
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtCỐNG CÁI BÉ (KIÊN GIANG)
Được khởi công tháng 10/2019 với tổng mức đầu tư 3.309,5 tỷ đồng, dự án được xây dựng tại huyện An Biên và Châu Thành, thực hiện theo chủ trương đầu tư của Chính phủ, theo bản tin của báo Điện tử Chính phủ hôm 3/3/2022.
Đây là dự án lớn, kỹ thuật đặc biệt phức tạp, có vùng hưởng lợi và tác động rộng lớn. Khác với các công trình thủy lợi trong vùng thường chỉ ngăn nước mặn, giữ nước ngọt, dự án thuỷ lợi này điều tiết mặn ngọt linh hoạt để phù hợp cho sản xuất nông nghiệp tại địa phương.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện phải đối mặt với nhiều nguy cơ do ảnh hưởng kép của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và việc sử dụng nước từ thượng nguồn.
Dự án bao gồm cống Cái Lớn, cống Cái Bé, cống Xẻo Rô và đê nối cống Cái Lớn - cống Cái Bé với quốc lộ 61. Cống Cái Lớn rộng 455 m, có âu thuyền rộng 15 m, gồm 11 cửa van (cao 6-9 m, rộng 40 m); cống Cái Bé, rộng 85 m, âu thuyền rộng 15 m. Cửa van, âu thuyền bằng thép, vận hành bằng xi lanh thủy lực. Trên cống có cầu, đê nối hai cống với quốc lộ 61 dài hơn 5,7 km, mặt đê 9 m, phần xe chạy 7 m
Ông Phan Văn Quân, chủ huy trưởng công trình thuộc nhà thầu Trung Nam E&C, cho biết công trình này nhằm kiểm soát nguồn nước (mặn, lợ, ngọt), tạo điều kiện sản xuất ổn định, bền vững đối với các mô hình sản xuất theo hệ sinh thái (ngọt, mặn - lợ, ngọt - lợ luân phiên) cho vùng hưởng lợi với diện tích tự nhiên 384.120 ha gồm năm tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng, trong đó đất sản xuất nông nghiệp, thủy sản là 346.241 ha.
Ngoài ra, việc kết hợp tuyến đê biển Tây tạo thành cụm công trình chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng, chống thiên tai, giảm ngập úng khi mặt đất hạ thấp (do lún sụt đất); giảm thiệt hại do thiên tai (hạn, mặn) vào mùa khô cho các mô hình sản xuất trong vùng.
Nhận lệnh khánh thành ngày 5 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ, công trình sẽ góp phần cấp nước ngọt trong mùa mưa cho vùng sản xuất mặn, ngọt huyện An Minh, An Biên thuộc tỉnh Kiên Giang trong những năm mưa ít, và tiêu thoát cho vùng hưởng lợi của dự án trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Ngoài ra công trình kết hợp phát triển cơ sở hạ tầng giao thông bộ, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực.
Cũng theo ông Quân, Dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1 được gọi là Siêu cống kiểm soát mặn từ biển Tây. Một số tỉnh phía tây sông Hậu như Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau vào mùa khô thường bị xâm nhập mặn từ biển Tây qua Sông Cái Lớn, Cái Bé, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp cũng như nuôi trồng thủy sản trên diện tích 384,120 ha ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Từ ngày Lễ Phát động triển khai dự án, Trungnam E&C đứng đầu liên danh xây lắp dự án đã cam kết thi công trong 24 tháng, dù với tính chất kỹ thuật phức tạp, dự án cần ít nhất 36-40 tháng. Được sự ủng hộ từ các cơ quan trung ương và địa phương, bên cạnh quyết tâm của chủ đầu tư là Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 10 (ban 10), tập hợp Liên danh Nhà Thầu, đến quý III năm 2021, gói thầu công trình đã hoàn thành sau 22 tháng thi công, rút ngắn 2 tháng so với cam kết ban đầu.
Trungnam E&C đã cung cấp vật liệu, điều động hơn 300 kỹ sư công nhân làm việc ba ca để đảm bảo tiến độ thi công, ông Quân nói trong một văn bản gửi Tạp chí Cấp thoát nước Việt Nam..
Phát biểu tại lễ khánh thành, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá đây là công trình của ý Đảng, lòng dân, công trình của trí tuệ, bản lĩnh người Việt Nam, khẳng định tinh thần phấn đấu vươn lên trong khó khăn vì mục tiêu phát triển nhanh và bền vững. Đồng thời, dự án thể hiện sự thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp, từ tư duy chống đỡ sang tư duy chủ động.
Thủ tướng nhấn mạnh ĐBSCL chiếm 12% diện tích cả nước, là nơi sinh sống của 18 triệu bà con miền Tây có nhiều tiềm năng khác biệt và lợi thế cạnh tranh.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao cố gắng của các địa phương, người dân, nhà khoa học, kỹ sư, công nhân để hoàn thành dự án.
“Đây là công trình lớn, có kiến trúc và cảnh quan đẹp, ấn tượng, vì vậy bên cạnh phát huy hiệu quả công trình cho phát triển nông nghiệp, cần khai thác những giá trị khác của công trình, tạo điểm nhấn để phát triển du lịch," Thủ tướng nói trong bản tin của Thông Tấn Xã Việt Nam.
CỐNG CÁI LỚN (KIÊN GIANG)
Cống Cái Lớn rộng 455 m, có âu thuyền rộng 15 m, gồm 11 cửa van (cao 6-9 m, rộng 40 m); cống Cái Bé, rộng 85 m, âu thuyền rộng 15 m. Cửa van, âu thuyền bằng thép, vận hành bằng xi lanh thủy lực. Trên cống có cầu, đê nối hai cống với quốc lộ 61 dài hơn 5,7 km, mặt đê 9 m, phần xe chạy 7 m.
Hà Nội đang nghiên cứu giải pháp cải tạo sông Tô Lịch thành không gian xanh, điểm nhấn cảnh quan và sinh thái phục vụ cộng đồng.
Thường trực Chính phủ thống nhất về sự cần thiết ban hành Luật Cấp, Thoát nước để khắc phục các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành pháp luật liên quan đến lĩnh vực cấp, thoát nước.
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Research Letters, dòng hải lưu mạnh nhất thế giới có thể suy giảm tới 20% vào năm 2050 nếu lượng khí thải tiếp tục ở mức cao, làm gia tăng tốc độ tan băng ở Nam Cực và mực nước biển dâng.
Chuyên gia cho rằng, phá dỡ tòa nhà “Hàm cá mập” làm cho tầm nhìn từ khu vực phố cổ ra hồ Gươm rộng hơn rất nhiều, đồng thời cần nghiên cứu xây dựng các công trình ngầm để tạo thành một không gian tổng thể.
Theo thống kê, tổng công suất các nhà máy cấp nước ở Việt Nam đạt 13,2 triệu m3/ngđ, tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch 94%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch 15,5%. Với nhu cầu xử lý nước ngày càng tăng, dư địa đầu tư vào thị trường ngành Nước của Việt Nam còn lớn, nhất là trong lĩnh vực công nghệ.
Ngành Cấp Thoát nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ quản lý nguồn tài nguyên nước, vận hành sản xuất, cung ứng nước, rò rỉ nước, chất lượng nước suy giảm. Ứng dụng máy bay không người lái (UAV) và robot vận hành dưới nước (ROV) đã mở ra một hướng đi mới, giúp cải thiện hiệu quả quản lý và giảm thiểu chi phí vận hành.
Ngày 28/2/2025, tại TP. Cần Thơ, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Cấp Thoát nước.
Thực hiện chương trình chỉnh trang đô thị, Sở Xây dựng TP.HCM vừa có tờ trình UBND TP.HCM về đề án di dời toàn bộ nhà trên và ven sông, kênh, rạch, bố trí tái định cư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nạo vét, cải tạo sông, kênh rạch trên địa bàn thành phố với tổng mức kinh phí dự kiến 221.372 tỷ đồng.
Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã quan tâm đầu tư cải tạo môi trường các dòng sông, nhưng vẫn chưa có giải pháp tổng thể để hồi sinh các dòng sông “chết” và khai thác giá trị lịch sử, văn hóa theo hướng phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.