hiện các Mục tiêu của Thập kỷ, bao gồm thông qua Kế hoạch hành động của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.

Thế giới tập trung giải quyết các vấn đề về nước trong năm 2023 - Ảnh 3.

Trong khi đó, các giải pháp sáng tạo để đáp ứng nhu cầu nước toàn cầu đang được triển khai ở cấp quốc gia và quốc tế, thúc đẩy sự đổi mới. Các quốc gia vùng Vịnh đang dẫn đầu về những công nghệ khử muối trong nước mới và các cải tiến nông nghiệp như gieo hạt trên mây.

Nhiều dự án đang được thực hiện ở Israel nhằm giải quyết nhu cầu nước cho khu vực thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt và vận chuyển nước tinh vi. Quốc gia này hiện có thặng dư 20% lượng nước, theo Israel21.org.

Tuy nhiên, thế giới cần một chiến dịch về nước được phối hợp chặt chẽ hơn để giải quyết những vấn đề đang gây ô nhiễm nguồn nước, Tiến sĩ Tara D. Sonenshine, Giáo sư Ngoại giao Công chúng của khoa Luật và Ngoại giao Fletcher thuộc Đại học Tufts viết trong một bài đăng trên báo The Hill ngày 24/10/2022.

“Bảo tồn nước cần sự chủ động và liên tục. Năm 2023 phải là năm của nước”, Tiến sĩ viết.

Tác giả:
Quỳnh Anh
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Khánh thành Vườn thông Hữu nghị chung tay bảo vệ nguồn nước

Khánh thành Vườn thông Hữu nghị chung tay bảo vệ nguồn nước

Kỷ niệm 35 năm thành lập Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị TP.HCM – HUFO (29/7/1989 - 29/7/2024), hơn 20 đại diện ngoại giao và 30 tổ chức thành viên đã gắn biển khánh thành Vườn thông Hữu nghị tại Công viên văn hoá lịch sử Suối Tiên, biểu tượng của tình đoàn kết hữu nghị, cùng nhau bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường.

Việt Nam – Indonesia: Ký kết biên bản ghi nhớ hỗ trợ nâng cao năng lực ngành nước

Việt Nam – Indonesia: Ký kết biên bản ghi nhớ hỗ trợ nâng cao năng lực ngành nước

Ngày 22/6/2024 tạị Indonesia, TS. Nguyễn Ngọc Điệp - Chủ tịch Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) và ngài Agus Fatoni - Cục trưởng Cục Tài chính Khu vực, Bộ Nội vụ Indonesia (MOHA); Quyền Thống đốc tỉnh Nam Sumatra đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác, hỗ trợ, nâng cao năng lực ngành nước Việt Nam – Indonesia.

Quốc tế 23/06/2024
Hội nghị thượng đỉnh Nước -  Môi trường Singapore 2024 “Vì khí hậu toàn cầu”

Hội nghị thượng đỉnh Nước - Môi trường Singapore 2024 “Vì khí hậu toàn cầu”

Sự kiện mang tính toàn cầu do Cơ quan Quản lý Nguồn nước Quốc gia Singapore (PUB) tổ chức với sự có mặt của nhiều nhà lãnh đạo đại diện chính phủ các nước cùng tìm giải pháp “Vì khì hậu toàn cầu”.

Quốc tế 21/06/2024
Ký kết MOU hợp tác giữa SAWACO và PUB Singapore

Ký kết MOU hợp tác giữa SAWACO và PUB Singapore

Ngày 19/6/2024 tại khuôn khổ Tuần lễ Nước Quốc tế Singapore 2024 đã diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) hợp tác giữa Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) và Cơ quan Quản lý Nguồn nước Quốc gia Singapore (PUB) nhằm tăng cường hợp tác ngành Nước giữa hai bên.

Doanh nghiệp 21/06/2024
10 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam cùng VWSA tham dự Hội nghị thượng đỉnh Môi trường - Nước quốc tế Singapore 2024

10 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam cùng VWSA tham dự Hội nghị thượng đỉnh Môi trường - Nước quốc tế Singapore 2024

Hội nghị Thượng đỉnh về Môi trường - Nước quốc tế Singapore 2024 kéo dài từ ngày 18 đến 22/6/2024 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Maria Bay Sands tập trung bàn các giải pháp môi trường, biến đổi khí hậu, nước biển dâng. VWSA sẽ giới thiệu 10 doanh nghiệp hàng đầu ngành nước Việt Nam cùng bài phát biểu quan trọng.

Quốc tế 21/06/2024
ADB ký kết hỗ trợ Bình Dương giải quyết thách thức biến đổi khí hậu

ADB ký kết hỗ trợ Bình Dương giải quyết thách thức biến đổi khí hậu

Ngày 11-6, ông Mai Hùng Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương và ông Shantanu Chakraborty - Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam đã ký kết biên bản ghi nhớ giải quyết thách thức do biến đổi khí hậu gây ra trong các lĩnh vực, trong đó có cấp thoát nước.

Lãnh đạo VWSA gặp gỡ đại diện Cơ quan Phát triển doanh nghiệp Singapore

Lãnh đạo VWSA gặp gỡ đại diện Cơ quan Phát triển doanh nghiệp Singapore

Sáng 11/6/2024, lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có buổi trao đổi và làm việc với đại diện Cơ quan Phát triển doanh nghiệp Singapore (Enterprise Singapore), cơ quan chính phủ trực thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore.

Cần 9 tỷ USD để đáp ứng các mục tiêu về cấp thoát nước đến năm 2030 tại Việt Nam

Cần 9 tỷ USD để đáp ứng các mục tiêu về cấp thoát nước đến năm 2030 tại Việt Nam

Theo bà Halla Maher Qaddumi, Chuyên gia kinh tế cấp cao về ngành Nước, Ngân hàng Thế giới (WB), để đáp ứng các mục tiêu về cấp thoát nước đến năm 2030, Việt Nam cần chi phí khoảng 9 tỷ USD, tương đương 213.948 tỉ đồng.

Việt Nam - Hàn Quốc: Triển vọng hợp tác phát triển ngành Nước

Việt Nam - Hàn Quốc: Triển vọng hợp tác phát triển ngành Nước

Cuối tháng 5 vừa qua, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã tiếp đón nhiều đoàn công tác đến từ các tỉnh thành của Hàn Quốc. Điều này thể hiện uy tín, vị thế của Hội cũng như mở ra triển vọng hợp tác sâu rộng trong ngành Nước giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

Top