
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtTìm giải pháp kỹ thuật cũng như vị trí làm đường ống dẫn nước từ sông Hồng vào hồ Tây để cải thiện môi trường sông Tô Lịch
Sáng 4/12, phát biểu tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội, Giám đốc Sở Xây dựng Võ Nguyên Phong cho biết, theo yêu cầu của Bí thư Thành ủy và Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, Sở Xây dựng đã phối hợp với Sở NN&PTNT, các ban ngành khảo sát vị trí hệ thống bơm nước sông Hồng vào hồ Tây để cải thiện môi trường sông Tô Lịch.
Theo ông Võ Nguyên Phong, các sở, ngành của TP. Hà Nội cũng sẽ làm việc với Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai để tìm giải pháp kỹ thuật cũng như vị trí làm đường ống dẫn nước từ sông Hồng vào hồ Tây.
Trước đó, Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp TP. Hà Nội đưa ra giải pháp khoan kích ngầm để làm đường ống dẫn nước sông Hồng vào hồ Tây. Tuy nhiên, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, Bộ NN&PTNT không đồng ý với phương án này.
"Bộ NN&PTNT yêu cầu đầu tư tuyến cống hộp dẫn nước từ sông Hồng vào hồ Tây. Thứ 5 tuần này, các sở ngành của thành phố sẽ làm việc với Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai để đưa ra giải pháp kỹ thuật tốt nhất, nhanh nhất", ông Võ Nguyên Phong nói.
Trước đó, ngày 2/12, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài và Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã đi kiểm tra tiến độ dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá và thực hiện các biện pháp làm sạch sông Tô Lịch.
Tại buổi kiểm tra, lãnh đạo TP Hà Nội đặc biệt quan tâm đến vấn đề đảm bảo dòng chảy để "hồi sinh" sông Tô Lịch, khi nước thải đã được thu gom theo đường ống về Nhà máy Yên Xá để xử lý.
Đối với việc bổ cập nước sông Hồng vào sông Tô Lịch, Chủ tịch UBND Thành phố cho biết: Lãnh đạo Thành phố đã quyết định đây là dự án khẩn cấp để cải thiện môi trường Hà Nội. Đồng chí Trần Sỹ Thanh yêu cầu Sở Xây dựng và các sở ngành đẩy tiến độ để sau 9 tháng, đến 2/9/2025, phải hoàn thành Dự án trong bất cứ hoàn cảnh, điều kiện nào.
Đặc biệt lưu ý phải tính toán phương án đảm bảo hệ sinh thái Hồ Tây, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh gợi mở phương án bổ cập nước theo 2 đường ống độc lập, trong đó, một đường ống bổ cập nước cho Hồ Tây khi cần thiết và một đường ống thường xuyên bổ cập nước cho sông Tô Lịch, chạy độc lập, ngầm dưới lòng hồ, tuyệt đối không được làm biến dạng hệ sinh thái Hồ Tây. Cùng với đó, tiếp tục tiến hành xử lý môi trường tổng thể và đồng bộ 4 dòng sông nội đô.
Nhấn mạnh chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, ngày 27/11 vừa qua, trong đó, Tổng Bí thư yêu cầu Hà Nội phải làm sống lại các dòng sông nội đô, trước mắt là sông Tô Lịch, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện phải đẩy nhanh tiến độ, vào cuộc quyết liệt để tập trung xử lý vấn đề môi trường của Hà Nội. Sắp tới, Hà Nội sẽ phát động phong trào làm sạch môi trường để thay đổi căn cơ bộ mặt đô thị.
Ngày 05/5/2025, lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có buổi làm việc với đoàn tư vấn dự án của Australia nhằm khảo sát, xây dựng dự án “Nâng cao năng lực thích ứng Biến đổi khí hậu và Cấp nước sinh hoạt nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”
Để đạt mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030, Việt Nam cần huy động hiệu quả mọi nguồn lực phát triển. Trong đó, ngành Nước với vai trò thiết yếu không chỉ phụ thuộc vào ngân sách nhà nước mà cần đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư với các doanh nghiệp hoạt động độc lập, minh bạch, bền vững về tài chính.
Với phương pháp mô phỏng toán số, các nhà nghiên cứu đánh giá định lượng dòng lũ quét ngang qua Khu du lịch sinh thái thác Bảo Đại - Tuyền Lâm, chiều sâu ngập nước và thời gian tập trung nước trong hồ Tuyền Lâm, từ đó đưa ra các cảnh báo khi quy hoạch xây dựng dự án.
Theo thông tin từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Chính phủ và các đối tác của các quốc gia vùng Thái Bình Dương phải hợp tác với các công ty cung cấp dịch vụ nhằm đảm bảo có thể duy trì hoạt động của mình về mặt tài chính để cung cấp các dịch vụ cấp nước chất lượng cao và dễ tiếp cận cho mọi người.
Biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp khiến cho nguy cơ mất an ninh nguồn nước trở thành vấn đề cấp bách. Điều này liên tục được nhắc đến trước thềm Vietnam Water Week 2025. Các chuyên gia cho rằng, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số chính là "chìa khóa" hữu hiệu nhất mở ra cánh cửa phát triển bền vững.
Ngày 26/3, Viện Cấp Thoát nước và Môi trường (IWASSE) tổ chức hội thảo khoa học "Giới thiệu về nghiên cứu, kế hoạch triển khai, và một số kết quả ban đầu nghiên cứu nội nghiệp" tại Chi nhánh Sản xuất nước Cẩm Thượng – Công ty CP Kinh doanh nước sạch Hải Dương.
Hà Nội đang nghiên cứu giải pháp cải tạo sông Tô Lịch thành không gian xanh, điểm nhấn cảnh quan và sinh thái phục vụ cộng đồng.
Thường trực Chính phủ thống nhất về sự cần thiết ban hành Luật Cấp, Thoát nước để khắc phục các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành pháp luật liên quan đến lĩnh vực cấp, thoát nước.
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Research Letters, dòng hải lưu mạnh nhất thế giới có thể suy giảm tới 20% vào năm 2050 nếu lượng khí thải tiếp tục ở mức cao, làm gia tăng tốc độ tan băng ở Nam Cực và mực nước biển dâng.