Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Luật Đất đai sửa đổi nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất

01/03/2023 16:05

Ngày 15/3 này sẽ kết thúc đợt 2 kéo dài hai tháng rưỡi lấy ý kiến nhân dân đóng góp cho Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai đề xuất đổi mới và nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, mở rộng đối tượng sử dụng đất nông nghiệp, đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, báo Chính Phủ đưa tin ngày 4/1/2023.

Toàn văn dự thảo bộ luật do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì soạn thảo gồm 16 chương, 236 điều đã được công bố tại Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đầu năm 2023.

Việt Nam hiện đang áp dụng Luật Đất đai ban hành từ tháng 11/2013.

Năm vấn đề lớn, quan trọng nhất, xuyên suốt của dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là: quy hoạch; tài chính và định giá; thể chế; cải cách thủ tục hành chính và chuyển dịch đất đai, bài đăng Cổng Thông tin điện tử Chính phủ ngày 14/12/2022 cho hay.

Nội dung lấy ý kiến đóng góp về một số vấn đề trọng tâm của dự thảo gồm: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Phát triển quỹ đất; Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và các thủ tục hành chính, dữ liệu, thông tin đất đai; Cơ chế, chính sách tài chính, giá đất; Chế độ quản lý, sử dụng các loại đất; Phân cấp, giám sát, kiểm soát quyền lực và Hộ gia đình sử dụng đất.

Luật Đất đai sửa đổi nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất - Ảnh 1.

Việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân diễn ra sau khi Quốc hội có ý kiến lần đầu về dự thảo vào kỳ họp tháng 11/2022.

So với Luật Đất đai hiện hành (2013), có một số điểm đáng chú ý liên quan đến chế độ sử dụng các loại đất và các công trình, dịch vụ nước đối với ngành cấp, thoát nước, theo tổng hợp của Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam.

PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến, nguyên Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng) nhận xét dự thảo đã quy định khá đầy đủ về các loại đất tại Điều 11, song chưa đề cập đến đất công trình cấp nước sạch, thoát nước mưa và nước thải (gồm công trình đầu mối, công trình phụ trợ và mạng lưới), báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đưa tin.

Ban soạn thảo cần nghiên cứu, bổ sung các loại đất nói trên, đồng thời rà soát bổ sung kế hoạch sử dụng đất của các công trình này vào nội dung quy hoạch, bài đăng báo Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 2/2/2023 dẫn đề xuất của ông Tiến.

Sử dụng đất liên quan đến nước

Điều 182 của dự thảo quy định về đất có mặt nước là ao, hồ, đầm. Đây là điểm sửa đổi Điều 139 theo luật hiện hành, bổ sung các điều kiện trong sử dụng đất, khi san lấp hay đào ao, hồ đầm với mục tiêu bảo vệ môi trường, phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước.

Điều 183 quy định về đất có mặt nước ven biển, sửa đổi Điều 140 của luật hiện hành, bổ sung yêu cầu bảo vệ chất lượng nước khu vực ven biển, không gây nhiễm mặn các tầng chứa nước dưới đất.

Điều 184 quy định về đất bãi bồi ven sông, ven biển đã sửa đổi Điều 141 theo luật hiện hành, bổ sung cơ quan điều tra khảo sát quỹ đất này, cùng nguyên tắc sử dụng đất phải “bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường”.

Điều chỉnh Điều 163 của luật hiện hành về đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng, Điều 206 của dự thảo mở rộng đối tượng sử dụng đất, bổ sung chi tiết liên quan đến đập, hồ thủy điện, thủy lợi mà Nhà nước cho thuê.  

Bên cạnh đó, Điều 8 của dự thảo thay ‘người đứng đầu tổ chức’ bằng ‘người đại diện của tổ chức’ chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với đất được giao để quản lý, và nêu cụ thể đây là tổ chức trong nước. 

Đồng thời, Điều 8 bổ sung các loại đất Nhà nước giao cho tổ chức quản lý, trong đó có công trình phòng, chống thiên tai.

Sau đợt lấy ý kiến nhân dân, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ xây dựng báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo để trình Chính phủ. Bộ cũng sẽ trình Chính phủ một nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, theo một nghị quyết của Chính phủ ban hành tháng 11/2022.

Chính phủ đặt kế hoạch hoàn thành việc trình Quốc hội thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trong năm nay, và Luật Đất đai dự kiến có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.

Tác giả:
Nguyễn Tiến Thành
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước

VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước

Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) vừa chủ trì tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp ý kiến Dự thảo luật Cấp Thoát nước (lần 02). Tại đây, các chuyên gia đã nêu ra nhiều vấn đề còn tồn đọng và cần được giải quyết trong dự thảo Luật.

Diễn đàn 11/07/2024
Đề xuất cụ thể về Quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước trong dự thảo Luật

Đề xuất cụ thể về Quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước trong dự thảo Luật

Đây là nội dung thu hút sự quan tâm của các đại biểu tại Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Luật Cấp Thoát nước (lần 02) do Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức.

Chính sách 10/07/2024
Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ 1/7: Bước tiến mới trong bảo vệ tài nguyên nước

Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ 1/7: Bước tiến mới trong bảo vệ tài nguyên nước

Ngày 1/7/2024 đánh dấu một mốc quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên nước khi Luật Tài nguyên nước 2023 được Quốc hội XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6 chính thức có hiệu lực.

Trình Chính phủ dự án Luật Cấp Thoát nước vào tháng 1 năm 2025

Trình Chính phủ dự án Luật Cấp Thoát nước vào tháng 1 năm 2025

Luật Cấp Thoát nước do Bộ Xây dựng chủ trì soạn thảo có thời hạn trình Chính phủ vào tháng 1 năm 2025, thời hạn trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là tháng 2 năm 2025.

Chính sách 28/06/2024
Hà Nội xây bể điều tiết ngầm chống ngập lụt

Hà Nội xây bể điều tiết ngầm chống ngập lụt

Để khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ, Hà Nội triển khai dự án xây bể ngầm chống ngập lụt tại một số khu vực trên địa bàn Thủ Đô. Dự án do UBND quận Hoàn Kiếm đề xuất và được UBND TP Hà Nội thống nhất chủ trương.

Sớm hướng dẫn hoạt động đầu tư theo phương thức PPP trong lĩnh vực thoát nước

Sớm hướng dẫn hoạt động đầu tư theo phương thức PPP trong lĩnh vực thoát nước

Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng nay 04/6/2024, các đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm ban hành thông tư hướng dẫn hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong lĩnh vực thoát nước, xử lý nước thải và chất thải.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đã đến lúc chúng ta cần có tuyên ngôn về nước

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đã đến lúc chúng ta cần có tuyên ngôn về nước

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, cần có tuyên ngôn với bà con nông dân ĐBSCL và cả nước rằng: Chúng ta không phải là một quốc gia dư thừa nước, nước sẽ ngày càng khan hiếm hơn.

Tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nước ngầm tại Việt Nam

Tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nước ngầm tại Việt Nam

Bài viết trình bày việc tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nguồn nước ngầm tại Việt Nam nhằm nâng cao độ chính xác và hợp lý trong tính toán, đánh giá; tối ưu cơ chế vận hành, khai thác nước ngầm; đồng thời thiết lập hiệu quả các chính sách quản lý có liên quan đảm bảo sử dụng nước ngầm bền vững.

GS.TS Trần Đức Hạ: “Thoát nước là vấn đề cấp thiết”

GS.TS Trần Đức Hạ: “Thoát nước là vấn đề cấp thiết”

Những năm gần đây, mỗi khi mưa lớn, nhiều con phố trên thành phố Hà Nội diễn ra tình trạng úng ngập cục bộ do hệ thống thoát nước không ổn định và chất lượng suy giảm. Do đó, vấn đề thoát nước cần được quan tâm nhiều hơn và đưa ra giải pháp cụ thể cần sớm được giải quyết.

Top