Nhiệt độ
Lựa chọn và sử dụng phèn đảm bảo chất lượng trong sản xuất nước sinh hoạt
Tại Việt Nam, có hơn 300 nhà máy sản xuất và cấp nước sinh hoạt phân bố trên khắp 64 tình thành. Các nhà máy sản xuất nước sinh hoạt lớn tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ,... Trong đó, phần lớn các nhà máy đều đang áp dụng công nghệ xử lý nước gồm các bước đánh phèn, lắng lọc, khử trùng để sản xuất ra nước sinh hoạt.
Trong quá trình xử lý nước thô thành nước sinh hoạt không thể thiếu công đoạn làm trong nước (giảm độ đục), tách cặn lơ lửng trước khi khử trùng và cấp tới người tiêu dùng. Công đoạn này theo ngôn ngữ khoa học được gọi là quá trình keo tụ. Đây là quá trình loại bỏ các tạp chất không tan và có kích thước vô cùng nhỏ đang phân tán lơ lửng trong nước. Nhờ có chất keo tụ là phèn đơn, phèn PAC (Poly Aluminium Chloride),… kết dính các tạp chất này lại với nhau thành bông cặn có kích thước to hơn, nặng hơn và lắng xuống thành bùn, sau đó bị tách gạn ra khỏi nước. Bông keo sẽ kéo theo rất nhiều các tạp chất hữu cơ khác, kể cả kim loại nặng, chính vì vậy hóa chất này được coi là một thành phần không thể thiếu trong quá trình xử lý nước.
Với các đặc điểm ưu việt của phèn PAC nên hầu hết các nhà máy sản xuất nước sinh hoạt tại Việt Nam đều đã lựa chọn loại phèn này trong công đoạn làm nước đục thành nước trong. Phần lớn lượng phèn PAC sử dụng hiện nay là nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, chất lượng phèn PAC nhập khẩu từ Trung Quốc lại là vấn đề cần quan tâm. Phèn PAC chất lượng thấp, tiêu chuẩn GB-T 22627-2008 do TQ ban hành thường được sử dụng cho xử lý nước thải, còn phèn PAC chất lượng cao tiêu chuẩn GB 15892-2009 do Trung Quốc ban hành sử dụng cho xử lý nước sinh hoạt.
Theo các báo cáo khoa học, dư lượng chất asen trong nước gây ra 19 bệnh khác nhau trong đó nguy hiểm và phổ biến nhất là: ung thư, eczeimer, các bệnh về nội tiết, các bệnh liên quan đến tiêu hóa và hô hấp. Nó được coi như “sát thủ vô hình” và có tính chất lâu dài. Bởi vì, khi sử dụng nguồn nước có nhiễm asen chưa có các biểu hiện lâm sàng hoặc gây tác động ngay cho con người mà nó tích lũy và phát bệnh sau 5 - 10 năm.
Nhiễm độc asen gây ung thư da trên bàn tay và bàn chân
Đối với nước sinh hoạt bị nhiễm chì sẽ gây ra các loại bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư máu. Khi vào cơ thể, chì sẽ tích lũy tại các bộ phận như não, thận, phổi và xương. Trong đó, trẻ em là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất, vì trẻ em có khả năng hấp thụ chì cao hơn 4 - 5 lần so với người lớn, dẫn đến hiện tượng chậm phát triển, rối loạn về hành vi nếu tích lũy lâu dài sẽ ở mức phơi nhiễm cao, từ đó tấn công vào não và hệ thần kinh trung ương dẫn đến hôn mê, co giật, thậm chí tử vong. Đối với người lớn, nhiễm chì tích lũy lâu dài sẽ dẫn đến các bệnh về thận, máu, tuyến giáp, tuyến yên. Đối với phụ nữ thì dễ sảy thai, sinh non, thai dị dạng hoặc vô sinh và là tác nhân chủ yếu dẫn đến ung thư. Chắc hẳn, chúng ta chưa thể quên thảm họa khủng khiếp Minamata tại Nhật Bản vào 1956 và chì là một thủ phạm chính gây ra thảm họa không chỉ cho con người mà còn cả các loài sinh vật sống ở đó.
Em bé nhiễm độc chì từ thảm họa Minamata năm 1956 tại Nhật Bản
Theo QCVN 01:2009/BYT, mặc dù trong quá trình sản xuất các nhà máy cũng đã tổ chức kiểm tra định kỳ mẫu nước bởi cơ quan chức năng, và kết quả cho thấy các tạp chất luôn dưới ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, sẽ an toàn hơn nếu các nhà máy sử dụng phèn sạch với tần suất kiểm tra các kim loại thường xuyên để sớm phát hiện và dừng sử dụng lô phèn kém chất lượng.
Hiện tại, mặc dù nước sinh hoạt được sử dụng cho mục đích ăn uống vẫn đảm bảo chất lượng, nhưng các cơ quan chức năng cần cập nhật, bổ sung các tiêu chuẩn quy định về chất lượng hóa chất khi sử dụng cho mục đích sản xuất nước sinh hoạt hay nước ăn để ngăn chặn việc sử dụng phèn PAC kém chất lượng.
Các nhà máy nước phải nhận thức đầy đủ về các nguy cơ rủi ro lâu dài cho người dân khi sử dụng nước được sản xuất bởi phèn bẩn chứa kim loại nặng. Đặc biệt các nhà máy xử lý nước ở nông thôn phải tạo điều kiện và quan tâm đến khâu kiểm tra chất lượng phèn đầu vào. Như vậy mới làm cho chất lượng nước sinh hoạt đảm bảo an toàn, tránh các nguy cơ rủi ro làm phát sinh nhiều căn bệnh hiểm nghèo và cuối cùng là đảm bảo sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
NGUYỄN ĐỒNG HÀ
Giám đốc Marketing - Công ty Vietchem
Lịch sử Hội Cấp thoát nước Việt Nam
SAWACO kỷ niệm 150 năm thành lập, đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải: Dự kiến giảm 35-40% tổng số đầu mối
Đại hội Chi hội Cấp Thoát nước miền Nam lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2025-2030
Giải pháp cung ứng nước sạch cho TP. Hồ Chí Minh và các đô thị Việt Nam
Nhìn lại 3 năm tổ chức Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Vietnam Water Week
Đọc thêm
Hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải: Dự kiến giảm 35-40% tổng số đầu mối
Ngày 27/12/2024, Bộ Xây dựng đã tổ chức họp báo và gặp mặt báo chí đầu Xuân Ất Tỵ 2025 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Việt Hùng.
Mạnh dạn trao quyền cho nữ giới trong ngành Cấp Thoát nước
Cấp Thoát nước là ngành kỹ thuật đặc thù, độc hại, nặng nhọc với số đông lãnh đạo và lao động là nam giới. Song thực tế làm việc chứng minh, phụ nữ dù là “phái yếu” nhưng vẫn đảm đương tốt vai trò và nhiệm vụ của mình.
Luật Cấp Thoát nước được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vướng mắc hiện thời
Nghị định số 117/2007/NĐ-CP và Nghị định số 80/2014/NĐ-CP quy định về Cấp Thoát nước đã tồn tại gần hai thập kỷ. Do đó, dự thảo Luật Cấp Thoát nước sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần thứ nhất tại kỳ họp tháng 5/2025 và thông qua tại kỳ họp tháng 10/2025 với mong muốn tháo gỡ những khó khăn hiện thời.
Luật Cấp Thoát nước - Chủ đề quan trọng tại sự kiện Vietnam Water Week 2024
Các quy định của lĩnh vực Cấp Thoát nước (CTN) hiện vẫn đang bị chi phối bởi các luật liên quan, chưa có quy chế hay luật chuyên ngành. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện Luật Cấp, Thoát nước là nhiệm vụ cấp thiết. Đây cũng là chủ đề quan trọng được bàn luận trong khuôn khổ sự kiện Vietnam Water Week 2024 (VWW 2024).
Bộ Xây dựng: Lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước
Ngày 16/8/2024, tại Đà Nẵng, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội nghị Lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn chủ trì.
VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước
Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) vừa chủ trì tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp ý kiến Dự thảo luật Cấp Thoát nước (lần 02). Tại đây, các chuyên gia đã nêu ra nhiều vấn đề còn tồn đọng và cần được giải quyết trong dự thảo Luật.
Đề xuất cụ thể về Quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước trong dự thảo Luật
Đây là nội dung thu hút sự quan tâm của các đại biểu tại Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Luật Cấp Thoát nước (lần 02) do Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức.
Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ 1/7: Bước tiến mới trong bảo vệ tài nguyên nước
Ngày 1/7/2024 đánh dấu một mốc quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên nước khi Luật Tài nguyên nước 2023 được Quốc hội XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6 chính thức có hiệu lực.
Trình Chính phủ dự án Luật Cấp Thoát nước vào tháng 1 năm 2025
Luật Cấp Thoát nước do Bộ Xây dựng chủ trì soạn thảo có thời hạn trình Chính phủ vào tháng 1 năm 2025, thời hạn trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là tháng 2 năm 2025.