Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Các chuyên gia góp ý xây dựng dự luật cấp thoát nước

10/05/2023 10:32

Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng) vừa tổ chức một hội thảo cuối tháng 4/2023 lấy ý kiến các chuyên gia để hoàn thiện dự luật cấp, thoát nước.

Các chuyên gia góp ý xây dựng dự luật cấp thoát nước - Ảnh 1.

Hội thảo hôm 21/4 tại Đà Nẵng tập trung các cán bộ, nhà quản lý, chuyên gia và đại diện doanh nghiệp tại 10 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, báo điện tử Xây Dựng cho hay.

Sự kiện này nằm trong lộ trình Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026, trong đó Chính phủ đặt mục tiêu hoàn thiện dự luật trình Quốc hội trong giai đoạn 2024-2025. Chính phủ cũng đã giao Bộ Xây dựng rà soát, tổng hợp và xây dựng dự thảo để trình chính phủ trước ngày 1/11/2023.

Một trong những giải pháp quan trọng nhằm phát triển ngành Nước quốc gia bền vững là khẩn trương hoàn thiện hành lang pháp lý, trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, lượng nước thải toàn quốc lớn hơn nhiều khả năng xử lý, còn nhiều khó khăn, thách thức trong việc quản lý, đầu tư, xây dựng các dự án cấp, thoát nước.

Các chuyên gia góp ý xây dựng dự luật cấp thoát nước - Ảnh 2.

Luật Cấp, thoát nước được coi là động lực quan trọng để chính quyền trung ương và địa phương xây dựng, phát triển hệ thống cấp, thoát nước, phục vụ nhu cầu thiết yếu, bảo vệ sức khỏe cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

Trưởng Phòng Quản lý cấp nước (Cục Hạ tầng kỹ thuật) Nguyễn Minh Đức nêu 5 nhóm vấn đề gồm: Phát triển hệ thống cấp thoát nước đồng bộ, thống nhất và hiệu quả; Quản lý vận hành công trình cấp thoát nước; Quản lý dịch vụ cấp thoát nước; Tài chính trong hoạt động cấp, thoát nước, và quản lý nhà nước về cấp, thoát nước, bài đăng báo Xây Dựng ngày 21/4 cho hay.

Cơ sở dữ liệu và thông tin về cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải hiện thiếu, chưa đồng bộ gây khó khăn cho việc quản lý, ảnh hưởng đến quá trình đầu tư và khai thác, vận hành công trình cấp thoát nước.

Tổng Giám đốc Công ty CP Cấp nước Đà Nẵng Hồ Minh Nam nhận xét, cần quy định trách nhiệm để đơn vị nào được giao cấp, thoát nước ở đâu phải xây dựng kế hoạch đầu tư, phát triển hệ thống, hạ tầng cấp, thoát nước theo quy hoạch vùng an toàn và trình chính quyền địa phương, sau đó mới được thực hiện đầu tư, xây dựng.

Vẫn tồn tại khái niệm ‘nước sạch nông thôn’ và ‘nước sạch đô thị’, việc lập định hướng, chương trình và quy hoạch cấp nước khu vực đô thị hiện tách khỏi khu vực nông thôn, việc quản lý, đầu tư phát triển cấp nước giữa đô thị và nông thôn còn nhiều hạn chế, đầu tư chồng chéo, chưa hiệu quả, công trình không bền vững, báo Xây Dựng cho hay.

Luật Cấp, thoát nước được hoàn thiện kỳ vọng sẽ loại bỏ sự phân biệt giữa nước sạch đô thị và nước sạch nông thôn, thống nhất chung là nước sạch áp dụng cho cả thành thị và nông thôn.

Với tốc độ đô thị hóa nhanh, hiệu quả đầu tư phát triển thoát nước và xử lý nước thải chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu các cơ chế chính sách cụ thể khuyến khích đầu tư từ nguồn lực xã hội hóa, đầu tư theo hình thức PPP... nhận thức của người dân cũng như doanh nghiệp về tầm quan trọng về đầu tư xây dựng công trình thoát nước còn hạn chế.

Các chuyên gia góp ý xây dựng dự luật cấp thoát nước - Ảnh 3.

Vấn đề giá nước sạch, xử lý nước thải còn nhiều vướng mắc; Theo quy định hộ gia đình cần xử lý nước thải sơ bộ trước khi thải vào hệ thống thu gom, nhưng xử lý thế nào thì chưa có quy định rõ ràng, cũng như chưa quy định rõ việc quản lý hạ tầng thoát nước hay thiếu quy định về giá nước sạch đối với hệ thống cấp nước liên tỉnh, thành phố.

Ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam, nguyên Phó Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, cho rằng cần nhấn mạnh vấn đề đầu tư xây dựng trong dự luật, vì mỗi lĩnh vực đầu tư thoát nước và cấp nước là không giống nhau.

Đối với cấp nước nên có quy hoạch chuyên ngành cấp tỉnh, còn thoát nước thì dùng quy hoạch thủy lợi tưới tiêu vì vấn đề thoát nước không thuần túy là xử nước thải mà còn phải xử lý thoát nước mưa, ông Trần Anh Tuấn nói với Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam.

Dự luật cần có các quy định về cấp nước theo hướng đầu tư phát triển cấp nước theo quy hoạch, định hướng, chương trình; Quản lý rủi ro trong hoạt động cấp nước; Đổi mới quản lý dịch vụ cấp nước bảo đảm hài hòa lợi ích an sinh xã hội và sản xuất kinh doanh hiệu quả; Bảo đảm tài chính trong hoạt động cấp nước hướng tới phát triển bền vững; Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về cấp nước.

Tác giả:
Nam Phương
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước

VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước

Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) vừa chủ trì tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp ý kiến Dự thảo luật Cấp Thoát nước (lần 02). Tại đây, các chuyên gia đã nêu ra nhiều vấn đề còn tồn đọng và cần được giải quyết trong dự thảo Luật.

Diễn đàn 11/07/2024
Đề xuất cụ thể về Quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước trong dự thảo Luật

Đề xuất cụ thể về Quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước trong dự thảo Luật

Đây là nội dung thu hút sự quan tâm của các đại biểu tại Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Luật Cấp Thoát nước (lần 02) do Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức.

Chính sách 10/07/2024
Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ 1/7: Bước tiến mới trong bảo vệ tài nguyên nước

Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ 1/7: Bước tiến mới trong bảo vệ tài nguyên nước

Ngày 1/7/2024 đánh dấu một mốc quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên nước khi Luật Tài nguyên nước 2023 được Quốc hội XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6 chính thức có hiệu lực.

Trình Chính phủ dự án Luật Cấp Thoát nước vào tháng 1 năm 2025

Trình Chính phủ dự án Luật Cấp Thoát nước vào tháng 1 năm 2025

Luật Cấp Thoát nước do Bộ Xây dựng chủ trì soạn thảo có thời hạn trình Chính phủ vào tháng 1 năm 2025, thời hạn trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là tháng 2 năm 2025.

Chính sách 28/06/2024
Hà Nội xây bể điều tiết ngầm chống ngập lụt

Hà Nội xây bể điều tiết ngầm chống ngập lụt

Để khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ, Hà Nội triển khai dự án xây bể ngầm chống ngập lụt tại một số khu vực trên địa bàn Thủ Đô. Dự án do UBND quận Hoàn Kiếm đề xuất và được UBND TP Hà Nội thống nhất chủ trương.

Sớm hướng dẫn hoạt động đầu tư theo phương thức PPP trong lĩnh vực thoát nước

Sớm hướng dẫn hoạt động đầu tư theo phương thức PPP trong lĩnh vực thoát nước

Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng nay 04/6/2024, các đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm ban hành thông tư hướng dẫn hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong lĩnh vực thoát nước, xử lý nước thải và chất thải.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đã đến lúc chúng ta cần có tuyên ngôn về nước

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đã đến lúc chúng ta cần có tuyên ngôn về nước

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, cần có tuyên ngôn với bà con nông dân ĐBSCL và cả nước rằng: Chúng ta không phải là một quốc gia dư thừa nước, nước sẽ ngày càng khan hiếm hơn.

Tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nước ngầm tại Việt Nam

Tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nước ngầm tại Việt Nam

Bài viết trình bày việc tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nguồn nước ngầm tại Việt Nam nhằm nâng cao độ chính xác và hợp lý trong tính toán, đánh giá; tối ưu cơ chế vận hành, khai thác nước ngầm; đồng thời thiết lập hiệu quả các chính sách quản lý có liên quan đảm bảo sử dụng nước ngầm bền vững.

GS.TS Trần Đức Hạ: “Thoát nước là vấn đề cấp thiết”

GS.TS Trần Đức Hạ: “Thoát nước là vấn đề cấp thiết”

Những năm gần đây, mỗi khi mưa lớn, nhiều con phố trên thành phố Hà Nội diễn ra tình trạng úng ngập cục bộ do hệ thống thoát nước không ổn định và chất lượng suy giảm. Do đó, vấn đề thoát nước cần được quan tâm nhiều hơn và đưa ra giải pháp cụ thể cần sớm được giải quyết.

Top