
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtCác chính sách về đất đai đã mang lại ảnh hưởng sâu rộng, giúp ngành cấp, thoát nước Việt Nam mang lại nhiều đóng góp tích cực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội cũng như bảo vệ môi trường quốc gia.
Nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ thoát nước đối với sự phát triển bền vững, trong những năm qua Chính phủ và chính quyền các cấp đã dùng vốn nhà nước, vốn ODA từ các quốc gia, tổ chức quốc tế đầu tư vào phát triển hệ thống thoát nước đô thị Việt Nam.
Nhiều công trình thoát nước và xử lý nước thải được đầu tư mới, cải tạo và nâng cấp, từ đó giúp bảo vệ nguồn nước, cải thiện vệ sinh, giảm ô nhiễm môi trường, đồng thời nâng cao chất lượng sống tại các đô thị, thể hiện sự quan tâm của các cấp chính quyền tới an sinh xã hội, an toàn sức khỏe cho người dân, ổn định xã hội, an ninh quốc phòng.
Tuy nhiên, sự phát triển của hệ thống thoát nước đến nay chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong bối cảnh đô thị hóa tăng tốc và biến đổi khí hậu ngày một phức tạp.
Công tác duy tu, duy trì, vận hành, khai thác hệ thống thoát nước đô thị chủ yếu vẫn từ ngân sách nhà nước thông qua đấu thầu và đặt hàng dịch vụ. Hoạt động của các doanh nghiệp cấp, thoát nước thường được gắn liền, chỉ có tại một số đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mới có sự tách biệt để đáp ứng tốt hơn nhu cầu dân sinh.
Trong các ưu đãi hiện tại, dù hệ thống cấp và thoát nước cùng nằm trong danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư, song chỉ có quy định miễn tiền thuê đất trong thời gian thuê đất cho diện tích xây dựng công trình cấp nước, mà chưa có quy định về ưu đãi miễn giảm tiền thuê đất cho diện tích đất xây dựng phục vụ hệ thống thoát nước.
Quy định hiện hành
Khoản 10, Điều 2 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 6/8/2014 của Chính phủ định nghĩa: Hệ thống thoát nước gồm mạng lưới thoát nước (đường ống, cống, kênh, mương, hồ điều hòa...), các trạm bơm thoát nước mưa, nước thải, các công trình xử lý nước thải và các công trình phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, chuyển tải, tiêu thoát nước mưa, nước thải, chống ngập úng và xử lý nước thải.
Hệ thống thoát nước được chia làm ba loại: Hệ thống thoát nước chung là hệ thống trong đó nước thải, nước mưa được thu gom trong cùng một hệ thống; Hệ thống thoát nước riêng là hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt; Hệ thống thoát nước nửa riêng là hệ thống thoát nước chung có tuyến cống bao để tách nước thải đưa về nhà máy xử lý.
Chính phủ quy định tại điểm I, Khoản 1, Điều 19, Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014:
“i) Đất xây dựng công trình cấp nước bao gồm: Công trình khai thác, xử lý nước, đường ống và công trình trên mạng lưới đường ống cấp nước và các công trình hỗ trợ quản lý, vận hành hệ thống cống nước (nhà hành chính, nhà quản lý, điều hành, nhà xưởng, kho bãi vật tư, thiết bị)”.
Theo quy định tại Khoản 2,3 Điều 19, Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ:
“2. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng cơ bản theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng tối đa không quá 03 năm kể từ ngày có quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước. Trường hợp người thuê đất sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp (trồng cây lâu năm) theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì thời gian xây dựng cơ bản vườn cây được miễn tiền thuê đất áp dụng đối với từng loại cây thực hiện theo quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lâu năm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định. Việc miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng cơ bản được thực hiện theo dự án gắn với việc Nhà nước cho thuê đất mới, chuyển từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang thuê đất, không bao gồm các trường hợp đầu tư xây dựng cải tạo, mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh và tái canh vườn cây trên diện tích đất đang được Nhà nước cho thuê.
3. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước sau thời gian được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước của thời gian xây dựng cơ bản theo quy định tại Khoản 2 Điều này, cụ thể như sau:
a) Ba (3) năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư; đối với cơ sở sản xuất kinh doanh mới của tổ chức kinh tế thực hiện di dời theo quy hoạch, di dời do ô nhiễm môi trường.
b) Bảy (7) năm đối với dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
c) Mười một (11) năm đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư; dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.”
Quy định tại Điểm 3, Mục III, Danh mục A – ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ:
“3. Đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trong khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.”
Như vậy, dựa theo các quy định hiện hành, hệ thống cấp, thoát nước thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư, được miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản, sau thời gian được miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản được miễn tiếp 11 năm tiền thuê đất.
Tuy nhiên theo quy định về quản lý thu tiền thuê đất hiện nay, Điểm I Khoản 1 Điều 19, Nghị định 46/2014/NĐ-CP chỉ quy định về việc miễn tiền thuê đất cho toàn bộ thời gian thuê đất đối với diện tích xây dựng công trình cấp nước, chưa có quy định về việc ưu đãi, miễn giảm tiền thuê đất cho toàn bộ thời gian thuê đất đối với diện tích đất xây dựng phục vụ hệ thống thoát nước.
Trên thực tế, đất sử dụng vào mục đích cấp, thoát nước đều là lĩnh vực công ích, cần có cơ chế ưu đãi như nhau để đảm bảo công bằng.
Do vậy, việc sửa đổi, bổ sung thêm đối tượng miễn tiền thuê đất đối với hệ thống thoát nước theo quy định tại Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 là cần thiết và phù hợp.
Đó là lời khẳng định về tầm quan trọng của quy hoạch thoát nước trong quy hoạch đô thị của ThS. Trương Minh Ngọc - Phó Phòng Quản lý kỹ thuật, Viện Quy hoạch Đô thị & Nông thôn, Bộ Xây dựng.
Chiều 28/4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đã chứng kiến trao Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Cấp Thoát nước thành phố Kitakyushu, Công ty CP Cấp nước Hải Phòng và Công ty Cấp nước Tiền Giang.
Cần xây dựng cơ chế quản lý, điều tiết giá hợp lý, phát huy vai trò là “đòn bẩy” tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh nước sạch. Đây là đề xuất được đưa ra tại Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Cấp Thoát nước do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức tại TP. Cần Thơ ngày 28/2.
Sáng 28/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp cho ý kiến về dự án Luật Cấp Thoát nước.
Ngày 28/2/2025, tại TP. Cần Thơ, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Cấp Thoát nước.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa chỉ đạo việc đầu tư xây dựng công trình bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch.
Theo Cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, sáng 9/1/2025, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn tham dự cùng các thành viên của Hội đồng thẩm định.
Ngày 27/12/2024, Bộ Xây dựng đã tổ chức họp báo và gặp mặt báo chí đầu Xuân Ất Tỵ 2025 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Việt Hùng.
Cấp Thoát nước là ngành kỹ thuật đặc thù, độc hại, nặng nhọc với số đông lãnh đạo và lao động là nam giới. Song thực tế làm việc chứng minh, phụ nữ dù là “phái yếu” nhưng vẫn đảm đương tốt vai trò và nhiệm vụ của mình.