Nhiệt độ
Ngày Thất thoát Nước Thế giới
Mỗi ngày, ước tính có 346 triệu mét khối nước bị thất thoát, thất thu trên toàn thế giới, tương đương với 39 tỷ đô la Mỹ mỗi năm, theo đánh giá của Hội Nước Quốc tế (IWA). Tài nguyên nước bị hao phí gây tổn thất lớn về môi trường và kinh tế, nhưng đây chưa phải một vấn đề được nhiều người quan tâm.
Để nâng cao nhận thức và hiểu biết của thế giới về vấn đề trên, năm 2019 IWA đã ấn định ngày 4/12 hàng năm là Ngày Thất thoát Nước Thế giới - World Water Loss Day.
Hiện nay, việc kỷ niệm sự kiện này chưa được hưởng ứng rộng rãi, nhưng đã có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ, các nhà nghiên cứu và cá nhân làm việc trong ngành Nước nhận định về tầm quan trọng của vấn đề trên bằng cách chia sẻ thông tin, bài viết và cảm nhận của bản thân trên các trang mạng xã hội.
Vấn đề thất thoát nước trở thành tâm điểm thảo luận của ngành Nước quốc tế sau khi con số 131,5 triệu mét khối - lượng nước thất thoát, thất thu mỗi ngày trên thế giới - được thống kê trong một báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2006. IWA nhận định nếu giảm được 30% lượng thất thoát này này sẽ giúp cung cấp nước cho 800 triệu người dân.
Trong giai đoạn 2000-2020, đã có thêm 2 tỷ người trên thế giới trực tiếp tiếp cận với nước hợp vệ sinh. Đến năm 2020, độ phủ của dịch vụ nước sạch tại các khu vực đô thị toàn cầu đã đạt 86%, nhưng đây lại chính là những điểm nóng về thất thoát, thất thu nước, một báo cáo do hai tổ chức WHO và UNICEF soạn thảo cho biết.
Nhận thức không đúng rằng nước là một nguồn tài nguyên vô tận, tầm nhìn ngắn hạn tập trung vào lợi nhuận, cũng như các rào cản về chính sách và kinh tế đã tạo nên một bố cục khó xoay chuyển đối với vấn đề thất thoát nước.
Với xu hướng đô thị hóa hiện nay và dự báo dân số thế giới sẽ vượt 9 tỷ người vào năm 2050, chúng ta cần hiểu và đánh giá khách quan về vấn đề thất thoát nước theo nhiều khía cạnh khác nhau.
Bài toán kỹ thuật
Theo một báo cáo năm 2011 của Tạp chí Phát triển Tài nguyên Nước Thế giới, vấn đề thất thoát, thất thu nước sạch có thể chia thành ba loại, bao gồm nước bị mất “thật” do rò rỉ đường ống, nước không thể thu phí từ người sử dụng do sai số của đồng hồ nước và nước sạch đã đến tay người dùng nhưng chính quyền không thu phí.
Nói đơn giản, việc giảm thất thoát nước trong hệ thống có thể thực hiện bằng cách cắt giảm thời gian phát hiện sự cố rò rỉ. Những hệ thống được kiểm tra định kỳ có phản ứng chậm hơn so với hệ thống đã lắp đặt máy cảm biến hiện đại, từ đó, hiệu quả xử lý rò rỉ cũng khác nhau.
Đối với nhiều quốc gia trên thế giới, việc đầu tư vào một hệ thống cấp nước thông minh không khả thi do thiếu nguồn lực kinh tế. Sau khi phát hiện rò rỉ, họ cũng cần huy động nhân lực và tài chính để thực hiện bảo trì. Về lâu dài, đây là một khoản kinh phí không nhỏ, nên các công ty cấp nước cần chủ động cải thiện toàn bộ hệ thống để giảm thất thoát nước.
Cân bằng lợi ích đa bên
Nhiều công ty cấp nước trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý hệ thống, khống chế lượng nước bị rò rỉ. Nhưng khi đối mặt với quyết định giảm thiểu thất thoát nước, mục tiêu hoạt động xoay quanh lợi ích kinh tế có thể trở thành rào cản, khiến các công ty không thể hành động. Lợi nhuận thu được từ việc tối ưu hóa hệ thống cấp nước không bù đắp được số tiền đầu tư vào việc bảo dưỡng, bảo trì. Do nước chưa qua xử lý hoàn toàn miễn phí, nhiều công ty quyết định không cắt giảm nước thất thoát, thất thu.
Để giảm thiểu nước thất thu, công ty cấp nước cần tăng cường quản lý, rà soát những điểm sử dụng nước trái phép, đồng thời cải thiện độ chính xác của đồng hồ. Chi phí thực chất cho khoản đầu tư này không hề nhỏ, chưa kể đến những tổn thất về mặt chính trị liên quan tới việc áp đặt quản lý đối với nước dùng trái phép.
Tại thành phố Karachi, Pakistan, nước sạch quý như tiền. Theo lẽ đó, nó cũng trở thành một công cụ chiếm đoạt quyền lực, khống chế chính quyền của các băng đảng “mafia nước”, một bài đăng trên báo The Times (Anh) đầu tháng 12 cho biết.
Theo bài báo, đường ống nước sạch thành phố thuộc sự sở hữu của chính quyền. Hệ thống đường ống ấy kết nối mọi ngóc ngách của Karachi, nhưng nó chỉ có nước vài ngày trong tuần. Một số hộ gia đình có kết nối trực tiếp với hệ thống cấp nước, nhưng một số khác lấy nước từ các cây nước công cộng. Các băng đảng khai thác nước sạch bất hợp pháp, hay “mafia nước”, thường xuyên lấy trộm từ những tuyến trung ương - công cộng này để có nước dùng riêng hoặc bán lại cho dân chúng.
Các dịch vụ công tại Pakistan còn nhiều thiếu sót, trong đó vấn đề về nước đã trở nên đặc biệt nhạy cảm, dễ gây xung đột. Các phe phái chính trị thường xuyên lắp đặt vòi nước công cộng để giành phiếu bầu, trong khi sự tham gia của các nhân vật quân sự và chính trị trong các nhóm mafia đã không còn là bí mật. Nhiều cư dân nơi đây đổ lỗi cho “mafia nước”, nhưng họ cũng bị phụ thuộc vào những nhóm này.
Tại Pakistan và nhiều quốc gia khác trên thế giới, xung đột chính trị về tài nguyên nước sẽ tiếp tục gia tăng khi nước ngày càng trở nên khan hiếm do hoạt động khai thác của con người và những tác động của biến đổi khí hậu lên lượng mưa và nhiệt độ toàn cầu.
Ngược lại, tại những khu vực không thiếu nước, vấn đề thất thoát nước trong hệ thống lại là vô hình, không hề ảnh hưởng tới các hoạt động thường ngày của người dân.
Việc quản lý tài nguyên nước hiệu quả là một vấn đề ngày càng cần phải xử lý. Mặc dù phần lớn nước được dùng trong nông nghiệp, song cải thiện quản lý nước đô thị sẽ góp phần không nhỏ trong bảo vệ tài nguyên nước, nhất là với xu hướng đô thị hóa của thế giới. Vì thế, việc giảm thiểu thất thoát nước cũng là một phần quan trọng trong bài toán đảm bảo an toàn, an ninh nguồn nước cho các thế hệ tương lai.
Lịch sử Hội Cấp thoát nước Việt Nam
DEVIWAS nỗ lực mang tới các giải pháp về đồng hồ nước và công nghệ đồng hồ nước thông minh
Molecor hợp tác phân phối và chuyển giao công nghệ với tập đoàn Bình Minh Việt
Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đồng hành cùng sự phát triển của cộng đồng
Đọc thêm
SAWACO: Chuyển mình cùng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế
Với mục tiêu triển khai chương trình “Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng giai đoạn 2022 - 2026”, SAWACO và các đơn vị cấp nước thành viên đã mạnh dạn ứng dụng các giải pháp khoa học - công nghệ, giao lưu hợp tác quốc tế nhằm bảo đảm cấp nước an toàn, phát triển khách hàng và giảm thất thoát nước trên địa bàn TPHCM.
Vietnam Water Week 2024 khép lại với nhiều khoảnh khắc đáng nhớ
Sau ba ngày diễn ra, sự kiện Vietnam Water Week (VWW) 2024 đã chính thức khép lại với nhiều khoảnh khắc đáng nhớ. Cũng trong buổi lễ bế mạc, lãnh đạo VWSA cũng bày tỏ niềm vui khi sự kiện VWW năm nay được báo chí, truyền thông và các tổ chức quốc tế đánh giá cao
Nhiều công nghệ kỹ thuật mới được giới thiệu tại Vietnam Water Week 2024
Chiều 7/11, các doanh nghiệp ngành Nước đến từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có phần giới thiệu, trình bày về các công nghệ thiết bị tiên tiến, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Luật Cấp Thoát nước được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vướng mắc hiện thời
Nghị định số 117/2007/NĐ-CP và Nghị định số 80/2014/NĐ-CP quy định về Cấp Thoát nước đã tồn tại gần hai thập kỷ. Do đó, dự thảo Luật Cấp Thoát nước sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần thứ nhất tại kỳ họp tháng 5/2025 và thông qua tại kỳ họp tháng 10/2025 với mong muốn tháo gỡ những khó khăn hiện thời.
HueWACO và Cục nước Đài Bắc (TWD) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác
Thực hiện mục tiêu đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường kết nối và chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn trong các lĩnh vực thuộc ngành Nước, chiều ngày 06/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận Hợp tác (MOU) giữa Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế (HueWACO) và Cục nước Đài Bắc (TWD), giai đoạn 2024 – 2027.
Hơn 1.000 đại biểu tham dự Lễ khai mạc sự kiện Vietnam Water Week 2024
Sáng 6/11, Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Vietnam Water Week 2024 đã chính thức khai mạc trong thể tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia. Sự kiện do Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức thu hút sự tham gia của hơn 1.000 đại biểu trong nước và quốc tế.
Chế độ ăn nhanh của người Mỹ đang làm quá tải nguồn nước ngầm
Chế độ ăn nhanh với nhiều thịt gà, pho mát đang dần trở nên phổ biến hơn trên toàn nước Mỹ. Điều này tạo ra sự thay đổi lớn đối với nền nông nghiệp xứ cờ hoa và tạo ra sức ép lớn cho nguồn nước ngầm quý giá trong cả nước.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế - “chìa khóa” cho sự phát triển ngành Nước tại Việt Nam
Ba quý đầu năm 2024, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã tiếp đón và làm việc với các tổ chức, đơn vị ngành Nước đến từ 10 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là tín hiệu cho thấy nhiều triển vọng hợp tác với những dự án và hoạt động phát triển ngành Nước.
Đoàn công tác VWSA tham dự Hội nghị và Triển lãm quốc tế PWWA lần thứ 30 (Philwater2024)
Đoàn công tác của Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) do Phó Viện trưởng Viện CTN&MT Hạ Thúy Hạnh làm trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị và Triển lãm quốc tế PWWA lần thứ 30 (Philwater2024) từ ngày 23 đến 25/10 tại Boracay (Philippines).