Nhiệt độ
Bình Định: Phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước mặt đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035
Trong tháng 8, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Quyết định số 2584/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Bình Định đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 – Nội dung phân bổ và bảo vệ tài nguyên nước mặt.
Cụ thể, phân bổ nguồn nước đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của các ngành trong kỳ quy hoạch. Giai đoạn đến năm 2020 – 2025 – 2035 đáp ứng tổng nhu cầu sử dụng nước toàn tỉnh là: 1,26 – 1,35 – 1,48 tỷ m3/năm. Bảo vệ tài nguyên nước đảm bảo mục tiêu chất lượng theo quy chuẩn hiện hành để phục vụ cho mục đích sử dụng nước sinh hoạt và các mục đích khác, phục vụ phát triển kinh tế xã hội, môi trường đến năm 2025 – 2035. Đến năm 2035 các công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước được kiểm soát 100% theo quy định của pháp luật.
Quyết định cũng nêu, toàn tỉnh Bình Định có trữ lượng nước mặt tiềm năng khoảng 9,34 tỷ m3/năm. Theo đó, nguồn nước phân bổ thuộc 51 sông, suối và các công trình hồ chứa thủy lợi, thủy điện hiện có và quy hoạch theo giai đoạn đến năm 2020 là 167 hồ chứa, đến năm 2025 là 171 hồ chứa và đến năm 2035 là 198 hồ chứa.
Về quy hoạch bảo vệ nguồn nước mặt: Quản lý, bảo vệ tài nguyên nước hạn chế bị ô nhiễm, đáp ứng mục tiêu chất lượng nước cho các ngành, các đối tượng khai thác, sử dụng nước trên địa bàn tỉnh. Giai đoạn đến năm 2020: Bảo vệ tài nguyên nước mặt đạt chất lượng cột A2 QCVN 08-MT:2005/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, đảm bảo chất lượng phục vụ cấp nước sinh hoạt, công nghiệp tại 18 đoạn sông, suối; đạt chất lượng cột B1 QCVN 08-MT:2015/BTNMT, đảm bảo phục vụ cho mục đích cấp nước nông nghiệp tại các đoạn sông, suối còn lại. Giai đoạn 2025-2035: Bảo vệ tài nguyên nước mặt đạt chất lượng cột A2 QCVN 08-MT:2005/BTNMT, đảm bảo chất lượng phục vụ cấp nước sinh hoạt, công nghiệp tại 22 đoạn sông, suối; đạt chất lượng cột B1 QCVN 08-MT: 2015/BTNMT phục vụ cho mục đích cấp nước nông nghiệp tại các đoạn sông, suối còn lại.
Bảo vệ theo từng loại hình phát sinh nước thải, đến năm 2020 – 2025: Nước thải công nghiệp đạt 85% cơ sở phát sinh nước thải phải có hệ thống xử lý nước thải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; nước thải y tế đạt 100% các cơ sở y tế cấp tỉnh, huyện, thị xã phải có hệ thống xử lý nước thải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; nước thải sinh hoạt đạt 100% đô thị mới phải có hệ thống thu gom, xử lý nước thải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; nước thải chăn nuôi đạt 90% các cơ sở chăn nuôi thuộc trường hợp cấp phép xả nước thải phải đầu tư hệ thống xử lý nước thải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Đến năm 2035: 100% các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị phát sinh nước thải thuộc trường hợp phải cấp phép phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất lượng nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận phải đạt thông số chất lượng nước cột A của các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Bảo vệ nguồn sinh thủy tại 04 khu vực rừng đầu nguồn thuộc các huyện Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão, Hoài Ân; bảo vệ các hồ chứa thủy lợi, thủy điện, các đầm trên địa bàn tỉnh; bảo tồn 08 nguồn nước có giá trị văn hóa, thể thao, di tích lịch sử.
Quyết định cũng nêu ra các giải pháp thực hiện quy hoạch bao gồm: Nhóm giải pháp về quản lý nhà nước; nhóm giải pháp về khoa học, công nghệ; và nhóm giải pháp về công trình.
UBND tỉnh Bình Định giao Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức công bố Quy hoạch; hướng dẫn, đôn đốc các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án, bảo đảm phù hợp với các mục tiêu, nội dung, giải pháp của Quy hoạch này.
Lịch sử Hội Cấp thoát nước Việt Nam
Biến đổi nước dưới đất theo mùa ở bờ biển Bình Thuận dưới tác động của nông nghiệp và thời tiết khô hạn
Chia sẻ kinh nghiệm về công tác Bình đẳng giới với Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Đọc thêm
Bộ Xây dựng: Lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước
Ngày 16/8/2024, tại Đà Nẵng, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội nghị Lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn chủ trì.
VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước
Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) vừa chủ trì tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp ý kiến Dự thảo luật Cấp Thoát nước (lần 02). Tại đây, các chuyên gia đã nêu ra nhiều vấn đề còn tồn đọng và cần được giải quyết trong dự thảo Luật.
Đề xuất cụ thể về Quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước trong dự thảo Luật
Đây là nội dung thu hút sự quan tâm của các đại biểu tại Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Luật Cấp Thoát nước (lần 02) do Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức.
Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ 1/7: Bước tiến mới trong bảo vệ tài nguyên nước
Ngày 1/7/2024 đánh dấu một mốc quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên nước khi Luật Tài nguyên nước 2023 được Quốc hội XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6 chính thức có hiệu lực.
Trình Chính phủ dự án Luật Cấp Thoát nước vào tháng 1 năm 2025
Luật Cấp Thoát nước do Bộ Xây dựng chủ trì soạn thảo có thời hạn trình Chính phủ vào tháng 1 năm 2025, thời hạn trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là tháng 2 năm 2025.
Hà Nội xây bể điều tiết ngầm chống ngập lụt
Để khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ, Hà Nội triển khai dự án xây bể ngầm chống ngập lụt tại một số khu vực trên địa bàn Thủ Đô. Dự án do UBND quận Hoàn Kiếm đề xuất và được UBND TP Hà Nội thống nhất chủ trương.
Sớm hướng dẫn hoạt động đầu tư theo phương thức PPP trong lĩnh vực thoát nước
Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng nay 04/6/2024, các đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm ban hành thông tư hướng dẫn hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong lĩnh vực thoát nước, xử lý nước thải và chất thải.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đã đến lúc chúng ta cần có tuyên ngôn về nước
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, cần có tuyên ngôn với bà con nông dân ĐBSCL và cả nước rằng: Chúng ta không phải là một quốc gia dư thừa nước, nước sẽ ngày càng khan hiếm hơn.
Tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nước ngầm tại Việt Nam
Bài viết trình bày việc tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nguồn nước ngầm tại Việt Nam nhằm nâng cao độ chính xác và hợp lý trong tính toán, đánh giá; tối ưu cơ chế vận hành, khai thác nước ngầm; đồng thời thiết lập hiệu quả các chính sách quản lý có liên quan đảm bảo sử dụng nước ngầm bền vững.