Nhiệt độ
Sử dụng nước ngầm bền vững-giải pháp cho vấn đề nước Châu Phi
Khai thác nước ngầm có thể giúp châu Phi đa dạng hóa nguồn cung nước và tăng cường khả năng chống hạn, theo Science Daily.
Hầu hết các thành phố châu Phi dựa vào nguồn nước mặt từ sông, hồ và hồ chứa nhân tạo.
Trong khi đó, trên khắp lục địa này có rất nhiều nguồn nước ngầm, với lượng nước được tự bổ sung hàng năm ngang với tổng lượng nước chảy qua các sông Congo, Nile, Niger và Zambezi mỗi năm.
Nghiên cứu mới của các nhà khoa học thuộc Đại học Texas, Mỹ, cho rằng khai thác nước ngầm một cách bền vững là chìa khóa giải quyết các vấn đề về nước ở châu Phi, Science Daily đưa tin hồi đầu tháng 3/2022.
Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Environmental Research Letters.
Các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu từ vệ tinh GRACE của NASA để theo dõi sự thay đổi lượng nước ở 13 tầng chứa lớn của Châu Phi trong giai đoạn 2002-2020, từ đó tìm ra cách khái thác nước ngầm bền vững ở châu lục này.
Nghiên cứu đã chỉ ra các xu hướng nước ngầm khác nhau ở từng khu vực của châu Phi.
Chẳng hạn, ở khu vực châu Phi cận Sahara, những biến động nước ngầm liên quan chặt chẽ với các hình thái khí hậu ảnh hưởng đến lượng mưa, như El Niño, Lưỡng cực Ấn Độ Dương (IOD) và La Niña.
El Niño và IOD thường tăng mưa ở Đông Phi và giảm mưa ở Nam Phi, trong khi La Niña có tác động ngược lại.
Theo TS. Bridget Scanlon, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Địa chất Kinh tế của trường Đại học Texas, điều này nghĩa là, đôi khi mực nước ở một số tầng chứa nước cận Sahara suy giảm mạnh khi thiếu mưa, rồi nhanh chóng dâng lên khi mưa xuống.
"Chúng tôi có thể tự tin hơn mà nói rằng, các tầng chứa nước sẽ được lấp đầy sau vài năm và người dân có thể sử dụng nước ngầm về lâu dài mà không lo cạn kiệt", TS. Scanlon cho biết.
Hầu hết mực nước tại các tầng chứa ở Tây Phi cũng tăng lên trong giai đoạn 2002 - 2020. Ngay cả ở Bắc Phi, nơi trữ lượng nước ngầm đang giảm đều do hoạt động tưới tiêu, lượng nước ngầm tại đây đủ cung cấp thêm cho một tầng đệm nữa.
TS. Scott Tinker, Giám đốc Viện Địa chất Kinh tế, nói với Science Daily: "Kết quả của nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng trong việc lập kế hoạch dài hạn trong bối cảnh người dân ở châu Phi đang vượt khỏi nghèo khó tiến lên thời kỳ thịnh vượng".
Ông Jude Cobbing, cố vấn về nước và vệ sinh của tổ chức nhân đạo Save the Children, có kinh nghiệm làm các dự án phát triển về nước ở Châu Phi, cho rằng, số liệu cụ thể trong nghiên cứu trên đã giúp xoa dịu những quan ngại về việc sử dụng nước quá mức, đặc biệt là ở vùng cận Sahara.
Còn TS. Scanlon cho rằng: "Nước ngầm vẫn tăng rồi giảm. Chúng ta cần nắm được xu hướng để tối ưu hóa việc sử dụng nguồn tài nguyên này."
Lịch sử Hội Cấp thoát nước Việt Nam
DEVIWAS nỗ lực mang tới các giải pháp về đồng hồ nước và công nghệ đồng hồ nước thông minh
Molecor hợp tác phân phối và chuyển giao công nghệ với tập đoàn Bình Minh Việt
Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đồng hành cùng sự phát triển của cộng đồng
Đọc thêm
Tìm kiếm cơ hội thúc đẩy bình đẳng giới trong ngành nước Việt Nam
Đó cũng chính là nội dung trọng điểm trong cuộc hội thảo về bình đẳng giới diễn ra trong khuôn khổ sự kiện Vietnam Water Week 2024 diễn ra vào sáng ngày 7/11
Tiếp cận nguồn vốn và sản xuất tuần hoàn cấp thoát nước
Chuyển đổi từ sản xuất tuyến tính sang sản xuất xanh tuần hoàn đặt ra nhiều thách thức cho ngành Cấp Thoát nước. Hội thảo chiều 7/11 với chủ đề "Quản trị ngành nước thông minh và khả năng chống chịu biến đổi khí hậu" đã tập trung tháo gỡ các khó khăn đặt ra.
Vận hành công trình bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước và chất lượng nước. Do đó, Tuần lễ ngành nước Việt Nam 2024 tập trung bàn luận giải pháp vận hành an toàn công trình cấp thoát nước thích ứng với BĐKH vào sáng 7/11/2024.
Ra mắt CLB Lãnh đạo nữ ngành Nước: khẳng định vai trò của nữ giới trong Ngành
Tối ngày 7/11/2024, song hành cùng Lễ trao giải “Dòng xanh nước Việt”, "Cán bộ trẻ ngành Nước Việt Nam" là buổi lễ ra mắt CLB Lãnh đạo nữ ngành Nước (VWLC).
Luật Cấp Thoát nước được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vướng mắc hiện thời
Nghị định số 117/2007/NĐ-CP và Nghị định số 80/2014/NĐ-CP quy định về Cấp Thoát nước đã tồn tại gần hai thập kỷ. Do đó, dự thảo Luật Cấp Thoát nước sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần thứ nhất tại kỳ họp tháng 5/2025 và thông qua tại kỳ họp tháng 10/2025 với mong muốn tháo gỡ những khó khăn hiện thời.
SAWACO hành trình phát triển, cơ hội và thách thức
Trong khuôn khổ Tuần lễ ngành Nước Việt Nam 2024, Phó Tổng Giám đốc SAWACO Đặng Đức Hiền đã có những chia sẻ về thách thức cũng như cơ hội của ngành cấp nước TP. Hồ Chí Minh liên quan đến Luật Cấp thoát nước đang được soạn thảo.
HueWACO và Cục nước Đài Bắc (TWD) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác
Thực hiện mục tiêu đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường kết nối và chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn trong các lĩnh vực thuộc ngành Nước, chiều ngày 06/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận Hợp tác (MOU) giữa Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế (HueWACO) và Cục nước Đài Bắc (TWD), giai đoạn 2024 – 2027.
Hơn 1.000 đại biểu tham dự Lễ khai mạc sự kiện Vietnam Water Week 2024
Sáng 6/11, Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Vietnam Water Week 2024 đã chính thức khai mạc trong thể tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia. Sự kiện do Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức thu hút sự tham gia của hơn 1.000 đại biểu trong nước và quốc tế.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế - “chìa khóa” cho sự phát triển ngành Nước tại Việt Nam
Ba quý đầu năm 2024, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã tiếp đón và làm việc với các tổ chức, đơn vị ngành Nước đến từ 10 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là tín hiệu cho thấy nhiều triển vọng hợp tác với những dự án và hoạt động phát triển ngành Nước.