Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Công nghiệp Pháp tìm giải pháp trước nguy cơ căng thẳng về nước

Khan hiếm nước hiện là mối đe dọa với các doanh nghiệp Pháp, đáng ngại hơn cả giá năng lượng cao và căng thẳng nguồn cung, TTXVN đưa tin.

Với hiện tượng hạn hán ngày càng trầm trọng, một số ngành đặc biệt tiêu thụ nhiều nước đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt trong tương lai, bao gồm các ngành công nghiệp hóa chất, giấy và thực phẩm, bản tin của TTXVN từ Paris dẫn nhận định của nhật báo Le Monde (Pháp) trong bài đăng ngày 1/9. 

Le Monde đã có bài dự báo về tác động của tình trạng hạn hán đối với các ngành công nghiệp tại Pháp và giải pháp để đối phó với nguy cơ căng thẳng về nước. 

Họa vô đơn chí 

Theo Le Monde, các doanh nghiệp đang đối mặt với khó khăn dồn dập. Ngoài thách thức do giá điện và khí đốt tăng cao cùng tình trạng thiếu chất bán dẫn và căng thẳng nguồn cung của một số nguyên liệu thô, các doanh nghiệp còn đối mặt với một mối đe dọa khác xa hơn nhưng đáng lo ngại hơn, đó là khan hiếm nước.

Tình trạng hạn hán trong những tuần gần đây đã khiến các công ty phải nâng cao ý thức khi khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên này và có trách nhiệm sử dụng một cách tiết kiệm nhất.

Ngành công nghiệp Pháp tìm kiếm giải pháp trước nguy cơ căng thẳng về nước - Ảnh 1.

Sông Loire cạn nước khi trận hạn hán lịch sử xảy ra tháng 8/2022. Ảnh: Reuters

Nền công nghiệp Pháp hiện đang tiêu thụ 2,5 tỷ mét khối nước mỗi năm, chiếm 8% tổng lượng nước ngầm và sông ngòi. Hạn hán đã khiến chính phủ phải áp đặt các quy định hạn chế sử dụng nước ở một số khu vực vào mùa cao điểm.

Bộ Chuyển đổi sinh thái cảnh báo một số lĩnh vực tiêu thụ nhiều nước sẽ có nguy cơ thiếu hụt trong tương lai, đặc biệt là các ngành công nghiệp hóa chất (hóa dầu, kiểm dịch thực vật, dược phẩm…), hiện đang chiếm 25% đến 30% lượng nước tiêu thụ, các nhà máy sản xuất giấy (10%) và nông sản (8%) và các sản phẩm từ sữa và sản xuất bia.

Tình trạng này, tuy vẫn trong tầm kiểm soát, nhưng sẽ không thể kéo dài.

Tập đoàn điện lực Pháp (EDF) đang gặp khó khăn thường xuyên trong việc làm mát các lò phản ứng hạt nhân nằm trên bờ sông Rhône, sông Loire, Garonne và Moselle. Các chủ tàu trên sông đã phải đối phó với sự sụt giảm của mực nước sông Rhine và các kênh đào lớn.

Một nghiên cứu thăm dò nguồn nước mang tên "Khám phá năm 2070" do Cục Nghiên cứu Địa chất và Khai khoáng Pháp triển khai vào năm 2012 cho biết mức bổ sung nước ngầm đã giảm đáng kể so với giai đoạn 1961-1990 (từ 10% xuống 25%) và dòng chảy trung bình của các nguồn nước có thể giảm từ 10% đến 40%.

Tuyến công nghiệp huyết mạch Paris-Rouen-Le Havre sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều do dòng chảy của sông Seine giảm 20%, tương tự đối với sông Garonne và các nhánh của sông này.

"Nước Pháp đang biến đổi theo hướng khí hậu bán khô hạn", chuyên gia tư vấn công nghiệp Franck Galland của Quỹ Nghiên cứu Chiến lược, và là tác giả của cuốn sách "Chiến tranh và Nước" (Robert Laffont, 2021, 180 trang), cho biết.

"Trong 20 năm nữa, sẽ có khoảng 10% đến 20% lượng nước trên bề mặt hoặc trong mạch nước ngầm mất đi. Vì khi lượng khí thải carbon giảm, lượng nước thải cũng sẽ giảm", ông nói thêm.

Thay đổi công nghệ, ứng dụng tái chế

Mặc dù là nơi mà nước được quản lý tốt hơn so với nhiều quốc gia khác, nhưng Pháp cũng không tránh khỏi tình trạng thiếu nước phục vụ các ngành công nghiệp. 

Vào năm 2019, hội nghị về nước do chính phủ tổ chức đã đặt mục tiêu giảm lượng nước khai thác tổng thể xuống 10% trong 5 năm và 25% trong 15 năm, đồng thời phân bổ sử dụng nước hợp lý hơn.

Nhưng trên thực tế, theo Liên đoàn các hiệp hội sử dụng nước công nghiệp, từ khoảng 10, thậm chí 20 năm trở lại đây, những tập đoàn lớn như PSA, Renault, Michelin, Saint-Gobain, SNCF, Paprec, Colas, Smurfit Kappa… đã thực hiện các chính sách tiết kiệm nước theo hướng cải thiện quy trình sản xuất.

Ví dụ vào năm 1995, để sản xuất một chiếc ô tô, PSA cần sử dụng 15 mét khối nước, nhưng 20 năm sau, cũng với sản phẩm này, tập đoàn chỉ cần 3,5 mét khối. Năm 1990 sản xuất 1 tấn giấy sẽ cần đến 40 mét khối nước, nhưng ở năm 2017 chỉ cần 23 mét khối.

Ngay cả cho đến nay, khi các tập đoàn công nghiệp đã trả lại thiên nhiên hơn 90% tài nguyên nước, họ vẫn phải tiếp tục nghiên cứu cải tiến kỹ thuật để sử dụng càng ít nước càng tốt. 

Ông Galland cảnh báo: "Các doanh nghiệp sẽ phải thay đổi thiết bị. Họ cũng cần có ý thức và minh bạch hơn trong việc sử dụng nguồn tài nguyên có hạn này".

Ông cũng nhấn mạnh: "Pháp sẽ cần nhiều công nghệ hơn, số hóa các mạng lưới, kết nối chúng với nhau, tạo ra các trạm cứu hộ, thúc đẩy quá trình nạp nước ngầm nhân tạo và tái sử dụng nhiều nước thải hơn".

Ngành công nghiệp Pháp tìm kiếm giải pháp trước nguy cơ căng thẳng về nước - Ảnh 2.

Ngành công nghiệp Pháp cần nghiên cứu cải tiến kỹ thuật trước nguy cơ căng thẳng nước.
Ảnh chụp một nhánh sông Loire trong trận hạn hán lịch sử tháng 8/2022. Nguồn: Reuters

Pierre Ribaute, Giám đốc điều hành các hoạt động về nước của Veolia tại Pháp, khi trình bày về thiết bị mới cho nhà máy xử lý nước thải, đã nhấn mạnh: "Công nghệ tái sử dụng nước thải đã qua xử lý đang thể hiện tiềm năng to lớn trong bối cảnh khan hiếm tài nguyên và hiện tượng hạn hán ngày càng trầm trọng trong lãnh thổ".

Tuy nhiên, việc tái sử dụng nước thải tại Pháp lại bị giới chức y tế hạn chế và chỉ chiếm có 0,3%, trong khi tỷ lệ này ở Italy là 10%, Tây Ban Nha 15%, Singapore 30% và Israel 87%. 

Ở Pháp, trong số 8,4 tỷ mét khối nước thải được xử lý mỗi năm, chỉ có 1,6 tỷ mét khối có thể được sử dụng trong một quy trình khép kín, chủ yếu phục vụ việc rửa đường, rửa xe, hoặc vệ sinh mạng lưới thoát nước tưới tiêu nông nghiệp. 

Gần đây, việc sử dụng nước thải tái chế mới được mở rộng một cách "rụt rè" để phục vụ tưới tiêu nông nghiệp và làm mát không gian xanh ở các thành phố.

Theo Liên minh các doanh nghiệp và tập đoàn công nghiệp quốc gia, mức tái sử dụng nước thải 0,3% này là "không thỏa đáng". 

ÔngGalland cho rằng để đáp ứng yêu cầu của châu Âu về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có nước, Pháp sẽ phải tính nâng tỷ lệ tái sử dụng nước thải, đặc biệt khi các ngành công nghiệp truyền thống sử dụng nhiều nước không kém các lĩnh vực công nghệ mới như sản xuất chất bán dẫn, hay phát triển các lĩnh vực chiến lược cần nước siêu tinh khiết.

Một thị trường tiềm năng cho việc tái sử dụng nước thải đã qua xử lý, hay còn gọi là "nước xám", đang mở ra hướng đi mới cho các công ty như Veolia, Suez hay SAUR của Pháp. 

Tuy nhiên, khi tất cả các giải pháp kỹ thuật đã được áp dụng và nguồn nước đã cạn kiệt, rất có thể nước này sẽ phải tính đến việc chuyển các hoạt động ngốn nhiều nước sang các vùng có nguồn thủy lợi phong phú hơn, như Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador đã đề xuất cho ngành bia của nước ông.

Tác giả:
Thu Hà
Nguồn: TTXVN
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thủ tướng thăm hỏi người dân vùng khô hạn Ninh Thuận, kiểm tra công trình thuỷ lợi Tân Mỹ

Thủ tướng thăm hỏi người dân vùng khô hạn Ninh Thuận, kiểm tra công trình thuỷ lợi Tân Mỹ

Trưa 28/4, nhân chuyến công tác tại Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành thời gian đến thăm hỏi, động viên người dân bị ảnh hưởng bởi hạn hán; thị sát, kiểm tra công trình thuỷ lợi Tân Mỹ và các giải pháp ứng phó của tỉnh.

Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát cống ngầm dưới lòng sông Tô Lịch

Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát cống ngầm dưới lòng sông Tô Lịch

Bí thư Thành ủy Hà Nội đã trực tiếp kiểm tra hệ thống cống ngầm dưới lòng sông tại ngã ba sông Lừ - sông Tô Lịch trong buổi kiểm tra tiến độ thi công dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.

Cà Mau chuẩn bị đưa hồ cung cấp nước cho 11.000 hộ dân vào sử dụng

Cà Mau chuẩn bị đưa hồ cung cấp nước cho 11.000 hộ dân vào sử dụng

Hồ chứa nước ngọt có vốn đầu tư 248 tỷ đồng dự kiến hoàn thành trong tháng 5 tới, cung cấp nước ngọt cho 11.000 hộ.

Hội nhập quốc tế là “chìa khóa” cho sự phát triển của ngành Cấp Thoát nước

Hội nhập quốc tế là “chìa khóa” cho sự phát triển của ngành Cấp Thoát nước

Chỉ tính riêng tháng 3/2024, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã tiếp đón các tổ chức, doanh nghiệp quốc tế đến từ 8 quốc gia trên thế giới. Qua đó mở ra triển vọng hợp tác với những dự án và hoạt động cụ thể phát triển ngành Nước Việt Nam.

Quốc tế 12/04/2024
100% sinh viên Cấp Thoát nước có việc làm sau khi tốt nghiệp

100% sinh viên Cấp Thoát nước có việc làm sau khi tốt nghiệp

Kỹ thuật Cấp Thoát nước và Môi trường vốn là chuyên ngành cốt lõi trong xây dựng, quản lý đô thị thông minh với cơ hội việc làm rộng mở. Khi BĐKH ngày càng diễn biến phức tạp, áp lực lên hạ tầng cấp nước và thoát nước ở các đô thị, khu công nghiệp ngày càng gia tăng, thì nguồn nhân lực ngành Cấp Thoát nước càng cần thiết.

Các nước phát triển hệ thống thoát nước, chống ngập như thế nào?

Các nước phát triển hệ thống thoát nước, chống ngập như thế nào?

Các quốc gia trên thế giới từ lâu đã chú trọng việc xây dựng và phát triển hệ thống thoát nước, chống ngập nhằm hạn chế thấp nhất những tác động của mưa lớn, lũ lụt đối với đời sống người dân.

Thủ tướng gửi công điện yêu cầu bảo đảm nước sinh hoạt cho người dân ĐBSCL

Thủ tướng gửi công điện yêu cầu bảo đảm nước sinh hoạt cho người dân ĐBSCL

Ngày 8/4/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 34/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành và UBND các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) tập trung bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân trong các đợt xâm nhập mặn.

SAWACO nỗ lực đảm bảo nguồn cung nước sạch cho 10 triệu dân TP.HCM

SAWACO nỗ lực đảm bảo nguồn cung nước sạch cho 10 triệu dân TP.HCM

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) cho biết hiện nay nguồn nước sạch đảm bảo đáp ứng cho 10 triệu dân TP.HCM, với tổng công suất 2,4 triệu mét khối/ngày đêm của toàn hệ thống.

Trao đổi 09/04/2024
Thúc đẩy bình đẳng giới và hòa nhập xã hội trong ngành Cấp Thoát nước

Thúc đẩy bình đẳng giới và hòa nhập xã hội trong ngành Cấp Thoát nước

Sáng ngày 5/4/2024, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) và Cơ quan hợp tác ngành nước Úc (AWP), Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT) cùng một số đơn vị khác đã tổ chức hội thảo trực tuyến chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy bình đẳng giới và hòa nhập xã hội trong ngành Cấp Thoát nước.

Quốc tế 09/04/2024
Top