
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtDây chuyền xử lý nước sạch tại Công ty Nước sạch Hà Nội. Ảnh: nhandan.vn
Trong sáu tháng cuối năm 2023, giá bán lẻ nước sinh hoạt 10 m 3 đầu tiên cho mỗi hộ dân/tháng được đề xuất tăng gần 26% lên 7.500 đồng/m 3 (từ 5.973 đồng/m 3 ), và sang năm 2024, giá nước sẽ là 8.500 đồng/m 3, bài đăng báo Nhân Dân ngày 8/5 dẫn tờ trình của Sở Tài chính cho hay.
Tương ứng với phương án điều chỉnh này, mức giá cao nhất nếu sử dụng trên 30 m 3 /hộ/tháng trong sáu tháng cuối năm 2023 là 24.000 đồng/m 3 ; mức giá cao nhất trong năm 2024 sẽ là 27.000 đồng/m 3 .
Lý giải về đề xuất nêu trên, tổ thẩm định phương án điều chỉnh giá nước gồm cán bộ của 6 sở, ngành cho rằng, 10 năm qua Hà Nội chưa điều chỉnh giá nước sạch, trong khi đó, chi phí cấu thành giá nước đã biến động.
Bên cạnh đó, do chính sách hạn chế sử dụng nước ngầm, thành phố đã kêu gọi đầu tư nhà máy nước mặt có giá sản xuất cao hơn nước ngầm. Yêu cầu nâng cao chất lượng nước sinh hoạt cũng đòi hỏi phải có các nguồn lực để đầu tư.
Giá nước sạch được điều chỉnh sẽ khuyến khích ý thức sử dụng nước tiết kiệm cho các tổ chức, cá nhân; bảo đảm an sinh xã hội và tạo sự tự chủ về tài chính cho các doanh nghiệp cấp nước, hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả và nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước cho nhân dân thủ đô.
Sở Tài chính Hà Nội cho biết mức tăng giá nước sạch được thiết kế theo lộ trình 2 đợt và cơ bản không tác động đến thu nhập của người dân.
Cần xây dựng cơ chế quản lý, điều tiết giá hợp lý, phát huy vai trò là “đòn bẩy” tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh nước sạch. Đây là đề xuất được đưa ra tại Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Cấp Thoát nước do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức tại TP. Cần Thơ ngày 28/2.
Sáng 28/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp cho ý kiến về dự án Luật Cấp Thoát nước.
Ngày 28/2/2025, tại TP. Cần Thơ, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Cấp Thoát nước.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa chỉ đạo việc đầu tư xây dựng công trình bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch.
Theo Cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, sáng 9/1/2025, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn tham dự cùng các thành viên của Hội đồng thẩm định.
Ngày 27/12/2024, Bộ Xây dựng đã tổ chức họp báo và gặp mặt báo chí đầu Xuân Ất Tỵ 2025 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Việt Hùng.
Cấp Thoát nước là ngành kỹ thuật đặc thù, độc hại, nặng nhọc với số đông lãnh đạo và lao động là nam giới. Song thực tế làm việc chứng minh, phụ nữ dù là “phái yếu” nhưng vẫn đảm đương tốt vai trò và nhiệm vụ của mình.
Nghị định số 117/2007/NĐ-CP và Nghị định số 80/2014/NĐ-CP quy định về Cấp Thoát nước đã tồn tại gần hai thập kỷ. Do đó, dự thảo Luật Cấp Thoát nước sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần thứ nhất tại kỳ họp tháng 5/2025 và thông qua tại kỳ họp tháng 10/2025 với mong muốn tháo gỡ những khó khăn hiện thời.
Các quy định của lĩnh vực Cấp Thoát nước (CTN) hiện vẫn đang bị chi phối bởi các luật liên quan, chưa có quy chế hay luật chuyên ngành. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện Luật Cấp, Thoát nước là nhiệm vụ cấp thiết. Đây cũng là chủ đề quan trọng được bàn luận trong khuôn khổ sự kiện Vietnam Water Week 2024 (VWW 2024).