Nhiệt độ
Ra mắt CLB Lãnh đạo nữ ngành Nước: khẳng định vai trò của nữ giới trong Ngành
Tối ngày 7/11/2024, song hành cùng Lễ trao giải “Dòng xanh nước Việt”, "Cán bộ trẻ ngành Nước Việt Nam" là buổi lễ ra mắt CLB Lãnh đạo nữ ngành Nước (VWLC).
Căn cứ theo Quyết định số 82/QD-HCTNVN ban hành ngày 20 tháng 10 năm 2024, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chính thức quyết định thành lập Câu lạc bộ (CLB) Lãnh đạo nữ ngành nước (VWLC). CLB được thành lập như một lời khẳng định vai trò của nữ giới, đồng thời cũng là hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới trong ngành Nước.
Nước là một loại hàng hoá đặc biệt, là thực phẩm thiết yếu quan trọng không chỉ trong việc bảo vệ sức khỏe và đời sống con người, mà còn trong việc đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của quốc gia. Nước và bình đẳng giới có mối liên hệ đặc biệt quan trọng. Bình đẳng giới không chỉ góp phần đảm bảo công bằng xã hội thông qua tiếp cận nước sạch công bằng mà còn để thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo trong các công ty nước nhờ sự tham gia đầy đủ, ý nghĩa của phụ nữ trong lực lượng lao động ngành Nước.
Hiện nay, tỷ lệ nữ giới làm lãnh đạo, quản lý chỉ chiếm 23%; cấp lãnh đạo, quản lý trong Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc cũng chỉ chiếm 3% - 9%. Đây là một tỷ lệ tương đối thấp trong ngành Nước, vậy nên chỉ thúc đẩy bình đẳng giới tại nơi làm việc là chưa đủ, cần có thêm hoạt động đẩy mạnh bình đẳng tại nơi làm việc, khẳng định giá trị và vai trò của nữ giới tại nơi làm việc.
Tại lễ ra mắt, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam đã công bố quyết định thành lập CLB. Theo đó, Chủ tịch VWLC là bà Hạ Thanh Hằng; các Phó Chủ tịch là bà Hạ Thúy Hạnh, bà Đoàn Thị Kim Quy, bà Võ Thị Khánh Hòa, bà Phạm Thị Hồng, bà Võ Thị Nhã, bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh.
Các thành viên của VWLC là các nữ lãnh đạo tại các doanh nghiệp và đối tác ngành nước ở ba miền Bắc -Trung - Nam.
VWLC được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự kết nối và hợp tác giữa các nữ lãnh đạo, hướng tới phát triển bền vững. Kết nối thông tin, hướng dẫn các hội viên hoạt động nhằm tăng cường thực hiện Bình đẳng giới và tăng cường trao quyền cho phụ nữ tại các doanh nghiệp ngành Nước là hội viên VWSA.
Hoạt động của VWLC thực hiện theo Quy chế đã được ban hành và thực hiện theo tôn chỉ hoạt động của VWSA. VWLC có trách nhiệm định kỳ báo cáo VWSA về kế hoạch và kết quả hoạt động.
An Nhiên
Đọc thêm
Hà Nội xây dựng đề án “hồi sinh” các dòng sông
Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã quan tâm đầu tư cải tạo môi trường các dòng sông, nhưng vẫn chưa có giải pháp tổng thể để hồi sinh các dòng sông “chết” và khai thác giá trị lịch sử, văn hóa theo hướng phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thúc đẩy công tác Bình đẳng giới trong ngành Nước
Trong 17 mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, mục tiêu về Bình đẳng giới (BĐG) toàn cầu đứng vị trí thứ 5. Điều đó cho thấy, BĐG là vấn đề rất quan trọng, giúp đỡ mọi người thể hiện rõ năng lực của mình trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái.
Tìm giải pháp kỹ thuật, vị trí làm đường ống dẫn nước từ sông Hồng vào hồ Tây
Các sở, ngành của TP. Hà Nội sẽ làm việc với Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai để tìm giải pháp kỹ thuật cũng như vị trí làm đường ống dẫn nước từ sông Hồng vào hồ Tây để cải thiện môi trường sông Tô Lịch.
Lắp đặt hệ thống cấp nước cho người dân Làng Nủ
Với mong muốn giúp đỡ thiết thực về tinh thần, vật chất, làm vơi bớt những mất mát đau thương mà bà con thôn Làng Nủ đã phải hứng chịu trong thời gian qua, Hội Cấp Thoát nước (CTN) Việt Nam và Chi hội CTN miền Bắc đã lắp đặt hệ thống cấp nước cho bà con vùng lũ thôn Làng Nủ.
Giải pháp chống ngập đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu
Việc ứng dụng các công nghệ kiểm soát chống ngập cũng như hình thành dự án để có các đối sách giảm thiểu úng ngập cho các đô thị là rất cấp thiết hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh BĐKH ngày càng diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu.
Tìm kiếm cơ hội thúc đẩy bình đẳng giới trong ngành nước Việt Nam
Đó cũng chính là nội dung trọng điểm trong cuộc hội thảo về bình đẳng giới diễn ra trong khuôn khổ sự kiện Vietnam Water Week 2024 diễn ra vào sáng ngày 7/11
Tiếp cận nguồn vốn và sản xuất tuần hoàn cấp thoát nước
Chuyển đổi từ sản xuất tuyến tính sang sản xuất xanh tuần hoàn đặt ra nhiều thách thức cho ngành Cấp Thoát nước. Hội thảo chiều 7/11 với chủ đề "Quản trị ngành nước thông minh và khả năng chống chịu biến đổi khí hậu" đã tập trung tháo gỡ các khó khăn đặt ra.
Vận hành công trình bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước và chất lượng nước. Do đó, Tuần lễ ngành nước Việt Nam 2024 tập trung bàn luận giải pháp vận hành an toàn công trình cấp thoát nước thích ứng với BĐKH vào sáng 7/11/2024.
Luật Cấp Thoát nước được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vướng mắc hiện thời
Nghị định số 117/2007/NĐ-CP và Nghị định số 80/2014/NĐ-CP quy định về Cấp Thoát nước đã tồn tại gần hai thập kỷ. Do đó, dự thảo Luật Cấp Thoát nước sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần thứ nhất tại kỳ họp tháng 5/2025 và thông qua tại kỳ họp tháng 10/2025 với mong muốn tháo gỡ những khó khăn hiện thời.