Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Việt Nam phấn đấu cấp nước sạch toàn bộ nông thôn vào 2045

21/11/2022 15:06

Việt Nam đã và đang nỗ lực thực hiện các giải pháp tổng thể, tiếp cận đa phương để đạt mục tiêu chiến lược quốc gia tới năm 2045 toàn dân nông thôn có nước sạch.

Mục tiêu tổng thể:

- Đảm bảo người dân nông thôn được quyền tiếp cận sử dụng dịch vụ cấp nước sạch công bằng, thuận lợi, an toàn với chi phí hợp lý; đảm bảo vệ sinh hộ gia đình và môi trường, phòng, chống dịch bệnh.

- Đến 2030 có 65% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chất lượng theo quy chuẩn, số lượng tối thiểu 60 lít/người/ngày; Toàn bộ hộ gia đình nông thôn, trường học, trạm y tế có nhà tiêu hợp vệ sinh; 25% điểm dân cư nông thôn tập trung có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, 15% nước thải sinh hoạt được xử lý; 75% hộ chăn nuôi, trang trại được xử lý chất thải chăn nuôi.

- Đến năm 2045, có 100% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch và vệ sinh an toàn, bền vững; 50% điểm dân cư nông thôn tập trung có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, 30% nước thải sinh hoạt được xử lý; 100% hộ chăn nuôi, trang trại được xử lý chất thải chăn nuôi.

“Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” được Chính phủ phê duyệt từ tháng 11/2021 đặt ra nhiều mục tiêu cụ thể nhằm nâng cao đời sống của hơn 62 triệu dân ở khu vực nông thôn.

(Chi tiết các mục tiêu của Chiến lược trong Bảng phía trên)

“Để thực hiện Chiến lược, chúng ta cần thực hiện các nhóm giải pháp quan trọng. Trước tiên, cần thực hiện truyền thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa phương cũng như cán bộ chính quyền các cấp về cải thiện nước sạch vệ sinh nhằm thay đổi cuộc sống”, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp phát biểu tại hội nghị công bố Chiến lược quốc gia tháng 12/2021.

Các giải pháp khác bao gồm cải thiện thể chế để tạo điều kiện xã hội hóa, huy động tư nhân trong lĩnh vực nước và vệ sinh; tìm ra các mô hình quản lý hiệu quả để cung cấp dịch vụ; cũng như tăng cường quan hệ đối tác và hợp tác quốc tế, một thông cáo của UNICEF ngày 22/12/2021 dẫn lời ông Hiệp phát biểu tại hội nghị.

Tiến tới cấp nước sạch cho toàn bộ người dân nông thôn vào năm 2045 là một thách thức lớn bởi hiện nay chỉ 51% hộ gia đình nông thôn đang được dùng nước sạch, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) năm 2021.

Việt Nam phấn đấu cấp nước sạch toàn bộ nông thôn vào 2045 - Ảnh 2.

Nâng cao nhận thức cộng đồng

Trong năm 2022, nhiều chiến dịch truyền thông về nước sạch vệ sinh đã được triển khai tại các địa phương trên cả nước.

Từ ngày 19-22/9/2022, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Nghệ An tổ chức khóa tập huấn truyền thông nước sạch vệ sinh thuộc Dự án “Nâng cao năng lực ứng phó khẩn cấp cho Hội Chữ thập đỏ Việt Nam” nhờ vốn tài trợ không hoàn lại của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, Đài Phát thanh và Truyền hình Nghệ An đưa tin. 

Dự án nhằm mang lại các kiến thức cơ bản, như tổng quát về ứng phó nước sạch vệ sinh, đánh giá nhu cầu nước sạch vệ sinh trong tình huống khẩn cấp, sử dụng máy lọc nước di động, cung cấp nhà vệ sinh và khuyến khích thực hành nước sạch vệ sinh, vệ sinh và biện pháp phòng ngừa một số bệnh liên quan đến nước sạch.

“Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả vay vốn Ngân hàng Thế giới”, triển khai trong giai đoạn 2016-2021 nhằm cải thiện hành vi vệ sinh, tăng cường tiếp cận bền vững tới nước sạch và vệ sinh nông thôn tại 21 tỉnh thành miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, nhiều địa phương cuối năm 2021 báo cáo đã triển khai công tác truyền thông thay đổi hành vi về nước sạch và vệ sinh.

Chương trình được Ngân hàng Thế giới tài trợ và gia hạn đến năm 2022. Tham gia Chương trình có Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng cục Thủy Lợi, Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn và UBND các tỉnh.

Cải thiện thể chế, chính sách

Ngày 02/8/2022, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025.

Trong đó, nhiệm vụ cấp nước sạch nông thôn trong chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 bao gồm các quy định về rà soát, điều chỉnh và cập nhật nội dung cấp nước sạch nông thôn vào quy hoạch nông thôn, đảm bảo cấp nước sinh hoạt nông thôn bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, suy thoái nguồn nước. 

Chính phủ hỗ trợ đầu tư, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng các mô hình thu, xử lý và trữ nước an toàn hộ gia đình cùng với các công trình cấp nước sạch đã có tại các vùng đặc thù, chưa có khả năng tiếp cận với cấp nước tập trung, khan hiếm, khó khăn về nguồn nước.

Tại dự thảo Nghị định quy định về cấp nước sinh hoạt nông thôn vào cuối tháng 8/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất chính sách hỗ trợ cấp nước quy mô hộ gia đình, bao gồm hỗ trợ hộ gia đình nông thôn vay vốn tín dụng ưu đãi từ chương trình tín dụng về nước sạch và vệ sinh nông thôn để xây mới, nâng cấp, sửa chữa công trình cấp nước tại nhà.

Bộ cũng đề xuất hỗ trợ kinh phí xây dựng, lắp đặt thiết bị, công trình xử lý nước hộ gia đình cho đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách ở khu vực nông thôn đang sử dụng nguồn nước từ giếng khoan, giếng đào hoặc nguồn cấp nước khác chưa đạt quy chuẩn.

Việt Nam phấn đấu cấp nước sạch toàn bộ nông thôn vào 2045 - Ảnh 3.

Tìm mô hình quản lý hiệu quả

Ngày 14/9/2022, Bộ NN&PTNT phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức Hội thảo thực hiện chương trình và tính bền vững của các công trình nước và vệ sinh dựa trên kết quả tại TP. Buôn Ma Thuột.

Chương trình đã hỗ trợ hoàn thiện 722 công trình, quản lý vận hành theo 8 mô hình gồm: Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh quản lý, thuê doanh nghiệp, công ty cấp nước đô thị quản lý, hợp tác xã quản lý, công ty khai thác công trình thủy lợi quản lý; UBND xã giao cộng đồng quản lý; Ban quản lý công trình công cộng quản lý, Cổng thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk đưa tin.

Hầu hết các công trình đã được thiết kế và xây dựng vận hành đúng như dự kiến. Hơn 200 công trình được xác nhận là công trình bền vững sau hai năm hoạt động. Nguồn nhân lực quản lý vận hành được đào tạo, tuy còn mỏng và chưa bền vững ở các công trình do cộng đồng quản lý.

Theo đánh giá của chuyên gia, mô hình UBND xã quản lý công trình là rủi ro nhất về bền vững, cần được theo dõi và hỗ trợ sát sao hơn. Họ đề nghị Bộ NN&PTNT cần sớm xây dựng và ban hành khung định mức sản xuất nước sạch nông thôn. Nghiên cứu và đề xuất cơ chế hướng dẫn rõ ràng, cụ thể cho cấp bù giá nước sạch nông thôn.

Hợp tác quốc tế

Tại Hội nghị công bố Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn vào tháng 12/2021, đại diện các tổ chức quốc tế như Đại sứ quán Hà Lan, Unilever Việt Nam, Tổ chức Đông Tây Hội ngộ v.v. cam kết đồng hành và hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thực hiện hiệu quả chiến lược nhằm tiếp cận những cộng đồng khó khăn, giảm thiểu tác động của đại dịch và xây dựng khả năng chống chịu với khí hậu, thông cáo của UNICEF nêu rõ.

Ngay từ năm 2020, đã có 18 nhà tài trợ song phương, đa phương và các tổ chức quốc tế phi chính phủ cam kết sẽ hỗ trợ và tài trợ thực hiện Chiến lược, theo Báo cáo Chiến lược năm 2020 của Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn. 

Các chương trình được tài trợ bao gồm Chương trình Mục tiêu quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn hoặc các dự án độc lập của Ngân hàng Thế giới. 

Từ cuối năm 2021 và trong năm nay, nhiều địa phương trong cả nước đã họp tổng kết việc thực hiện “Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả vay vốn Ngân hàng Thế giới”, báo cáo tăng tỷ lệ đấu nối đường ống cấp nước, tăng tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh và điểm rửa tay xà phòng.

Trong một hợp tác khác, thực hiện từ 2010, Dự án cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn vùng miền Trung có tổng vốn đầu tư 50 triệu USD do Ngân hàng Phát triển Châu Á tài trợ mang lại lợi ích cho 350.000 người ở 6 tỉnh miền Trung. 

Tại các vùng có nhiều khó khăn khác, có Dự án cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn vùng miền núi và vùng Tây nguyên do Jica Nhật Bản tài trợ. 

Một trong những dự án nhận tài trợ từ Jica là Dự án Hỗ trợ cải thiện dinh dưỡng và cung cấp nước sạch thông qua tăng cường năng lực chính quyền địa phương từ năm 2010 đến 2013, nhằm nâng cao năng lực của các cơ quan chính quyền địa phương hỗ trợ hoạt động của Ban quản lý nước, xây dựng cơ chế hỗ trợ các hoạt động của cộng đồng nhằm cung cấp nước sạch và cải thiện dinh dưỡng.

Việt Nam phấn đấu cấp nước sạch toàn bộ nông thôn vào 2045 - Ảnh 4.

Ngoài ra nhiều hội thảo đã được tổ chức, chia sẻ kinh nghiệm triển khai thực hiện Chương trình và Chiến lược. 

Dù đối mặt với nhiều khó khăn trong đại dịch COVID-19, hợp tác quốc tế chặt chẽ thông qua liên kết, trao đổi trực tuyến đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Điển hình là hợp tác ngành Nước giữa Việt Nam với Australia.

Chương trình Nâng cao Năng lực Công ty Cấp nước Việt Nam - Australia (WUIP) do Hội Cấp thoát nước Việt Nam và Hội Nước Australia (AWA) vẫn được duy trì và được đánh giá cao, Trưởng Ban Dự án Quốc tế và Công nghiệp của AWA Sally Armstrong phát biểu tại một hội thảo trực tuyến hôm 15/12/2021.

Nhờ những kết nối và thực hiện liên tục Chương trình, các bên đã đảm bảo duy trì cấp nước không bị gián đoạn giữa đại dịch; giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước; nâng cao chất lượng nước sinh hoạt cho người dân cũng như mở rộng mạng lưới cấp nước nông thôn.

Nhiều năm qua Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều dự án với các thời hạn khác nhau nhằm  đảm bảo quyền của người dân được tiếp cận với nước sạch. Đã có một tỷ lệ lớn dân số được hưởng lợi từ các dự án này, song không đồng đều bởi khác với một chính sách có quy mô  quốc gia, các dự án thường hướng đến một hoặc chỉ một số địa phương nhất định.

“Chiến lược quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 là một công cụ chính sách quan trọng giúp định hướng hành động để cải thiện tiếp cận nước sạch và vệ sinh, quan trọng là đảm bảo trong suốt quá trình đó, cuộc sống của hàng triệu người dân Việt Nam sẽ được cải thiện”, thông cáo của UNICEF dẫn lời bà Rana Flowers, Điều phối viên Thường trú Liên Hợp Quốc và Đại diện UNICEF tại Việt Nam nhận định.

Tác giả:
Nguyễn Tiến Thành
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

SAWACO chú trọng triển khai dự án trọng điểm nhằm đảm bảo cấp nước

SAWACO chú trọng triển khai dự án trọng điểm nhằm đảm bảo cấp nước

Thời gian qua, SAWACO luôn chú trọng triển khai các dự án trọng điểm, đảm bảo đấu thầu cạnh tranh, công bằng, cấp nước an toàn, liên tục cho người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM)

Doanh nghiệp 25/04/2024
Quản lý rủi ro về nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Quản lý rủi ro về nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu

"Xâm nhập mặn, hạn hán, ngập lụt hay ô nhiễm nguồn nước,... là những nguy cơ tiềm ẩn, tác động trực tiếp đến an ninh, an toàn và phát triển bền vững của ngành Nước Việt Nam", đó là chia sẻ của bà Hạ Thanh Hằng, Phó Chủ tịch Hội Cấp Thoát nước Việt Nam về những thách thức hiện thời của ngành Cấp Thoát nước.

Diễn đàn 24/04/2024
Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát cống ngầm dưới lòng sông Tô Lịch

Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát cống ngầm dưới lòng sông Tô Lịch

Bí thư Thành ủy Hà Nội đã trực tiếp kiểm tra hệ thống cống ngầm dưới lòng sông tại ngã ba sông Lừ - sông Tô Lịch trong buổi kiểm tra tiến độ thi công dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.

Nga và Kazakhstan đối mặt với trận lũ lụt chưa từng thấy trong 70 năm qua

Nga và Kazakhstan đối mặt với trận lũ lụt chưa từng thấy trong 70 năm qua

Ngày 11/4/2024, ở thành phố Orenburg của Nga, nước dâng cao kỷ lục sau khi các con sông lớn trên khắp Nga và Kazakhstan vỡ bờ trong trận lũ lụt tồi tệ nhất trong 70 năm qua.

Nghe nhìn 12/04/2024
Việt Nam rất quan tâm đến dự án kênh đào Funan Techo của Campuchia

Việt Nam rất quan tâm đến dự án kênh đào Funan Techo của Campuchia

Việt Nam rất quan tâm đến dự án kênh Funan Techo và đề nghị phía Campuchia phối hợp chặt chẽ với Việt Nam, Ủy hội sông Mekong quốc tế trong việc chia sẻ thông tin và đánh giá tác động của công trình này đối với tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

Cà Mau chuẩn bị đưa hồ cung cấp nước cho 11.000 hộ dân vào sử dụng

Cà Mau chuẩn bị đưa hồ cung cấp nước cho 11.000 hộ dân vào sử dụng

Hồ chứa nước ngọt có vốn đầu tư 248 tỷ đồng dự kiến hoàn thành trong tháng 5 tới, cung cấp nước ngọt cho 11.000 hộ.

Thủ tướng gửi công điện yêu cầu bảo đảm nước sinh hoạt cho người dân ĐBSCL

Thủ tướng gửi công điện yêu cầu bảo đảm nước sinh hoạt cho người dân ĐBSCL

Ngày 8/4/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 34/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành và UBND các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) tập trung bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân trong các đợt xâm nhập mặn.

Xây đập tràn trên sông Hồng để "hồi sinh" sông Tô Lịch

Xây đập tràn trên sông Hồng để "hồi sinh" sông Tô Lịch

Với mong muốn "hồi sinh" sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Đáy, TP. Hà Nội dự kiến xây đập tràn trên sông Hồng để lấy nước tạo dòng chảy tự nhiên.

Đồng bằng sông Cửu Long: Nhiều giải pháp tình thế đảm bảo nước sạch

Đồng bằng sông Cửu Long: Nhiều giải pháp tình thế đảm bảo nước sạch

Thực hiện công điện của Thủ tướng Chính phủ về chủ động ứng phó hạn hán và xâm nhập mặn, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã tích cực triển khai nhiều giải pháp tình thế, quyết tâm không để xảy ra thiếu nước sạch.

Top