Nhiệt độ
Thành phố Hà Nội vận hành thử Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá
Hà Nội vừa bắt đầu vận hành thử nghiệm dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, với công suất 100.000 m3/ngày đêm, nâng tỉ lệ xử lý nước thải của Thủ đô lên 40%.
Thời gian vận hành thử trong vòng 6 tháng. Dự kiến năm 2025, khi dự án hoàn thành toàn bộ khối lượng công việc, với công suất 270.000 m3/ngày đêm, tỉ lệ xử lý nước thải sẽ đạt 50%, hoàn thành chỉ tiêu đề ra.
Dự án góp phần nâng cao khả năng phát triển bền vững cho Thủ đô
Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá được xây dựng tại xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, với diện tích gần 14ha.
Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông, Dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá thành phố Hà Nội, do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ (2013-2025) nhằm cải thiện môi trường sống, hệ sinh thái tự nhiên và điều kiện vệ sinh tại các khu đô thị trung tâm của lưu vực sông Tô Lịch, tả ngạn sông Nhuệ và lưu vực sông Lừ.
Bằng việc đầu tư phát triển hệ thống thoát nước để thu gom và xử lý lượng nước thải do hoạt động của con người sinh ra, dự án góp phần nâng cao khả năng phát triển bền vững cho Thủ đô.
Báo cáo tiến độ 4 gói thầu xây lắp chính của Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội Chu Mạnh Tuấn cho biết, gói thầu số 1 (xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá) do Liên danh JFE-TSK (Nhật Bản) thi công đã hoàn thành. Hiện, chủ đầu tư đang báo cáo thành phố gia hạn thời gian thực hiện của hợp đồng để phục vụ vận hành thử nghiệm nhà máy theo quy định.
Đối với Gói thầu số 2 (xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính) do Công ty TEKKEN (Nhật Bản) thi công, đến nay cũng hoàn thành khoảng 98%; trong đó, cơ bản hoàn thành toàn bộ tuyến ống. Nhà thầu đang hoàn trả mặt bằng và dự kiến hoàn thành toàn bộ gói thầu trong tháng 12/2024.
Riêng Gói thầu số 3 (xây dựng hệ thống cống thu gom nước thải dọc sông Lừ) có chiều dài hơn 7.660m, do bị chậm tiến độ (mới đạt 10% khối lượng), thành phố đã chỉ đạo chủ đầu tư thực hiện các thủ tục chấm dứt hợp đồng với nhà thầu cũ; đồng thời khẩn trương lựa chọn nhà thầu khác để triển khai thi công.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội đã tiến hành các thủ tục chấm dứt hợp đồng với nhà thầu thi công; đang hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xin chấp thuận chủ trương điều chỉnh nguồn vốn từ ODA sang ngân sách thành phố để đảm bảo tiến độ.
Về Gói thầu số 4 (xây dựng hệ thống cống cho một phần khu vực Hà Đông và khu đô thị mới), liên danh nhà thầu Công ty Cổ phần Xây dựng Thương mại An Xuân Thịnh và Công ty Cổ phần sông Đà 9 đã được ký phụ lục hợp đồng gia hạn từ tháng 11/2023 và thi công trở lại từ tháng 2/2024. Đến nay, đã hoàn thành khoảng 22% khối lượng công việc. Chủ đầu tư đang tập trung đôn đốc đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành trong năm 2025.
Năm 2024, mặc dù khối lượng công việc cơ bản đã hoàn thành, bảo đảm việc giải ngân hết vốn năm 2024 được giao; song, do nhiều khác biệt giữa quy định hợp đồng FIDIC (hợp đồng do Hiệp hội Các kỹ sư tư vấn quốc tế soạn thảo) và quy định của Việt Nam nên Ban đang nỗ lực phối hợp với nhà thầu, tư vấn để tháo gỡ các vướng mắc và phấn đấu giải ngân hết vốn giao 2024.
Hiện nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã có văn bản báo cáo HĐND thành phố thông qua Nghị quyết về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án. Cũng theo chủ đầu tư, dự án vẫn còn vướng mắc chưa thống nhất việc áp dụng chi phí quản lý và tiền lãi của nhà thầu dẫn đến nhiều khối lượng hoàn thành nhưng chưa thể thanh toán. Ban đã có văn bản xin ý kiến tháo gỡ từ phía Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và báo cáo UBND TP. Hà Nội.
Để sớm phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội đề xuất thực hiện theo quy định về thẩm quyền được quy định tại Luật Thủ đô. Sau khi Luật Thủ độ có hiệu lực (vào ngày 1/1/2025), Ban sẽ tiến hành điều chỉnh dự án trên cơ sở ý kiến thông qua của HĐND tại kỳ họp tháng 12/2024.
Sớm xây dựng dự án cải tạo cảnh quan dọc bờ sông Tô Lịch
Tại buổi kiểm tra thực tế tiến độ triển khai thực hiện Dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá cuối tháng 11 vừa qua, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông chỉ đạo, trong 3 gói thầu thu gom nước thải, gói thầu số 2 đã cơ bản hoàn thành nhưng khi nhà máy vận hành sẽ chưa thể thu gom triệt để nước thải vào sông, nhất là đoạn thượng lưu do còn 8 cửa xả chưa được thu gom vào hệ thống.
Vì vậy, Sở Xây dựng Hà Nội tham mưu bổ sung thu gom ngay 8 cửa xả vào hệ thống để đấu nối, xử lý triệt để ô nhiễm môi trường. Nếu không kịp, phải có phương án bịt hết các cửa, tuyệt đối không để xả thải trực tiếp vào sông Tô Lịch chưa qua xử lý; đồng thời có phương án bổ cập nước sạch để cải thiện môi trường sông Tô Lịch.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội cũng lưu ý khi Nhà máy vận hành sẽ phát sinh sơ bộ khoảng 200 tấn bùn thải/ngày nên các đơn vị phải tính đến vị trí đổ bùn thải phục vụ nhà máy này và các nhà máy xử lý khác. "Sở Xây dựng Hà Nội cần sớm đề xuất xây dựng Nhà máy xử lý bùn tại huyện Thường Tín nhằm đáp ứng nhu cầu xử lý bùn thải; phấn đấu đến năm 2030, tỉ lệ xử lý nước thải đô thị đạt 100%," Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông chỉ đạo.
Đáng chú ý trong thời gian vận hành thử nghiệm, Sở Xây dựng Hà Nội sớm tham mưu xây dựng và ban hành đơn giá xử lý nước thải để tổ chức đấu thầu, vận hành nhà máy xử lý nước thải hiệu quả; khẩn trương nghiên cứu, đề xuất dự án cải tạo cảnh quan dọc bờ sông Tô Lịch, bảo đảm khi sông đã được xử lý môi trường, cảnh quan phải sạch, đẹp.
Về điều chỉnh chủ trương đầu tư, UBND TP. Hà Nội đề nghị tiếp tục trình HĐND thành phố thông qua và hoàn thiện các thủ tục để trình Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, phải bảo đảm phê duyệt sớm, báo cáo Bộ Tài chính để có Hiệp định vay thứ 2. Vì vậy, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính cùng các sở, ngành liên quan vừa trình các quy trình vừa làm song song các thủ tục liên quan Hiệp định vay thứ 2 để Bộ Tài chính sớm có ý kiến chỉ đạo.
Cùng với việc đưa vào vận hành chạy thử Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, Hà Nội đang chỉ đạo, hoàn thiện, phê duyệt Đề án "Phục hồi chất lượng môi trường và phát triển hệ thống 4 sông nội đô: Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ và Sét".
Trên cơ sở thu gom triệt để nước thải xả vào sông Tô Lịch, vận hành tốt hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, đầu tư cải tạo, nâng cấp cảnh quan dọc 2 bờ sông, dự kiến trong năm 2025, môi trường, cảnh quan sông Tô Lịch sẽ chuyển biến tích cực, phục vụ hiệu quả, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân Thủ đô.
Lịch sử Hội Cấp thoát nước Việt Nam
Hoạt động hợp tác giữa Nhà trường và Doanh nghiệp ngành Nước ngày càng thực chất và hiệu quả
Tập đoàn Bình Minh Việt: Ước vọng nâng tầm uy tín Việt Nam trên bản đồ ngành vật liệu xây dựng thế giới
Đọc thêm
Lắp đặt hệ thống cấp nước cho người dân Làng Nủ
Với mong muốn giúp đỡ thiết thực về tinh thần, vật chất, làm vơi bớt những mất mát đau thương mà bà con thôn Làng Nủ đã phải hứng chịu trong thời gian qua, Hội Cấp Thoát nước (CTN) Việt Nam và Chi hội CTN miền Bắc đã lắp đặt hệ thống cấp nước cho bà con vùng lũ thôn Làng Nủ.
Trạm Cấp nước sạch đảo Bạch Long Vĩ "vượt nắng thắng mưa" mang nguồn nước ngọt ra hải đảo
Bạch Long Vĩ vốn được biết đến là đảo "Vô thủy", do đó người dân trên huyện đảo luôn phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước ngọt. Thấu hiểu điều này, Công ty CP Cấp nước Hải Phòng đã nỗ lực vượt qua nhiều thử thách, thi công xây dựng trạm cấp nước sạch cho người dân sử dụng.
Vận hành công trình bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước và chất lượng nước. Do đó, Tuần lễ ngành nước Việt Nam 2024 tập trung bàn luận giải pháp vận hành an toàn công trình cấp thoát nước thích ứng với BĐKH vào sáng 7/11/2024.
Hơn 1.000 đại biểu tham dự Lễ khai mạc sự kiện Vietnam Water Week 2024
Sáng 6/11, Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Vietnam Water Week 2024 đã chính thức khai mạc trong thể tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia. Sự kiện do Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức thu hút sự tham gia của hơn 1.000 đại biểu trong nước và quốc tế.
Loại bỏ “hóa chất vĩnh viễn” khỏi nước bằng phương pháp điện phân mới
Bằng cách sử dụng các chất xúc tác nano chế tạo bằng laser bám trên giấy than ưa nước, nhóm nghiên cứu Đại học Rochester đã tạo ra phương pháp tiết kiệm chi phí để khắc phục hiệu quả tình trạng ô nhiễm PFOS.
Đoàn công tác VWSA tham dự Hội nghị và Triển lãm quốc tế PWWA lần thứ 30 (Philwater2024)
Đoàn công tác của Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) do Phó Viện trưởng Viện CTN&MT Hạ Thúy Hạnh làm trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị và Triển lãm quốc tế PWWA lần thứ 30 (Philwater2024) từ ngày 23 đến 25/10 tại Boracay (Philippines).
Gợi ý cách xử lý môi trường nước nuôi thủy sản sau thiên tai
Ngành nuôi trồng thủy sản miền Bắc đang đối mặt với nhiều thách thức sau bão YAGI. Khi bão rút đi, môi trường nuôi thủy sản bị xáo trộn, ảnh hưởng đến dinh dưỡng và phát triển của tôm cá. Với các biện pháp kỹ thuật xử lý môi trường nước được gợi ý sau đây, người dân có thể sớm phục hồi sản xuất.
Tiếp cận phương pháp đổi mới trong đánh giá và quản lý nguồn nước ngầm tại Việt Nam
Nhằm nâng cao độ chính xác và hợp lý trong tính toán, đánh giá; tối ưu cơ chế vận hành, khai thác nước ngầm; đồng thời thiết lập hiệu quả các chính sách quản lý có liên quan để đảm bảo sử dụng nước ngầm bền vững tác giả đưa ra một đề xuất cụ thể.
Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh nỗ lực phục hồi sau siêu bão
Bão YAGI đi qua để lại hậu quả nặng nề cho hệ thống cơ sở hạ tầng tỉnh Quảng Ninh. Điện, nước và hệ thống viễn thông gần như bị tê liệt. Sau cơn bão, các CBCNV Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh (QUAWACO) đã không quản ngày đêm, ra sức phục hồi hệ thống cấp nước, phòng ngừa dịch bệnh sau khi lũ rút.