Nhiệt độ
Nhà máy nước Thủ Đức: Hơn nửa thế kỷ đồng hành cùng ngành Nước
Không đơn thuần là nơi sản xuất, cung cấp nước sạch, Nhà máy nước Thủ Đức còn là biểu tượng sống động về sự bền bỉ, trách nhiệm trong hơn nửa thế kỷ tồn tại, đồng hành cùng ngành Nước tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM)
Cụm nhà máy nước Thủ Đức
Đi vào hoạt động chính thức ngày 12/12/1966, Nhà máy nước Thủ Đức khi ấy đã là công trình xử lý nước hiện đại bậc nhất Đông Nam Á, với công suất ban đầu đạt 450.000 m³/ngày, cung cấp hơn 90% lượng nước sạch cho người dân Sài Gòn khi đó.
Trải qua những thăng trầm cùng lịch sử đất nước, sau năm 1975, Nhà máy vẫn duy trì hoạt động liên tục. Các kỹ sư và công nhân đã phát huy tối đa sự sáng tạo, tận dụng những vật liệu đơn sơ như cao su bánh xe thiết giáp hay nòng pháo để chế tạo phụ tùng thay thế, bảo đảm nước sạch không bao giờ ngừng chảy. Tinh thần vượt khó ấy đã tạo nền tảng vững chắc để Nhà máy phát triển mạnh mẽ qua từng thời kỳ.
Sau nhiều lần mở rộng và nâng cấp, Nhà máy nước Thủ Đức hiện nay đạt công suất tối đa 750.000 m³/ngày, đồng thời tiếp nhận thêm 100.000 m³/ngày từ Công ty Cấp nước Bình An. Với tổng công suất này, Nhà máy đáp ứng gần 50% nhu cầu nước sạch của TP.HCM với khoảng 13 triệu dân. Dù gặp phải sự cố hay những giờ cao điểm, Nhà máy luôn đảm bảo phát bù sản lượng, duy trì nguồn nước liên tục cho cư dân và doanh nghiệp. Nhờ vậy, củng cố niềm tin của nhân dân và vị thế đáng tự hào trong lĩnh vực cấp nước sạch của Thành phố mang tên Bác.
Đáng chú ý, Nhà máy cũng đã thực hiện hàng loạt dự án nâng cấp quan trọng, như xây dựng bể chứa nước sạch dung tích 100.000m³, lắp đặt hệ thống hút bùn tự động cho các bể lắng và nghiên cứu công nghệ khử trùng bằng tia cực tím. Theo các chuyên gia trong ngành, những nỗ lực này không chỉ giúp tăng công suất xử lý mà còn giảm thiểu tác động đến môi trường, đưa Nhà máy tiến gần hơn tới mục tiêu phát triển bền vững.
Với sự hoạt động ổn định và tin cậy, Nhà máy nước Thủ Đức đã trở thành “trung tâm điều tiết” áp lực và sản lượng cho toàn bộ hệ thống cấp nước. Nhà máy sẽ điều tiết giảm khi mạng lưới tiếp nhận nguồn nước mới và sẽ phát tăng dần khi mạng lưới ổn định. Nhà máy sẽ phát bù sản lượng khi có bất kỳ Nhà máy nào trong hệ thống gặp sự cố. Nhà máy cũng sẽ điều tiết nhằm đảm bảo sản lượng tiêu thụ trên mạng lưới vào những giờ cao điểm và thấp điểm.
Tiếp nối thành quả trong quá khứ
Trước những biến động của khu vực và thế giới, tập thể lãnh đạo và các kỹ sư và toàn thể người lao động Nhà máy luôn ý thức rõ con đường phía trước sẽ còn nhiều thử thách. Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đang ngày một tác động mạnh mẽ hơn đến chất lượng nước sông Đồng Nai - nguồn cung cấp chính cho Nhà máy.
Do đó, nhằm đem lại nguồn nước sạch cho người dân và ứng phó với những thách thức này, Nhà máy đã chủ động triển khai các giải pháp phối hợp hiệu quả, như hợp tác với Nhà máy Thủy điện Trị An để xử lý tình trạng xâm nhập mặn trong mùa khô. Bên cạnh đó, Nhà máy không ngừng nâng cấp công nghệ xử lý nước và duy trì bảo trì hệ thống, nhằm đảm bảo sản xuất ổn định và liên tục, cung cấp nước sạch cho người dân.
Đặc biệt, Nhà máy nước Thủ Đức không ngừng đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng nước cấp. Việc thay thế phèn nhôm bằng PAC (Poly Aluminium Chloride) đã giảm lượng hóa chất cần thiết, tăng hiệu quả xử lý và bảo vệ môi trường.
Không chỉ vậy, Nhà máy còn tiên phong áp dụng công nghệ lắng lamen, sử dụng than hoạt tính trong bể lọc và triển khai hệ thống giám sát chất lượng nước trực tuyến, đảm bảo nước đầu ra đạt tiêu chuẩn QCVN 01:2009/BYT. Những cải tiến này không chỉ giúp nâng cao chất lượng nước mà còn hướng tới mục tiêu cung cấp nước đạt tiêu chuẩn uống trực tiếp tại vòi trong tương lai.
Song song với nhiệm vụ đổi mới áp dụng công nghệ, đội ngũ lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Nhà máy sẽ tiếp tục phát huy vai trò là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cho ngành cấp nước TP.HCM. Từ năm 2010 - 2014, hơn 4.000 sinh viên, học sinh đã đến tham quan và học tập tại đây, tạo tiền đề cho thế hệ kỹ sư, công nhân trẻ kế thừa và phát triển ngành cấp nước. Nhà máy cũng dẫn đầu phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật, với hơn 26 sáng kiến từ năm 2002 - 2012, mang lại giá trị làm lợi lên tới 8,6 tỷ đồng.
Nhìn lại hành trình 58 năm hình thành và phát triển, trải qua những thăng trầm của lịch sử Thành phố, Nhà máy nước Thủ Đức không chỉ là một công trình hạ tầng thiết yếu mà còn là biểu tượng của niềm tin, tự hào và sức mạnh vượt qua mọi thử thách của người dân và ngành nước TP.HCM.
PV
Lịch sử Hội Cấp thoát nước Việt Nam
Cấp nước Gia Định: Tiếp tục tăng cường hoạt động sản xuất, kinh doanh cuối năm 2024
VWSA - TVET: Hợp tác nhằm phổ biến kiến thức về Xử lý nước thải đến với cộng đồng
Tìm giải pháp kỹ thuật, vị trí làm đường ống dẫn nước từ sông Hồng vào hồ Tây
Đọc thêm
SAWACO: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao chất lượng dịch vụ
Xây dựng hệ thống cấp nước thông minh, ứng dụng SCADA và giám sát từ xa để quản lý tập trung là một trong những hướng đi nổi bật của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) trong thời gian qua.
Cấp nước Gia Định: Tiếp tục tăng cường hoạt động sản xuất, kinh doanh cuối năm 2024
Trong những ngày cuối cùng của năm 2024, Công ty CP Cấp nước Gia Định đẩy mạnh rà soát, đôn đốc, kiểm tra nhằm đảm bảo cấp nước an toàn ổn định cho khách hàng, giảm tỉ lệ thất thoát nước, tăng cường chuyển đổi số…
SAWACO phấn đấu tăng công suất cấp nước lên 3,6 triệu m3/ngày vào năm 2030
Nhằm nâng cao chất lượng cấp nước đến người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) sẽ triển khai một số giải pháp trọng tâm hướng tới tăng công suất cấp nước lên 3,6 triệu m3/ngày vào năm 2030.
Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn khánh thành công trình lắp đặt tuyến ống cấp 1
Đây là công trình thi đua tiêu biểu nhằm chào mừng sự kiện 150 năm ngành Cấp nước Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP.HCM công nhận và gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam và kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Cấp nước Tân Hòa ứng dụng công nghệ, hướng đến nguồn năng lượng xanh
Hưởng ứng xu hướng sử dụng nguồn năng lượng xanh có thể tái tạo của toàn thế giới, Công ty CP Cấp nước Tân Hòa (Cấp nước Tân Hòa) thuộc Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV đã ứng dụng tấm pin năng lượng mặt trời vào công tác vận hành tủ điều khiển đồng hồ tổng DMA tại các phường trên quận Tân Bình và Tân Phú.
Cấp nước Bến Thành diễn tập cấp nước an toàn, ứng phó sự cố
Thực hiện Kế hoạch liên tịch số 4251/KH-CNBT-KT ngày 06/11/2024 giữa UBND Phường 1, Quận 03, Thành phố Hồ Chí Minh, vào sáng ngày 15/11/2024, Công ty CP Cấp nước Bến Thành đã thực hiện diễn tập cấp nước an toàn tại chung cư Nguyễn Thiện Thuật với tình huống “Bể tuyến ống Ø200DI hẻm 251 Nguyễn Thiện Thuật (đoạn từ số 22 Lô G đến số 26 Lô G)”.
Tập đoàn Bình Minh Việt: Ước vọng nâng tầm uy tín Việt Nam trên bản đồ ngành vật liệu xây dựng thế giới
Sẵn sàng từ bỏ sự ổn định về kinh tế để dấn thân vào một hành trình mới với tinh thần dân tộc và khát vọng nâng tầm thương hiệu Việt, Tập đoàn Bình Minh Việt (BVG) quyết tâm đặt mục tiêu trở thành thương hiệu quốc gia, định hình doanh nghiệp Việt.
Việt An: 14 năm bền bỉ mang tới các giải pháp đo lường
Với hơn 1.000 trạm quan trắc và 14 năm kinh nghiệm hợp tác cùng 1.500 tổ chức, Công ty CP Kỹ thuật Môi trường Việt An luôn nỗ lực mang tới các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực quan trắc môi trường và thiết bị đo lường công nghiệp.
Việt Nam - Hàn Quốc: Hợp tác nâng cao năng lực ngành Nước
Đây là nội dung chính được thảo luận trong cuộc gặp mặt giữa Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) với Hội Công trình Nước và Nước thải Hàn Quốc (Hội nước Hàn Quốc) và Tổng Công ty Tài nguyên Nước Hàn Quốc (K-Water) vào sáng 28/11 vừa qua.