Nhiệt độ
Châu Âu đẩy mạnh tháo dỡ đập trong năm 2021
Việc dỡ bỏ rào chắn để khôi phục dòng chảy của các con sông đang diễn ra nhanh hơn ở châu Âu. Theo một báo cáo mới đây, số đập và rào chắn được dỡ bỏ ở khu vực này trong năm 2021 đã tăng 137% so với năm trước.
Các quốc gia châu Âu đang tích cực tháo dỡ những con đập cũ nhằm khôi phục dòng chảy tự do của các con sông.
Báo cáo do Dam Removal Europe (tạm dịch: Tổ chức Dỡ đập châu Âu) công bố hồi tháng 5/2022 nêu có ít nhất 239 đập đã được dỡ bỏ ở 17 quốc gia châu Âu vào năm 2021, 76% trong số đó là đập cột nước thấp, 24% còn lại là đập cao hơn 2 mét, ảnh hưởng đến dòng chảy của sông.
Tây Ban Nha là một trong những quốc gia đi đầu trong sáng kiến này với 108 đập được dỡ bỏ, một trong số đó cao 13 mét, theo bản tóm tắt báo cáo đăng trên trang chủ của Dam Removal Europe.
Các quốc gia châu Âu khác như Bồ Đào Nha, Montenegro và Slovakia cũng bắt đầu dỡ bỏ những con đập đầu tiên.
Tham vọng lớn
Năm 2021, châu Âu triển khai việc dỡ bỏ các con đập một cách khá chậm nhưng với tham vọng lớn.
Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) đã khởi xướng Sáng kiến Dỡ đập ở Châu Âu, nằm trong Sáng kiến Big Jump Europe (Cú Nhảy vọt châu Âu).
Những tổ chức này đại diện cho hơn 300 tổ chức bảo tồn thiên nhiên. Vào năm 2021, họ bắt đầu huy động các công dân gây quỹ nhằm tháo dỡ các đập và rào chắn đã cũ.
Dự án Hiitolanjoki
Phần Lan đã thông báo đóng cửa một đập thủy điện đang hoạt động như một phần của dự án Hiitolanjoki, dự án khôi phục dòng sông lớn nhất tại quốc gia này.
Nguồn tài trợ được huy động thông qua các cơ quan chức năng, các quỹ, các nhà đầu tư tư nhân và các hiệp hội. Dự án được thực hiện thông qua South Karelia Foundation for Recreation Areas (Quỹ Nam Karelia dành cho các khu giải trí).
Mục tiêu chính của sáng kiến này là loại bỏ các chướng ngại vật ven sông để cá hồi Đại Tây Dương ở hồ Ladoga có thể di cư ngược dòng.
Thông qua dự án này, sông Hiitolanjoki sẽ trở thành môi trường sống quan trọng nhất của cá hồi Đại Tây Dương, đồng thời cho phép phát triển du lịch câu cá trong khu vực.
Việc dỡ bỏ các con đập đã mang lại kết quả rõ rệt khi các tổ trứng cá đã xuất hiện trở lại vào cuối năm 2021.
Mục tiêu
Ông Herman Wanningen, giám đốc Quỹ Bảo vệ Cá Di cư Thế giới, nói: "Tháo dỡ đập là phương pháp hiệu quả nhất để khôi phục những dòng sông đầy cá. Điều này nên được thực hiện ở khắp châu Âu, bắt đầu từ những rào chắn cũ kỹ, lạc hậu không còn giá trị sử dụng hoặc không còn chức năng kinh tế".
Có ít nhất 15.000 đập cũ không còn mục đích sử dụng đang cản trở các dòng sông ở châu Âu. Tuy nhiên, nếu châu Âu muốn hướng đến một tương lai "những dòng sông không đập" bất chấp những tranh cãi xung quanh vấn đề này, những hành động nói trên mới chỉ là bước khởi đầu.
Lịch sử Hội Cấp thoát nước Việt Nam
Giải pháp cung ứng nước sạch cho TP. Hồ Chí Minh và các đô thị Việt Nam
Nhìn lại 3 năm tổ chức Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Vietnam Water Week
Hội nghị Ban Chấp hành Chi hội Cấp Thoát nước miền Bắc lần thứ II thành công tốt đẹp
Nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp thông qua chất lượng hệ thống thông tin kế toán
SAWACO: Nhân rộng uống nước tại vòi
Đọc thêm
Hà Nội xây dựng đề án “hồi sinh” các dòng sông
Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã quan tâm đầu tư cải tạo môi trường các dòng sông, nhưng vẫn chưa có giải pháp tổng thể để hồi sinh các dòng sông “chết” và khai thác giá trị lịch sử, văn hóa theo hướng phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thúc đẩy công tác Bình đẳng giới trong ngành Nước
Trong 17 mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, mục tiêu về Bình đẳng giới (BĐG) toàn cầu đứng vị trí thứ 5. Điều đó cho thấy, BĐG là vấn đề rất quan trọng, giúp đỡ mọi người thể hiện rõ năng lực của mình trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái.
Tìm giải pháp kỹ thuật, vị trí làm đường ống dẫn nước từ sông Hồng vào hồ Tây
Các sở, ngành của TP. Hà Nội sẽ làm việc với Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai để tìm giải pháp kỹ thuật cũng như vị trí làm đường ống dẫn nước từ sông Hồng vào hồ Tây để cải thiện môi trường sông Tô Lịch.
Lắp đặt hệ thống cấp nước cho người dân Làng Nủ
Với mong muốn giúp đỡ thiết thực về tinh thần, vật chất, làm vơi bớt những mất mát đau thương mà bà con thôn Làng Nủ đã phải hứng chịu trong thời gian qua, Hội Cấp Thoát nước (CTN) Việt Nam và Chi hội CTN miền Bắc đã lắp đặt hệ thống cấp nước cho bà con vùng lũ thôn Làng Nủ.
Giải pháp chống ngập đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu
Việc ứng dụng các công nghệ kiểm soát chống ngập cũng như hình thành dự án để có các đối sách giảm thiểu úng ngập cho các đô thị là rất cấp thiết hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh BĐKH ngày càng diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu.
Tìm kiếm cơ hội thúc đẩy bình đẳng giới trong ngành nước Việt Nam
Đó cũng chính là nội dung trọng điểm trong cuộc hội thảo về bình đẳng giới diễn ra trong khuôn khổ sự kiện Vietnam Water Week 2024 diễn ra vào sáng ngày 7/11
Tiếp cận nguồn vốn và sản xuất tuần hoàn cấp thoát nước
Chuyển đổi từ sản xuất tuyến tính sang sản xuất xanh tuần hoàn đặt ra nhiều thách thức cho ngành Cấp Thoát nước. Hội thảo chiều 7/11 với chủ đề "Quản trị ngành nước thông minh và khả năng chống chịu biến đổi khí hậu" đã tập trung tháo gỡ các khó khăn đặt ra.
Vận hành công trình bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước và chất lượng nước. Do đó, Tuần lễ ngành nước Việt Nam 2024 tập trung bàn luận giải pháp vận hành an toàn công trình cấp thoát nước thích ứng với BĐKH vào sáng 7/11/2024.
Ra mắt CLB Lãnh đạo nữ ngành Nước: khẳng định vai trò của nữ giới trong Ngành
Tối ngày 7/11/2024, song hành cùng Lễ trao giải “Dòng xanh nước Việt”, "Cán bộ trẻ ngành Nước Việt Nam" là buổi lễ ra mắt CLB Lãnh đạo nữ ngành Nước (VWLC).