Nhiệt độ
Ngành Cấp nước Việt Nam vật lộn vượt khó
Ngành Nước Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn nội tại, từ chính sách, quản lý tới ý thức người dân trong khi kinh tế thế giới chậm lại sau đại dịch COVID-19.
Việt Nam là một trong những nền kinh tế sớm bắt đầu giai đoạn khôi phục sau đại dịch, mở cửa sớm để thu hút du lịch từ giữa tháng 3/2022 và tạo đà bứt phá cho các ngành công nghiệp, xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.
Chốt năm 2022, GDP của Việt Nam ước tăng 8,02% so với năm trước, tốc độ nhanh nhất từ năm 2007, số liệu của Tổng cục Thống kê cho hay.
Trong bối cảnh thuận lợi ấy, ngành cấp nước toàn quốc đã ghi được nhiều kết quả đáng khích lệ, khi tỷ lệ người dân đô thị dùng nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung tăng 2,2 điểm phần trăm so với năm 2021, Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) Công ty CP Cấp nước Nam Định Trần Đăng Quý cho hay.
Tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch trong toàn quốc năm 2022 giảm 0,7 điểm phần trăm so với năm trước xuống còn 16,5%, ông Quý phát biểu tại Hội nghị thường trực Chi hội cấp thoát nước miền Bắc sáng 25/2 vừa qua tại thành phố Hà Tĩnh.
Riêng tại miền Bắc, sản lượng nước tiêu thụ của các công ty thành viên trong Chi hội đạt 830,5 triệu m3, tỷ lệ thất thoát nước bình quân giữ ở mức 17%, doanh thu trước thuế đạt 8.550 tỷ đồng.
Khó khăn nội tại
Trong nước, khi các chính sách chồng chéo, công tác quản lý lỏng lẻo, ý thức bảo vệ vệ sinh môi trường của người dân chưa cao, nên dù ngành Nước có một số thành tích trong năm 2022, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành vẫn gặp không ít những khó khăn.
Điều này cho thấy tính cấp thiết của việc xây dựng và hoàn thiện Luật Cấp Thoát nước nhằm từng bước tháo gỡ vướng mắc, đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch ngày càng tăng cao của người dân.
Là một trong những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Quảng Ninh có nhiều thuận lợi từ điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch, mỗi năm thu hút hàng triệu lượt du khách trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, giãn cách xã hội do đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP Cấp nước Quảng Ninh khi ngành du lịch đóng góp tới hơn 25% doanh thu sử dụng nước sạch trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch HĐQT Vũ Văn Tuấn phát biểu tại hội nghị ở Hà Tĩnh.
Ngoài ra, chi phí sản xuất và cung cấp nước sạch tới người dân gần đây có xu hướng tăng do ảnh hưởng từ những khó khăn trong kinh tế và căng thẳng về năng lượng toàn cầu.
Ông Tuấn cũng nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp cấp nước đang phải chịu nhiều loại phí chồng phí, ví dụ như phí khai thác và sử dụng tài nguyên nước, gồm cả nước mặt và nước ngầm, phí thủy lợi, phí bảo vệ rừng… Trong khi đó, giá nước sạch trong nhiều năm gần như không tăng, khiến lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh.
Chủ tịch HĐQT Công ty CP Cấp nước Thanh Hóa Nguyễn Huy Nam, người đã nhiều năm cống hiến cho ngành Nước, nhận định có năm khó khăn lớn đang tồn tại, do chính sách hiện còn nhiều bất cập.
Đầu tiên là đảm bảo an ninh và chất lượng nguồn nước còn yếu khi ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao. Nguồn nước mặt ở nhiều khu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng do rác thải sinh hoạt, chăn nuôi, trồng trọt chưa qua xử lý đổ thẳng ra ao hồ. Nước ngầm tiếp tục suy giảm bởi nhiều nhà hàng, khách sạn sử dụng nước giếng tự khoan để cung cấp dịch vụ.
Khó khăn tiếp theo xuất hiện trong quá trình cổ phần hóa, mở rộng thị trường.
Ông Nam nói ngành Nước là một ngành kinh tế đặc thù, yêu cầu chi phí đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn lâu. Các doanh nghiệp trong ngành phải đóng 20% thuế thu nhập, đến khi các nhà đầu tư nhận được cổ tức lại phải đóng tiếp 5% thuế. Điều này đã dẫn đến khó thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Thứ ba là việc đầu tư, mở rộng hệ thống cấp nước sạch đến các khu vực nông thôn hay vùng sâu vùng xa còn nhiều bất cập, lãng phí nguồn vốn khi chưa tính toán chính xác về nhu cầu đầu tư.
Nhiều công trình cấp nước đã được chính quyền một số địa phương hỗ trợ đầu tư xây dựng, song do quản lý yếu kém nên không sử dụng được. Trong khi đó nhiều địa phương khác đang mong được sử dụng nước sạch lại chưa có nguồn vốn để triển khai.
Thứ tư là việc tuyển dụng nhân lực ngành Nước ngày một khó khăn, đặc biệt là với các cán bộ, công nhân viên có trình độ cao do chính sách của nhà nước cho việc trả lương chưa tương xứng với trình độ.
Thứ năm là theo Quyết định 2147/QĐ-TTg ngày 24/11/2010 phê duyệt Chương trình quốc gia chống thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2025, việc giảm thất thoát nước sạch xuống dưới 15% là rất khó thực hiện.
Để đạt mục tiêu trên cần một nguồn vốn lớn để bảo trì, tu dưỡng, kiểm soát toàn bộ hệ thống cấp nước đã có tuổi thọ hàng chục năm, trong khi các doanh nghiệp đều đang thiếu nguồn vốn đầu tư, lẫn kinh nghiệm triển khai, đặc biệt đối với các doanh nghiệp tư nhân.
Cũng tại hội nghị, Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam Nguyễn Ngọc Điệp đánh giá cao nỗ lực, mô hình sản xuất kinh doanh kết hợp với tiến bộ khoa học và công nghệ, nâng cao năng suất lao động của các doanh nghiệp.
Đồng thời, ông Điệp ghi nhận những khó khăn, vướng mắc của ngành Nước và cam kết sẽ cùng các doanh nghiệp nghiên cứu, tìm ra giải pháp và trình lên Chính phủ để xây dựng và sửa đổi Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) nhằm từng bước tháo gỡ những bất cập hiện đang tồn tại.
Ông Điệp cũng nhấn mạnh sự kiện Tuần lễ ngành Nước Việt Nam – Vietnam Water Week 2023 được tổ chức vào cuối tháng 9/2023 sẽ là điểm đến thu hút các nhà đầu tư, các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài trao đổi về công nghệ, sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực cấp thoát nước, nhằm thúc đẩy sự phát triển chung và bền vững vì một ngành Nước an toàn, vững mạnh.
Lịch sử Hội Cấp thoát nước Việt Nam
SAWACO kỷ niệm 150 năm thành lập, đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải: Dự kiến giảm 35-40% tổng số đầu mối
Đại hội Chi hội Cấp Thoát nước miền Nam lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2025-2030
Giải pháp cung ứng nước sạch cho TP. Hồ Chí Minh và các đô thị Việt Nam
Nhìn lại 3 năm tổ chức Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Vietnam Water Week
Đọc thêm
Hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải: Dự kiến giảm 35-40% tổng số đầu mối
Ngày 27/12/2024, Bộ Xây dựng đã tổ chức họp báo và gặp mặt báo chí đầu Xuân Ất Tỵ 2025 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Việt Hùng.
Mạnh dạn trao quyền cho nữ giới trong ngành Cấp Thoát nước
Cấp Thoát nước là ngành kỹ thuật đặc thù, độc hại, nặng nhọc với số đông lãnh đạo và lao động là nam giới. Song thực tế làm việc chứng minh, phụ nữ dù là “phái yếu” nhưng vẫn đảm đương tốt vai trò và nhiệm vụ của mình.
Luật Cấp Thoát nước được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vướng mắc hiện thời
Nghị định số 117/2007/NĐ-CP và Nghị định số 80/2014/NĐ-CP quy định về Cấp Thoát nước đã tồn tại gần hai thập kỷ. Do đó, dự thảo Luật Cấp Thoát nước sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần thứ nhất tại kỳ họp tháng 5/2025 và thông qua tại kỳ họp tháng 10/2025 với mong muốn tháo gỡ những khó khăn hiện thời.
Luật Cấp Thoát nước - Chủ đề quan trọng tại sự kiện Vietnam Water Week 2024
Các quy định của lĩnh vực Cấp Thoát nước (CTN) hiện vẫn đang bị chi phối bởi các luật liên quan, chưa có quy chế hay luật chuyên ngành. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện Luật Cấp, Thoát nước là nhiệm vụ cấp thiết. Đây cũng là chủ đề quan trọng được bàn luận trong khuôn khổ sự kiện Vietnam Water Week 2024 (VWW 2024).
Bộ Xây dựng: Lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước
Ngày 16/8/2024, tại Đà Nẵng, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội nghị Lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn chủ trì.
VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước
Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) vừa chủ trì tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp ý kiến Dự thảo luật Cấp Thoát nước (lần 02). Tại đây, các chuyên gia đã nêu ra nhiều vấn đề còn tồn đọng và cần được giải quyết trong dự thảo Luật.
Đề xuất cụ thể về Quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước trong dự thảo Luật
Đây là nội dung thu hút sự quan tâm của các đại biểu tại Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Luật Cấp Thoát nước (lần 02) do Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức.
Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ 1/7: Bước tiến mới trong bảo vệ tài nguyên nước
Ngày 1/7/2024 đánh dấu một mốc quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên nước khi Luật Tài nguyên nước 2023 được Quốc hội XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6 chính thức có hiệu lực.
Trình Chính phủ dự án Luật Cấp Thoát nước vào tháng 1 năm 2025
Luật Cấp Thoát nước do Bộ Xây dựng chủ trì soạn thảo có thời hạn trình Chính phủ vào tháng 1 năm 2025, thời hạn trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là tháng 2 năm 2025.