
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtDòng nước ban đầu từ vòi hòa sen thường là nước lạnh, và nhiều người trong chúng ta sẽ để nó chảy đi trong khi đợi nước ấm, IKEA nêu trong một bài đăng trên trang chủ của hãng.
Nhưng ở nhà của René Marienfeld, kỹ sư thiết kế sản phẩm của IKEA, phần nước lạnh này được anh thu lại để sử dụng sau trong một cái xô.
Trong nhà Marienfeld cũng có một bể cá. Việc ngắm các chú cá đem lại sự dễ chịu, nhưng những bể cá như này thường chứa vài lít nước và cần được vệ sinh thường xuyên, bao gồm cả việc thay nước. Người kỹ sư không bỏ phí nước từ bể cá mà dùng nó tưới cây.
René Marienfeld, kỹ sư thiết kế sản phẩm IKEA (trái), và Hanna Carleke, lãnh đạo doanh nghiệp IKEA (phải). (Ảnh: IKEA)
Trong 2 năm vừa qua, Marienfeld và đội ngũ của mình nghiên cứu giải pháp sử dụng nước hiệu quả mới nhất từ IKEA - miệng vòi nước phòng tắm ÅBÄCKEN.
“Chúng tôi muốn tạo điều kiện cho nhiều người giảm lượng tiêu thụ nước trong nhà”, Marienfeld nói.
Và miệng vòi nước ÅBÄCKEN có thể làm được như vậy. Đây là một loại miệng vòi nước nhỏ màu đen có thể lắp vừa hầu hết các loại vòi nước phòng tắm đang có trên thị trường và giúp người sử dụng giảm lượng nước tiêu thụ.
Miệng vòi ÅBÄCKEN có thể lắp vừa hầu hết các loại vòi nước tiêu chuẩn. (Ảnh: IKEA)
Miệng vòi có 2 chế độ - phun sương và phun xịt, đều giúp giảm lượng nước dùng trong các hoạt động thông thường như rửa tay, rửa mặt và đánh răng.
Khi được gắn vào vòi, miệng vòi ÅBÄCKEN có thể giảm lưu lượng dòng chảy nước xuống còn 0,25 lít ở chế độ sương và 1,9 lít ở chế độ xịt mỗi phút. Đơn giản hơn là miệng vòi ÅBÄCKEN có thể tiết kiệm 95% lượng nước ở chế độ sương, và 66% lượng nước ở chế độ xịt.
“Khi bạn nghĩ đến điều bạn thường làm nhất trong phòng tắm, hầu như đó là rửa tay, rửa mặt hoặc là đánh răng. Bạn không phải đổ đầy chậu, bình nước nào nên bạn sẽ không cần dòng nước lưu lượng cao. Chúng tôi đã xem xét điều này và thấy được nhu cầu cần một thứ có thể đưa một lượng nước phù hợp với mục đích sử dụng”, Marienfeld nói.
Từ đó thì ý tưởng về các chế độ phun sương và phun xịt xuất hiện.
Chế độ phun xịt đem lại nước ở một tỷ lệ dòng chảy và lực nhất định phù hợp cho việc rửa bàn chải sau khi sử dụng hoặc khi cần rửa tay bị dính bụi.
Miệng vòi ÅBÄCKEN có hai chế độ: phun sương (trái) và phun xịt (phải). (Ảnh: IKEA)
Ý tưởng về miệng vòi ÅBÄCKEN lấy cảm hứng từ Altered, một công ty phát minh của Thụy Điển cũng có loại miệng vòi bằng đồng thau đem lại phương án tiết kiệm nước thông qua các chế độ phun sương và xịt.
IKEA đã hợp tác với Altered vào năm 2018, với mục tiêu đối đầu với sự khan hiếm nước.
Một trong những mục tiêu chính của quan hệ hợp tác này là tạo ra một miệng vòi có giá phù hợp với nhiều người.
Thông thường, những miệng vòi như vậy được làm từ kim loại và sẽ tốn hơn 30 euro một chiếc. Nhưng IKEA muốn tất cả mọi người trên thế giới đều có thể sở hữu nó.
Vì vậy đội thiết kế đã khám phá nhiều loại nguyên liệu để làm ra chiếc miệng vòi này và đã lựa chọn nhựa để tạo ra miệng vòi ÅBÄCKEN như hiện nay.
Nhưng quá trình này không đơn giản như vậy.
“Việc cố gắng tạo sản phẩm từ nhựa là điều hợp lý vì nếu chúng tôi có thể sử dụng một lượng nhất định nhựa được tái chế thì chúng tôi có thể đạt được chi phí thấp mà vẫn giữ nguyên tính năng. Tuy nhiên, bởi vì kích thước của mô hình đặc và chứa nhiều công nghệ bên trong, kết thúc chúng tôi có được một kết cấu khá là rắc rối và phức tạp, và sau khi có được những mẫu thử đầu tiên thì chúng tôi chưa thực sự hài lòng với một số thứ như là kiểu phun”, René nói.
Do đó đội thiết kế phải bắt đầu lại từ đầu và đánh giá lại cấu trúc của miệng vòi.
Miệng vòi được thử nghiệm trong quá trình phát triển (Ảnh: IKEA)
Để làm điều này, họ liên hệ với một nhà cung cấp IKEA ở Tây Ban Nha có lịch sử cung cấp các bộ phận vòi nước, đặc biệt là hộp mực gốm sứ.
Từ đó mối quan hệ ba bên này đã cùng tạo ra loại miệng vòi mới nhất và được IKEA đăng ký bằng sáng chế với cái tên ÅBÄCKEN.
Loại miệng vòi này sử dụng khoảng 40% là nguyên liệu nhựa được tái chế và 60% là vật liệu nguyên sơ (chủ yếu là vật liệu gốm sứ và nhựa kỹ thuật) trong các bộ phận, bao gồm 5 ống nối và dụng cụ vòi máy sục khí.
Bốn tỷ người - tương đương với gần ⅔ dân số thế giới - phải chịu cảnh khan hiếm nước trầm trọng ít nhất một tháng mỗi năm. Khoảng 10% nguồn nước ngọt của thế giới được sử dụng trong gia đình. Do đó, IKEA cam kết sẽ giúp đỡ mọi người tiết kiệm nước trong nhà.
Miệng vòi ÅBÄCKEN là một bước tiến lớn của IKEA để giúp tiết kiệm nước khi sử dụng hàng ngày trong phòng tắm.
Bên cạnh đó, đều dễ thấy là trong khi mọi người đều mong muốn có sự bền vững, họ lại không muốn phải thay đổi thói quen để thích nghi với các sản phẩm đòi hỏi phải điều chỉnh khi nói về độ dễ sử dụng và ứng dụng.
Do đó, IKEA muốn một loại miệng vòi có thể lắp vừa gần như tất cả các loại vòi nước phòng tắm và người sử dụng sẽ không có trải nghiệm khác lạ khi dùng.
Một lý do khác bắt nguồn từ mối lo ngại ngày càng tăng lên về tình trạng nước uống toàn cầu.
Miệng vòi ÅBÄCKEN là một bước đột phá để tiết kiệm nước trong nhà (Ảnh: IKEA)
“ÅBÄCKEN sẽ là một đột phá trong việc tiết kiệm nước trong nhà. Thiếu nước là một vấn đề, nhưng không phải ai quanh ta cũng đang phải chịu cảnh thiếu nước. Với ÅBÄCKEN, chúng tôi tin rằng có thể khởi đầu quá trình suy nghĩ về việc nhận thức cách sử dụng nước”, Hanna Carleke, Lãnh đạo Doanh nghiệp dòng thiết bị nhà tắm của IKEA, cho biết.
Hanna nói rằng đội thiết kế sẽ tiếp tục phát triển các sản phẩm giúp thay đổi các thói quen sử dụng nước trong nhà.
IKEA cũng sẽ tiếp tục tập trung tạo ra các sản phẩm tiết kiệm nước, như là giải pháp vòi sen tái chế nước.
Năm vừa rồi IKEA đã gia nhập Liên minh 50L Home Coalition với tầm nhìn mong muốn mọi người chỉ dùng 50 lít nước mỗi người mỗi ngày.
Liên minh tập hợp các công ty, nhà hoạch định, nhà cải tiến, nhà nghiên cứu và các cộng đồng với nhau để phát triển và mở rộng quy mô đổi mới cách dùng nước hiệu quả trong nhà.
Hiện nay, mỗi người ở châu Âu sử dụng 150 lít nước mỗi ngày và con số đó còn cao hơn ở những nơi khác.
Tác giả: Quang Hưng (dịch & tổng hợp)
Nguồn: IKEA
Biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp khiến cho nguy cơ mất an ninh nguồn nước trở thành vấn đề cấp bách. Điều này liên tục được nhắc đến trước thềm Vietnam Water Week 2025. Các chuyên gia cho rằng, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số chính là "chìa khóa" hữu hiệu nhất mở ra cánh cửa phát triển bền vững.
Với mục tiêu đem lại nhiều tiện ích, phục vụ khách hàng nhanh chóng và hiệu quả, các đơn vị quản lý cung cấp nước sạch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh ứng dụng CNTT và nhiều giải pháp số hóa, qua đó tạo nền tảng hình thành và xây dựng văn hóa doanh nghiệp số.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào mọi mặt của đời sống đã trở nên phổ biến. Trước thực tế này, ngành Cấp Thoát nước cũng không phải ngoại lệ. AI được kỳ vọng sẽ giải quyết các vấn đề về quản lý, xử lý nước thải nhằm bảo vệ tài nguyên nước.
Để đáp ứng nhanh chóng yêu cầu của khách hàng, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) và các đơn vị cấp nước thành viên đã không ngừng đổi mới công nghệ, tối ưu hóa, rút ngắn thời gian gắn đồng hồ nước và cấp định mức nước cho khách hàng
Sự phát triển của AI kéo theo nhu cầu sử dụng lượng nước lớn đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu và các nhà lãnh đạo tìm kiếm, phát triển các hệ thống làm mát mới hiệu quả hơn.
Ngày 26/3, Viện Cấp Thoát nước và Môi trường (IWASSE) tổ chức hội thảo khoa học "Giới thiệu về nghiên cứu, kế hoạch triển khai, và một số kết quả ban đầu nghiên cứu nội nghiệp" tại Chi nhánh Sản xuất nước Cẩm Thượng – Công ty CP Kinh doanh nước sạch Hải Dương.
Trung tuần tháng 3/2025, đoàn công tác Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có chuyến công tác và tham dự Triển lãm Công nghệ xử lý nước tại Hàn Quốc (Water Korea 2025).
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Research Letters, dòng hải lưu mạnh nhất thế giới có thể suy giảm tới 20% vào năm 2050 nếu lượng khí thải tiếp tục ở mức cao, làm gia tăng tốc độ tan băng ở Nam Cực và mực nước biển dâng.
Ngày 10/3/2025, đoàn công tác của Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) do Chủ tịch Nguyễn Ngọc Điệp dẫn đầu đã đến thăm và làm việc với Trường Cao đẳng Xây dựng Công trình Đô thị.