Nhiệt độ
Hà Nội xây dựng đề án “hồi sinh” các dòng sông
Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã quan tâm đầu tư cải tạo môi trường các dòng sông, nhưng vẫn chưa có giải pháp tổng thể để hồi sinh các dòng sông “chết” và khai thác giá trị lịch sử, văn hóa theo hướng phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thành phố đang tập trung xây dựng đề án tổng thể phục hồi chất lượng môi trường nước, phát triển đồng bộ kỹ thuật kết hợp quy hoạch kiến trúc cảnh quan bốn dòng sông nội đô.
Vấn đề này lại tiếp tục trở thành đề tài “nóng” tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 20 Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa 16 diễn ra từ ngày 09 đến 12/12.
Chất vấn lãnh đạo Sở Xây dựng và Sở TN&MT, đại biểu Vũ Mạnh Hải (tổ huyện Thường Tín) nêu vấn đề,UBND thành phố đã chỉ đạo các sở, ngành tham mưu dự án xây dựng đường ống riêng để bổ trợ nước sông Hồng qua hồ Tây cho sông Tô Lịch, còn giải pháp đối với các sông khác thì ra sao?
Trước đó, thành phố đã giao các đơn vị triển khai đề án phục hồi chất lượng môi trường nước, phát triển đồng bộ kỹ thuật kết hợp quy hoạch kiến trúc cảnh quan bốn sông nội đô, gồm sông Tô Lịch, Lừ, Sét, Kim Ngưu giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, nhưng tiến độ triển khai chưa đạt yêu cầu. Khó khăn, vướng mắc do đâu?
Trả lời vấn đề này, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong cho biết, sông Tô Lịch, Lừ, Kim Ngưu, Sét nằm trong khu vực đô thị khoảng 17,5 km 2 . Về giải pháp, toàn bộ nước thải của sông Tô Lịch, sông Lừ được thu gom về Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá; nước thải của sông Kim Ngưu, Sét được thu về Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở.
Để bổ cập nước cho sông Tô Lịch, Sở Xây dựng đang phối hợp cùng các đơn vị triển khai đồng bộ với các sông còn lại, do đây là nhiệm vụ nằm trong tổng thể đề án bảo tồn, phát huy, cải tạo môi trường của các con sông trong nội thành. Trong đó, giải pháp chính được thống nhất đưa ra là tập trung cải thiện toàn bộ nguồn thải và bổ cập nước bằng hai nguồn chính, gồm nguồn nước thải sau khi xử lý quay ngược lại cho các dòng sông và nguồn nước từ bên ngoài như từ sông Hồng để bổ cập cho các sông.
Cùng tham gia trả lời đại biểu về vấn đề này, Giám đốc Sở TN&MT Lê Thanh Nam cho biết, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Sở đã triển khai đồng bộ các nội dung của đề án, nhiều lần báo cáo thành phố, nhưng vẫn còn một số nội dung bất cập trong quá trình thực hiện cần hoàn thiện. Theo chỉ đạo của UBND thành phố, các giải pháp cần phải tổng thể hơn, xin thêm ý kiến của các chuyên gia về các giải pháp triển khai.
Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, bổ sung và cập nhật thêm theo Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội để bảo đảm công tác quy hoạch kiến trúc, thiết kế cảnh quan cho bốn con sông nội đô cả về giá trị lịch sử, văn hóa, môi trường sinh thái đô thị, theo hướng phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Giám đốc Sở TN&MT cho biết thêm, các nội dung, giải pháp đưa ra được đề xuất theo hướng cải thiện chất lượng nước, duy trì dòng chảy sinh thái, tăng cường quá trình làm sạch tự nhiên của các con sông, bổ cập nước tự nhiên; quy hoạch môi trường thoát nước, cảnh quan bảo đảm trên nguyên tắc thu gom triệt để nước thải, mở rộng lòng sông, cây xanh hai bên bờ… Đơn vị đang hoàn chỉnh các nội dung liên quan đến dự án và dự kiến hoàn chỉnh trình UBND thành phố ngay trong tháng 01/2025.
Theo nhận định của các chuyên gia quy hoạch, việc cải tạo các sông trong địa bàn Thủ đô là nhu cầu tất yếu và cấp bách nhằm bảo đảm nguồn nước, môi trường nước không chỉ trên sông mà còn liên quan đến diện tích tưới tiêu của các công trình thuỷ lợi, an toàn trước thiên tai và làm đẹp cảnh quan cho Thủ đô Hà Nội.
Việc xây dựng quy hoạch tổng hợp, đa mục tiêu, tăng nguồn nước, dòng chảy mùa kiệt, chống lũ lụt và gắn kết với quy hoạch giao thông, xây dựng, vui chơi giải trí và văn hoá, lịch sử của Thủ đô sẽ góp phần tạo dựng hình ảnh hài hòa, gắn kết giữa thiên nhiên và con người; đồng thời khai thác hiệu quả quỹ đất hai bên sông, tạo thêm nguồn lực lớn xây dựng Thủ đô ngày càng xanh, sạch, đẹp.
Lịch sử Hội Cấp thoát nước Việt Nam
SAWACO: Nhân rộng uống nước tại vòi
TPHCM: tiền dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải tăng thêm 5% trên đơn giá cấp nước từ năm 2025
Cấp nước Gia Định: Tiếp tục tăng cường hoạt động sản xuất, kinh doanh cuối năm 2024
Đọc thêm
Thúc đẩy công tác Bình đẳng giới trong ngành Nước
Trong 17 mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, mục tiêu về Bình đẳng giới (BĐG) toàn cầu đứng vị trí thứ 5. Điều đó cho thấy, BĐG là vấn đề rất quan trọng, giúp đỡ mọi người thể hiện rõ năng lực của mình trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái.
Tìm giải pháp kỹ thuật, vị trí làm đường ống dẫn nước từ sông Hồng vào hồ Tây
Các sở, ngành của TP. Hà Nội sẽ làm việc với Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai để tìm giải pháp kỹ thuật cũng như vị trí làm đường ống dẫn nước từ sông Hồng vào hồ Tây để cải thiện môi trường sông Tô Lịch.
Lắp đặt hệ thống cấp nước cho người dân Làng Nủ
Với mong muốn giúp đỡ thiết thực về tinh thần, vật chất, làm vơi bớt những mất mát đau thương mà bà con thôn Làng Nủ đã phải hứng chịu trong thời gian qua, Hội Cấp Thoát nước (CTN) Việt Nam và Chi hội CTN miền Bắc đã lắp đặt hệ thống cấp nước cho bà con vùng lũ thôn Làng Nủ.
Giải pháp chống ngập đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu
Việc ứng dụng các công nghệ kiểm soát chống ngập cũng như hình thành dự án để có các đối sách giảm thiểu úng ngập cho các đô thị là rất cấp thiết hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh BĐKH ngày càng diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu.
Tìm kiếm cơ hội thúc đẩy bình đẳng giới trong ngành nước Việt Nam
Đó cũng chính là nội dung trọng điểm trong cuộc hội thảo về bình đẳng giới diễn ra trong khuôn khổ sự kiện Vietnam Water Week 2024 diễn ra vào sáng ngày 7/11
Tiếp cận nguồn vốn và sản xuất tuần hoàn cấp thoát nước
Chuyển đổi từ sản xuất tuyến tính sang sản xuất xanh tuần hoàn đặt ra nhiều thách thức cho ngành Cấp Thoát nước. Hội thảo chiều 7/11 với chủ đề "Quản trị ngành nước thông minh và khả năng chống chịu biến đổi khí hậu" đã tập trung tháo gỡ các khó khăn đặt ra.
Vận hành công trình bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước và chất lượng nước. Do đó, Tuần lễ ngành nước Việt Nam 2024 tập trung bàn luận giải pháp vận hành an toàn công trình cấp thoát nước thích ứng với BĐKH vào sáng 7/11/2024.
Ra mắt CLB Lãnh đạo nữ ngành Nước: khẳng định vai trò của nữ giới trong Ngành
Tối ngày 7/11/2024, song hành cùng Lễ trao giải “Dòng xanh nước Việt”, "Cán bộ trẻ ngành Nước Việt Nam" là buổi lễ ra mắt CLB Lãnh đạo nữ ngành Nước (VWLC).
Luật Cấp Thoát nước được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vướng mắc hiện thời
Nghị định số 117/2007/NĐ-CP và Nghị định số 80/2014/NĐ-CP quy định về Cấp Thoát nước đã tồn tại gần hai thập kỷ. Do đó, dự thảo Luật Cấp Thoát nước sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần thứ nhất tại kỳ họp tháng 5/2025 và thông qua tại kỳ họp tháng 10/2025 với mong muốn tháo gỡ những khó khăn hiện thời.