
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtTrước tình hình nắng hạn nghiêm trọng tại Ninh Thuận và Bình Thuận, liên tiếp các đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN - PTNT) đã vào 2 tỉnh này để hỗ trợ công tác chống hạn, không để người dân phải thiếu nước sinh hoạt.
Cứu đất, cứu người
Tại Bình Thuận, đến ngày 23-5, lượng nước còn lại trong các hồ chứa thủy lợi trên toàn tỉnh chỉ còn 11,16 triệu m³, đạt 4,3% dung tích thiết kế là 259,38 triệu m³. Nguồn nước tự nhiên trên các sông, suối của tỉnh này đều cạn kiệt, mực nước ngầm suy giảm mạnh, giếng khoan, giếng đào ở các địa phương đều cạn nước, có nhiều khu vực không còn nước hoặc đã bị nhiễm mặn. Ít ngày qua, Bình Thuận xuất hiện vài cơn mưa đầu mùa, giúp làm dịu phần nào cái gay gắt của cơn hạn. Tuy nhiên, thiệt hại do hạn hán gây ra đặc biệt nghiêm trọng.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Thuận, nắng nóng đang diễn ra gay gắt nhất trong hơn 10 năm trở lại đây, gây nên tình trạng hạn hán, thiếu nước sản xuất và sinh hoạt trầm trọng, đặc biệt tại các huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân và TP Phan Thiết. Toàn tỉnh phải cắt giảm 13.986 ha cây trồng (lúa 13.218 ha, bắp 770 ha); khoảng 16.000 ha thanh long thiếu nước tưới. Có đến 27.271 hộ với 114.095 nhân khẩu tại 43 xã, phường, thị trấn thiếu nước sinh hoạt, một số địa phương người dân phải mua nước sinh hoạt với giá từ 60.000 - 120.000 đồng/m³.
Còn tại tỉnh Ninh Thuận, theo báo cáo của Sở NN-PTNT, tính đến nay, lượng nước tại 21 hồ thủy lợi hiện còn 23,94 triệu m³, chiếm 12,31% so với dung tích thiết kế; nhiều hồ chứa trên địa bàn tỉnh xấp xỉ ở mực nước chết. Trong vụ đông - xuân 2019-2020, Ninh Thuận có trên 7.873 ha đất canh tác phải ngừng sản xuất do thiếu nước. Hơn 1.800 hộ với gần 7.250 khẩu thiếu nước sinh hoạt. Bên cạnh đó, do nhiều diện tích phải dừng sản xuất dẫn đến khoảng 72.000 người có nguy cơ thiếu đói.
Trước đó, UBND tỉnh Ninh Thuận cũng đã công bố rủi ro thiên tai do hạn hán ở cấp độ 3 để huy động các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị và nhân dân tham gia chống hạn.
Sớm hoàn thiện các công trình thủy lợi
Làm việc về công tác ứng phó đợt hạn hán lịch sử với tỉnh Bình Thuận vào ngày 24 và 25-5, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp đánh giá cao việc tỉnh đã sớm chỉ đạo, chủ động xây dựng kịch bản để ứng phó với tình trạng hạn hán, qua đó góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, việc địa phương chủ động tích nước nhưng mùa khô vẫn thiếu nước là do lượng bốc hơi gần gấp đôi lượng mưa. Để bảo đảm an ninh nguồn nước phải xem xét toàn diện hồ chứa để tích nước.
Để khắc phục tình trạng hạn hán, thiếu nước nhằm thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu có phần cực đoan, UBND tỉnh Bình Thuận đề nghị Bộ NN-PTNT đề xuất Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, thống nhất chủ trương đầu tư và hỗ trợ địa phương kinh phí đầu tư xây dựng một số công trình quan trọng trong quy hoạch phát triển thủy lợi của tỉnh cần thiết đầu tư trong thời gian tới như: hồ chứa La Ngà 3 (huyện Tánh Linh, dung tích khoảng 476 triệu m³), hoàn thiện hệ thống kênh tưới hồ Sông Lũy, đẩy nhanh tiến độ xây dựng hồ chứa nước Ka Pét - huyện Hàm Thuận Nam...
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp lưu ý trên tinh thần thích nghi có kiểm soát, đẩy nhanh các công trình hiện có, hoàn thiện hệ thống chuyển nước trên địa bàn, mục tiêu năm 2025 cơ bản giải quyết được hạn hán. Về dự án đầu tư hồ La Ngà 3, Thứ trưởng đồng ý chủ trương cùng tỉnh nghiên cứu đầu tư xây dựng. Trước mắt, năm 2020, Bộ NN-PTNT sẽ bố trí kinh phí lập báo cáo chuẩn bị đầu tư.
Đối với tình hình hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đề nghị tỉnh xây dựng kịch bản ứng phó hạn sát với tình hình thực tế hiện nay, tập trung rà soát, cân đối hợp lý nguồn nước, không để người dân nào thiếu nước sinh hoạt.
Tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp
Lợi dụng chương trình truyền thông khuyến khích người dân cài đặt ứng dụng Chăm sóc khách hàng SAWACO (SAWACO CSKH), một số đối tượng với mục đích xấu đã thực hiện thủ đoạn lừa đảo tinh vi để thực hiện hành vi phạm pháp.
Sau những mô hình hợp tác thành công trước đây, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) tiếp tục là cầu nối trong mối quan hệ hợp tác giữa Cục Cấp Thoát nước thành phố Kitakyushu (Nhật Bản) và Công ty CP Nước sạch Bắc Ninh.
Chiều 28/4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đã chứng kiến trao Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Cấp Thoát nước thành phố Kitakyushu, Công ty CP Cấp nước Hải Phòng và Công ty Cấp nước Tiền Giang.
Trong suốt 50 năm xây dựng và phát triển vừa qua, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) luôn cam kết phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, góp phần đáng kể vào việc đảm bảo an ninh nguồn nước cho Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM)
Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc bảo đảm cung cấp nước sạch an toàn, liên tục phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và đại lễ Vesak năm 2025.
Chiều 23/4/2025, Lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có buổi tiếp và làm việc với đại diện Văn phòng Kinh tế & Thương mại Israel tại Việt Nam. Tại cuộc họp, phía Israel bày tỏ mong muốn tìm hiểu thị trường và kết nối với các doanh nghiệp cấp thoát nước của Việt Nam.
Sáng ngày 18/4/2025, Công ty TNHH MTV Thoát nước Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (UDC) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 45 năm ngày thành lập, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của mình .
Từ ngày 7 đến 14/4/2025, thay mặt Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA), Chủ tịch VWSA Nguyễn Ngọc Điệp đã có chuyến công tác ra thăm, động viên, tặng quà cho các cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1.
Diễn ra tại Thanh Hóa, Hội nghị BCH Chi hội Cấp thoát nước miền Bắc lần thứ III, nhiệm kỳ 2023 - 2025 đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động chuyên môn và phát triển bền vững của ngành Cấp Thoát nước (CTN) khu vực miền Bắc.