Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh

10/07/2020 00:00

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 04/2020/TT-BTNMT về Quy định kỹ thuật quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 04/2020/TT-BTNMT về Quy định kỹ thuật quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh.

Để góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về quy hoạch trước sức ép của phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 04/2020/TT-BTNMT về Quy định kỹ thuật quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/7/2020.

Đại diện Cục Quản lý tài nguyên nước cho biết theo quy định của Luật Quy hoạch và Luật sửa đổi, bổ sung 37 luật có liên quan đến công tác này thì quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh có tính chất kỹ thuật chuyên ngành để cụ thể hóa quy hoạch tài nguyên nước quốc gia.

Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm ban hành quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế-kỹ thuật cho các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành trong đó có quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh.

Do đó, việc ban hành Thông tư số 04/2020/TT-BTNMT đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về quy hoạch được quy định tại Luật Quy hoạch.

Việc ban hành thông tư cũng góp phần quản lý, khắc phục tồn tại, thách thức ở tình huống cấp bách và lâu dài về tài nguyên nước; tạo công cụ quản lý, điều chỉnh được các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả do nước gây ra trong kỳ quy hoạch.

Một số nội dung lớn đã được hướng dẫn trong thông tư, gồm: Quy hoạch chức năng, mục đích sử dụng nước của sông, đoạn sông, hồ chứa trên cơ sở phân đoạn sông, phân vùng mặn, ngọt nước dưới đất; quản lý khai thác của các công trình mới, công trình nâng cấp, đảm bảo dòng chảy tối thiểu của sông, đoạn sông; quản lý lấn chiếm bờ, bãi sông trên cơ sở quy định về không gian lòng sông đoạn chảy qua khu đô thị để bảo đảm tiêu thoát lũ.

Ngoài ra, thông tư cũng được xem là cơ sở để hướng tới mục tiêu quy hoạch là công cụ quản lý và góp phần quản lý, khắc phục tồn tại, thách thức ở tình huống cấp bách và lâu dài về tài nguyên nước trên lưu vực sông.



Nội dung lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 22 Điều 5 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch và Điều 19 Luật Tài nguyên nước, cụ thể như sau:
(1) Tài liệu, số liệu phục vụ lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông;

(2) Đánh giá số lượng, chất lượng của nguồn nước và dự báo xu thế biến động dòng chảy, mực nước của các tầng chứa nước;

(3) Đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước;

(4) Dự báo nhu cầu sử dụng nước;

(5) Phân vùng chức năng của nguồn nước;

(6) Xác định tỷ lệ phân bổ tài nguyên nước cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước;

(7) Xác định nguồn nước dự phòng để cấp nước sinh hoạt trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước;

(8) Xác định thứ tự ưu tiên và tỷ lệ phân bổ trong trường hợp hạn hán, thiếu nước;

(9) Xác định nhu cầu chuyển nước giữa các tiểu lưu vực trong lưu vực sông, nhu cầu chuyển nước với lưu vực sông khác và các công trình điều tiết, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước;

(10) Xác định yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước đối với các hoạt động khai thác, sử dụng nước và các hệ sinh thái thủy sinh;

(11) Xác định các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt; đánh giá diễn biến chất lượng nước, phân vùng chất lượng nước; xác định các công trình, biện pháp phi công trình bảo vệ nguồn nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm hoặc bị suy thoái, cạn kiệt để bảo đảm chức năng của nguồn nước;

(12) Xác định khu vực bờ sông bị sạt, lở hoặc có nguy cơ bị sạt, lở; đánh giá tình hình, diễn biến, xác định nguyên nhân sạt, lở bờ sông; đánh giá tổng quát hiệu quả, tác động của công trình, biện pháp phi công trình hiện có để phòng, chống, khắc phục sạt, lở bờ sông do nước gây ra; xác định công trình, biện pháp phi công trình để giảm thiểu sạt, lở bờ sông do nước gây ra;

(13) Xác định khu vực bị sụt, lún đất hoặc có nguy cơ bị sụt, lún đất do thăm dò, khai thác nước dưới đất; đánh giá tình hình, diễn biến, xác định nguyên nhân sụt, lún đất; đánh giá tổng quát hiệu quả, tác động của công trình, biện pháp phi công trình phòng, chống và khắc phục sụt, lún đất hoặc có nguy cơ bị sụt, lún đất do thăm dò, khai thác nước dưới đất gây ra; xác định công trình, biện pháp phi công trình để giảm thiểu sụt, lún đất do thăm dò, khai thác nước dưới đất gây ra;

(14) Xác định khu vực xâm nhập mặn do thăm dò, khai thác nước dưới đất; đánh giá tình hình, diễn biến, xác định nguyên nhân xâm nhập mặn; đánh giá tổng quát hiệu quả, tác động của công trình, biện pháp phi công trình phòng, chống và khắc phục xâm nhập mặn do thăm dò, khai thác nước dưới đất gây ra; xác định công trình, biện pháp phi công trình để giảm thiểu xâm nhập mặn do thăm dò, khai thác nước dưới đất;

(15) Xác định hệ thống giám sát tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước, chất lượng nước và giám sát xả nước thải vào nguồn nước;

(16) Xác định các giải pháp thực hiện phân bổ nguồn nước, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; Xác định kinh phí, kế hoạch và tiến độ thực hiện; Xây dựng sản phẩm quy hoạch tổng hợp lưu vực sông;

(17) Xác định kinh phí, kế hoạch và tiến độ thực hiện;

(18) Xây dựng sản phẩm quy hoạch tổng hợp lưu vực sông

Về quy định chuyển tiếp, Thông tư nêu rõ, Quy hoạch tài nguyên nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt theo quy định của pháp luật trước ngày Luật quy hoạch năm 2017 có hiệu lực thi hành (ngày 01 tháng 01 năm 2019) thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật quy hoạch năm 2017.

Quy hoạch tài nguyên nước đã được lập, thẩm định trước ngày Luật quy hoạch năm 2017 có hiệu lực thi hành mà chưa được quyết định hoặc phê duyệt thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật quy hoạch năm 2017.
 
PV (t/h)
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Xây dựng cơ chế quản lý, điều tiết giá hợp lý, là “đòn bẩy” sản xuất kinh doanh nước sạch

Xây dựng cơ chế quản lý, điều tiết giá hợp lý, là “đòn bẩy” sản xuất kinh doanh nước sạch

Cần xây dựng cơ chế quản lý, điều tiết giá hợp lý, phát huy vai trò là “đòn bẩy” tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh nước sạch. Đây là đề xuất được đưa ra tại Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Cấp Thoát nước do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức tại TP. Cần Thơ ngày 28/2.

Diễn đàn 01/03/2025
Bảo đảm người dân được tiếp cận nước sạch công bằng, đầy đủ, an toàn

Bảo đảm người dân được tiếp cận nước sạch công bằng, đầy đủ, an toàn

Sáng 28/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp cho ý kiến về dự án Luật Cấp Thoát nước.

Chính sách 01/03/2025
Hội thảo góp ý Dự thảo Luật Cấp Thoát nước

Hội thảo góp ý Dự thảo Luật Cấp Thoát nước

Ngày 28/2/2025, tại TP. Cần Thơ, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Cấp Thoát nước.

Chính sách 28/02/2025
Đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch

Đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa chỉ đạo việc đầu tư xây dựng công trình bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Theo Cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, sáng 9/1/2025, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn tham dự cùng các thành viên của Hội đồng thẩm định.

Chính sách 09/01/2025
Hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải: Dự kiến giảm 35-40% tổng số đầu mối

Hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải: Dự kiến giảm 35-40% tổng số đầu mối

Ngày 27/12/2024, Bộ Xây dựng đã tổ chức họp báo và gặp mặt báo chí đầu Xuân Ất Tỵ 2025 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Việt Hùng.

Chính sách 28/12/2024
Mạnh dạn trao quyền cho nữ giới trong ngành Cấp Thoát nước

Mạnh dạn trao quyền cho nữ giới trong ngành Cấp Thoát nước

Cấp Thoát nước là ngành kỹ thuật đặc thù, độc hại, nặng nhọc với số đông lãnh đạo và lao động là nam giới. Song thực tế làm việc chứng minh, phụ nữ dù là “phái yếu” nhưng vẫn đảm đương tốt vai trò và nhiệm vụ của mình.

Văn hóa nước 28/11/2024
Luật Cấp Thoát nước được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vướng mắc hiện thời

Luật Cấp Thoát nước được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vướng mắc hiện thời

Nghị định số 117/2007/NĐ-CP và Nghị định số 80/2014/NĐ-CP quy định về Cấp Thoát nước đã tồn tại gần hai thập kỷ. Do đó, dự thảo Luật Cấp Thoát nước sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần thứ nhất tại kỳ họp tháng 5/2025 và thông qua tại kỳ họp tháng 10/2025 với mong muốn tháo gỡ những khó khăn hiện thời.

Diễn đàn 07/11/2024
Luật Cấp Thoát nước - Chủ đề quan trọng tại sự kiện Vietnam Water Week 2024

Luật Cấp Thoát nước - Chủ đề quan trọng tại sự kiện Vietnam Water Week 2024

Các quy định của lĩnh vực Cấp Thoát nước (CTN) hiện vẫn đang bị chi phối bởi các luật liên quan, chưa có quy chế hay luật chuyên ngành. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện Luật Cấp, Thoát nước là nhiệm vụ cấp thiết. Đây cũng là chủ đề quan trọng được bàn luận trong khuôn khổ sự kiện Vietnam Water Week 2024 (VWW 2024).

Chính sách 04/11/2024
Top