
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtNhà máy xử lý nước thải Bình Hưng TP Hồ Chí Minh
Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng
Các dự án ưu tiên mời gọi đầu tư gồm: Xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải khu vực Tây Thành phố; Hệ thống thu gom thuộc lưu vực Bình Tân, lưu vực Tây Sài Gòn, lưu vực Tân Hóa - Lò Gốm; Xây dựng hệ thống thu gom và nâng cấp nhà máy xử lý nước thải Tham Lương - Bến Cát giai đoạn 2; Xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Nam Sài Gòn; Xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Bắc Sài Gòn 1; Xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Bắc Sài Gòn 2; Xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Tây Bắc Thành phố. Tổng vốn đầu tư cho 7 dự án dự kiến là 31.600 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, TP.HCM đang xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè với công suất 480.000m3/ngày, dự kiến hoàn thành vào năm 2025 và nâng khả năng xử lý đạt khoảng 71,3% theo nhu cầu.
Hiện tại, TP.HCM có 3 nhà máy xử lý nước thải gồm: Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng, công suất xử lý 469.000m3/ngày; Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng Hòa, công suất xử lý 30.000m3/ngày; Nhà máy xử lý nước thải Tham Lương - Bến Cát giai đoạn 1, công suất xử lý 131.000 m3/ngày. Cùng với 4 trạm xử lý nước thải gồm: Trạm xừ lý nước thải Tân Quy Đông (Quận 7), công suất 500m3/ngày; Trạm xử lý nước thải Khu tái định cư Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh), công suất xử lý 3.700m3/ngày; Trạm xử lý nước thải Khu tái định cư 17,3ha, phường Bình Khánh (TP. Thủ Đức), công suất xử lý 3.000m3/ngày; Trạm xử lý nước thải Khu tái định cư 38,4ha, phường Bình Khánh (TP. Thủ Đức), công suất xử lý 7.000 m3/ngày.
Tổng công suất thiết kế của 3 nhà máy và 4 trạm xử lý là 644.200m3/ngày. Hiện các nhà máy chỉ đạt khoảng 40,8% công suất do hệ thống thu gom chưa khép kín.
Để hấp dẫn các nhà đầu tư, bảo đảm các điều kiện khả thi cho dự án, trong đề nghị của Sở Xây dựng có yêu cầu UBND TP.Hồ Chí Minh chỉ đạo các sở ngành liên quan chuẩn bị quỹ đất sạch cho các dự án triển khai đúng tiến độ.
Duy Chí
Ngày 26/3, Viện Cấp Thoát nước và Môi trường (IWASSE) tổ chức hội thảo khoa học "Giới thiệu về nghiên cứu, kế hoạch triển khai, và một số kết quả ban đầu nghiên cứu nội nghiệp" tại Chi nhánh Sản xuất nước Cẩm Thượng – Công ty CP Kinh doanh nước sạch Hải Dương.
Hà Nội đang nghiên cứu giải pháp cải tạo sông Tô Lịch thành không gian xanh, điểm nhấn cảnh quan và sinh thái phục vụ cộng đồng.
Thường trực Chính phủ thống nhất về sự cần thiết ban hành Luật Cấp, Thoát nước để khắc phục các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành pháp luật liên quan đến lĩnh vực cấp, thoát nước.
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Research Letters, dòng hải lưu mạnh nhất thế giới có thể suy giảm tới 20% vào năm 2050 nếu lượng khí thải tiếp tục ở mức cao, làm gia tăng tốc độ tan băng ở Nam Cực và mực nước biển dâng.
Chuyên gia cho rằng, phá dỡ tòa nhà “Hàm cá mập” làm cho tầm nhìn từ khu vực phố cổ ra hồ Gươm rộng hơn rất nhiều, đồng thời cần nghiên cứu xây dựng các công trình ngầm để tạo thành một không gian tổng thể.
Theo thống kê, tổng công suất các nhà máy cấp nước ở Việt Nam đạt 13,2 triệu m3/ngđ, tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch 94%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch 15,5%. Với nhu cầu xử lý nước ngày càng tăng, dư địa đầu tư vào thị trường ngành Nước của Việt Nam còn lớn, nhất là trong lĩnh vực công nghệ.
Ngành Cấp Thoát nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ quản lý nguồn tài nguyên nước, vận hành sản xuất, cung ứng nước, rò rỉ nước, chất lượng nước suy giảm. Ứng dụng máy bay không người lái (UAV) và robot vận hành dưới nước (ROV) đã mở ra một hướng đi mới, giúp cải thiện hiệu quả quản lý và giảm thiểu chi phí vận hành.
Ngày 28/2/2025, tại TP. Cần Thơ, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Cấp Thoát nước.
Thực hiện chương trình chỉnh trang đô thị, Sở Xây dựng TP.HCM vừa có tờ trình UBND TP.HCM về đề án di dời toàn bộ nhà trên và ven sông, kênh, rạch, bố trí tái định cư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nạo vét, cải tạo sông, kênh rạch trên địa bàn thành phố với tổng mức kinh phí dự kiến 221.372 tỷ đồng.