Nhiệt độ
Hội thảo quốc tế: Trao đổi kinh nghiệm xây dựng Luật Cấp Thoát nước bám sát thực tế
Chiều 11/7, Hội Cấp Thoát nước (CTN) Việt Nam đã phối hợp với Cục Hạ tầng kỹ thuật và Hiệp hội nước quốc tế tổ chức hội thảo trực tuyến “Xây dựng Luật Cấp Thoát nước: Nội dung chi tiết và Kinh nghiệm thực tiễn”. Hội thảo có sự tham gia của hơn 100 đại biểu, chuyên gia ngành nước như Anh, Australia, Philippines,…
Tham dự buổi làm việc, về phía các đại biểu Việt Nam có: Chủ tịch Hội CTN Việt Nam Nguyễn Ngọc Điệp, Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật Tạ Quang Vinh và các lãnh đạo phòng ban, hội viên, các đối tác, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh cấp nước và thoát nước.
Về phía Hiệp hội nước quốc tế (IWA) có: Chủ tịch Hiệp hội nước quốc tế (IWA) Tom Mollenkopf; Đại diện Bộ Y tế Philippines Joselito Riego de Dios; Đại diện đoàn đại biểu Australia David Cunliffe,…
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Hội CTN Việt Nam Nguyễn Ngọc Điệp bày tỏ niềm vui mừng khi Hiệp hội nước quốc tế và Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ xây dựng) đã phối hợp với Hội CTN Việt Nam tổ chức hội thảo chuyên ngành mang giá trị thực tiễn cao; đồng thời trình bày khát quát về quá trình tham vấn, phản biện, xây dựng dự thảo Luật Cấp Thoát nước do Bộ Xây dựng chủ trì soạn thảo.
Theo Ông Nguyễn Ngọc Điệp: “Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quá trình công nghiệp hóa cùng với tốc độ đô thị hóa cao đòi hỏi phải đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong đó có hệ thống cấp thoát nước đồng bộ hiện đại. Trong điều kiện như vậy, ngành cấp thoát nước Việt Nam rất cần một bộ Luật nhằm tạo hành lang pháp lý rõ ràng, tạo điều kiện cho ngành cấp nước, thu gom xử lý nước mưa, nước thải phát triển”.
Đóng góp ý kiến về xây dựng dự thảo luật, Chủ tịch Hiệp hội nước quốc tế Tom Mollenkopf đánh giá cao tinh thần đổi mới, học hỏi, khảo nghiệm từ phía các chuyên gia đến từ Việt Nam.
Theo Ông Tom Mollenkopf, Việt Nam có nguồn cung cấp nước dồi dào. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa, biến đổi khí hậu và nhiều tác nhân khác đã dẫn đến sự khan hiếm về nguồn nước. Vì vậy, nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, các quy định về xử lý nước thải phải đặc biệt được coi trọng.
Ông Tom Mollenkopf nhấn mạnh: “Luật Cấp Thoát nước cần cân nhắc hai khái niệm “chu trình nước” và “tính tuần hoàn của nước”. Quá trình sử dụng tái chế sẽ đảm bảo nguồn nước dồi dào. Mặt khác, nhiều điều khoản trong bộ luật phải xây dựng dựa trên nhu cầu thực tiễn, từ đó điều chỉnh sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng quốc gia.”
Tại hội thảo, Chủ tịch Hiệp hội nước quốc tế Tom Mollenkopf cũng đánh giá cao mức độ cam kết của Chính phủ Việt Nam cũng như bày tỏ sự tin tưởng về tính khả thi khi tiến hành cải cách, xây dựng khuôn khổ về pháp luật cấp thoát nước tại nước ta. “Việt Nam đang ở trong thời điểm phù hợp để thực hiện điều chỉnh, xây dựng dự thảo Luật Cấp Thoát nước. Nếu có thể đảm bảo sự hài hòa giữa luật hiện thời và các yêu cầu của cuộc sống, sẽ tạo cơ hội phát triển ngành nước bền vững trong tương lai”, Ông Tom Mollenkopf cho biết.
Đồng thuận với quan điểm trên, Ông Joselito Riego de Dios đại diện Bộ Y tế Philippines nhấn mạnh mối quan hệ giữa các bộ luật liên quan, trong đó đặc biệt chú ý tới khía cạnh y tế và vệ sinh môi trường.
Ông Joselito Riego de Dios cho biết: “Tại Philippines, chính phủ thực hiện chương trình theo dõi, giám sát chất lượng nước với sự tham gia của nhiều cơ quan ban ngành. Cụ thể, nước uống phải đảm bảo tiêu chuẩn quốc gia và được kiểm tra định kỳ trong các phòng lab thí nghiệm theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Trong khi đó, các ủy ban chuyên trách sẽ cấp phép cho các đơn vị xử lý nước thải theo các văn bản luật quy định về nước và vệ sinh môi trường một cách nghiêm ngặt”.
Trong khuôn khổ hội thảo, Ông David Cunliffe đại diện đoàn đại biểu Australia đã trình bày tham luận về những nghiên cứu điển hình của các nước trong khu vực. Từ đó chia sẻ những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tiếp thu chọn lọc trong quá trình xây dựng dự thảo luật.
Cũng tại hội thảo, đại diện Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ xây dựng), ông Nguyễn Minh Đức cho biết, lĩnh vực cấp thoát nước còn liên quan mật thiết tới nhiều bộ luật khác: Luật Bảo vệ môi trường, Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch,… Vì vậy, xây dựng dự thảo Luật Cấp Thoát nước không chỉ bao hàm riêng vấn đề của ngành nước mà còn phải bù đắp những khoảng trống cũng như các vấn đề còn thiếu trong các bộ luật và lĩnh vực liên quan.
Thay mặt Cục Hạ tầng kỹ thuật, Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật Tạ Quang Vinh trân trọng cảm ơn những chia sẻ đóng góp thiết thực từ phía các chuyên gia. Dựa vào những bài học kinh nghiệm trên thế giới và thực tiễn đời sống trong nước, Bộ Xây dựng sẽ có những điều chỉnh phù hợp, kịp thời để hoàn tất Dự thảo Luật Cấp Thoát nước.
Lịch sử Hội Cấp thoát nước Việt Nam
Nhìn lại 3 năm tổ chức Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Vietnam Water Week
Hội nghị Ban Chấp hành Chi hội Cấp Thoát nước miền Bắc lần thứ II thành công tốt đẹp
Nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp thông qua chất lượng hệ thống thông tin kế toán
SAWACO: Nhân rộng uống nước tại vòi
Đọc thêm
Mạnh dạn trao quyền cho nữ giới trong ngành Cấp Thoát nước
Cấp Thoát nước là ngành kỹ thuật đặc thù, độc hại, nặng nhọc với số đông lãnh đạo và lao động là nam giới. Song thực tế làm việc chứng minh, phụ nữ dù là “phái yếu” nhưng vẫn đảm đương tốt vai trò và nhiệm vụ của mình.
Luật Cấp Thoát nước được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vướng mắc hiện thời
Nghị định số 117/2007/NĐ-CP và Nghị định số 80/2014/NĐ-CP quy định về Cấp Thoát nước đã tồn tại gần hai thập kỷ. Do đó, dự thảo Luật Cấp Thoát nước sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần thứ nhất tại kỳ họp tháng 5/2025 và thông qua tại kỳ họp tháng 10/2025 với mong muốn tháo gỡ những khó khăn hiện thời.
Luật Cấp Thoát nước - Chủ đề quan trọng tại sự kiện Vietnam Water Week 2024
Các quy định của lĩnh vực Cấp Thoát nước (CTN) hiện vẫn đang bị chi phối bởi các luật liên quan, chưa có quy chế hay luật chuyên ngành. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện Luật Cấp, Thoát nước là nhiệm vụ cấp thiết. Đây cũng là chủ đề quan trọng được bàn luận trong khuôn khổ sự kiện Vietnam Water Week 2024 (VWW 2024).
Bộ Xây dựng: Lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước
Ngày 16/8/2024, tại Đà Nẵng, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội nghị Lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn chủ trì.
VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước
Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) vừa chủ trì tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp ý kiến Dự thảo luật Cấp Thoát nước (lần 02). Tại đây, các chuyên gia đã nêu ra nhiều vấn đề còn tồn đọng và cần được giải quyết trong dự thảo Luật.
Đề xuất cụ thể về Quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước trong dự thảo Luật
Đây là nội dung thu hút sự quan tâm của các đại biểu tại Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Luật Cấp Thoát nước (lần 02) do Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức.
Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ 1/7: Bước tiến mới trong bảo vệ tài nguyên nước
Ngày 1/7/2024 đánh dấu một mốc quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên nước khi Luật Tài nguyên nước 2023 được Quốc hội XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6 chính thức có hiệu lực.
Trình Chính phủ dự án Luật Cấp Thoát nước vào tháng 1 năm 2025
Luật Cấp Thoát nước do Bộ Xây dựng chủ trì soạn thảo có thời hạn trình Chính phủ vào tháng 1 năm 2025, thời hạn trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là tháng 2 năm 2025.
Hà Nội xây bể điều tiết ngầm chống ngập lụt
Để khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ, Hà Nội triển khai dự án xây bể ngầm chống ngập lụt tại một số khu vực trên địa bàn Thủ Đô. Dự án do UBND quận Hoàn Kiếm đề xuất và được UBND TP Hà Nội thống nhất chủ trương.