Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Vai trò của nước trong tương quan với vạn vật

22/06/2022 11:42

Từ xa xưa, nước đã cùng với lửa tạo thành cặp nguyên tố quan trọng, dẫn đến học thuyết Thủy - Hỏa. Đây là một quy tắc quan trọng trong văn hóa phương Đông, được đúc kết dựa trên các yếu tố thực tiễn.

Trong học thuyết này, người xưa đã nhìn nhận rằng, sự cân bằng nhiệt là điều đáng chú ý nhất để hướng tới cân bằng tài khí. Trong cơ thể một con người, nếu tồn tại sự hài hòa giữa yếu tố nước của thận và khí nóng của tim, tức Thủy - Hỏa cân bằng, thì cơ thể đó khỏe mạnh.

Vai trò của nước trong tương quan với vạn vật - Ảnh 1.

Quy luật này trong thế giới tự nhiên cũng vậy.

Trong môi trường tự nhiên, ở đâu có nhiệt lượng của mặt trời giáng xuống, tức Hỏa, cân bằng với hơi nước của mặt đất bốc lên, tức Thủy, thì ở đó có “cát khí”, có môi trường sống hưng thịnh, phát triển. Bất kể sự mất cân bằng theo hướng nào cũng dẫn đến những hậu quả tiêu cực. Quá nhiều nhiệt sẽ dẫn đến hạn hán, ngược lại ắt sẽ xảy ra lũ lụt.

Rộng hơn nữa, yếu tố nước và lửa được nhắc đến trong quy luật này không chỉ thuần túy là nước và lửa dưới dạng vật chất, mà còn là sự chuyển động của các dòng khí mang thuộc tính Thủy hoặc Hỏa.

Do vậy, người xưa đã dùng chữ Thủy “cục” để mở rộng nghĩa, ý nói không chỉ một dòng nước, dòng sông hay biển cả mà đôi khi một dòng người hay một con đường cũng chính là một “dòng nước”.

Nếu nước lớn mà không có đê vững vàng thì dễ xảy ra thiên tại như ngập úng, lũ lụt. Còn những con đường lớn ở gần khu vực đê điều không vững vàng cũng thường xuyên bị ùn tắc hay thậm chí gặp phải những tai nạn nghiêm trọng.

Do đó, dù chỉ là một phần trong ngũ hành, có mối liên hệ khăng khít với các yếu tố khác, mối cân bằng Thủy - Hỏa vẫn là hai lực lượng rất quan trọng. Đặc biệt, những cặp yếu tố chi phối thế giới mạnh mẽ nhất như Trời - Đất, Âm - Dương, Mặt Trăng - Mặt Trời, Nam - Nữ đều có biểu trưng đặc thù của mối cân bằng Thủy - Hỏa.

Tuy nhiên, cần phải chú ý rằng, người xưa vẫn có câu “Nhất Thủy, nhì Hỏa”, tức yếu tố Nước vẫn đóng vai trò số một và có tính chi phối toàn diện trong ngũ hành của người Á Đông xưa.

Nước và nhân tướng học

Cơ thể con người là một vũ trụ thu nhỏ. Trong các cơ quan nội tạng, tim nằm ở phía trên thuộc dương (Hỏa), thận ở phía dưới thuộc âm (Thủy). Thủy - Hỏa tương sinh, tương khắc với nhau, tạo nên vòng luân chuyển khí.

Trong cơ thể một con người, nếu tồn tại sự hài hòa giữa yếu tố nước của thận và khí nóng của tim, tức Thủy - Hỏa cân bằng, thì cơ thể đó khỏe mạnh.

Trong cơ thể con người, thận và bàng quang là biểu trưng cho Thủy.

Xét về ngoại hình, tính Thủy trong cơ thể con người lớn hay nhỏ sẽ được thể hiện đầy đủ trên da ở những vị trí như môi, nhân trung, lỗ mũi, mắt, lỗ tai.

Còn trong giải phẫu học, hai bên thận trái, phải hoặc đoạn cách 7 cm giữa hai quả thận được gọi là “mệnh môn”, cửa sinh mệnh của con người. Đời người có vững chắc hay không đều nhờ vào “nước” lớn. 

Bởi nước là biểu trưng cho tài khí, cho của cải, tiền bạc, phàm những người có yếu tố nước lớn đều là những người nắm giữ tài vận tốt. Người xưa hay đánh giá những bộ vị thuộc thùy châu, bốn dòng sông trên khuôn mặt một con người bao gồm mắt, mũi, miệng, nhân trung để xác định điều này. Nếu những yếu tố trên không hợp cách, thì tài lực của người đó cũng bị hạn chế. Đây chính là cách mà người Á Đông đã tổng hợp và áp dụng khi chọn chồng, gả vợ, nhằm đoán định tương lai của một gia đình.

Sự tài phú của một gia đình được biểu hiện bởi sức mạnh của người đàn ông, có ảnh hưởng ít nhiều của thận. Xét về giống nòi, thận khỏe sẽ giữ được nhân khí. Trong khi đó, thận cũng lại là biểu trưng cho tài khí. Như vậy, thận khỏe là biểu trưng cho một nhân tài. Đây là nghĩa thanh, mang tính đặc trưng, uyên thâm của người Á Đông.

Vai trò của nước trong tương quan với vạn vật - Ảnh 3.

Cân bằng tài khí trong cuộc sống

Sau hàng nghìn năm quan sát và đúc kết, người xưa đã rút ra được một kết luận ngắn gọn: “Đông Bắc quản phúc, Chính Bắc quản họa”.

Cụ thể hơn, phương Đông Bắc là Dương Thổ, là biểu trưng của con người và các lực lượng vật chất hỗ trợ cho con người. Ngoài ra, vị Đông Bắc có thuộc tính của núi, vốn được coi là “sơn quản nhân”. Do vậy, người xưa cho rằng hướng Đông Bắc có vai trò hết sức quan trọng đối với con người.

Trong khi đó, phương Chính Bắc thuộc Tài, thuộc Nước. Tài lại đi với tai, với họa. Của cải, tiền bạc quá nhiều dễ dẫn đến những rủi ro, tranh chấp.

Có thể lấy một hình tượng sau làm ví dụ: Một con đê nếu đạt được sự cân bằng với mực nước sẽ có thể đem lại sự yên lành, trôi chảy cho mọi chuyện. Ngược lại, nếu nước cố vượt khỏi mặt đê có thể gây nên những sự kiện không thể kiểm soát. Tương tự với đó, có những trường hợp của cải, tiền bạc (Tài) quá thừa thãi dẫn tới lấn át cả nhân cách con người. Đây chính là một hình tượng ví von uyên thâm của người xưa.

Chính vì vậy, theo quan niệm của người Á Đông, nước chỉ nên bao quanh, hỗ trợ cho núi phát triển, tạo nên một mô hình cân bằng. 

Ở đâu con người biết tôn trọng nước, ở đó có phú quý".

Quy luật này cũng được áp dụng với các công trình kiến trúc. Trong đó, các con đường phải đẹp, phải uyển chuyển để hỗ trợ các tòa nhà. Những hệ thống cấp nước, thoát nước (vào - ra) cũng phải thanh thoát. Từ đó, các dòng khí mới có thể lưu thông, dòng tiền mới được cân bằng và tài khí mới tồn tại. Tài khí tốt, nhân khí mới phát triển. Đó chính là những mong muốn của người xưa.

Trở lại với cơ thể con người, nếu thủy nhiều quá thì cũng là một tai họa. Bí tiểu, nếu nhìn nhận sâu theo phân tích của người Á Đông cũng có nghĩa là quá dư thừa về tiền bạc. Tiền bạc chỉ để tích lũy mà không biết lưu thông, sẽ gây nên bệnh. Trong đó có cả bệnh cơ thể và bệnh xã hội.

Do vậy, sự cân bằng Thủy là một yếu tố vô cùng quan trọng. Hệ thống cấp, thoát nước phải lưu thông mới đảm bảo được sự ổn định trong cơ thể một con người, xa hơn nữa là cơ thể của một công trình, một cộng đồng, một xã hội.

Vai trò của nước trong tương quan với vạn vật - Ảnh 5.

Vị trí của Nước

Không chỉ trong tôn giáo hay thực tiễn, nước vẫn luôn được tôn vinh, xếp hàng đầu trong mọi lực lượng vật chất.

Người xưa có câu “Nhất Thủy, nhì Hỏa” rồi mới tới các hành khác.

Trong đời sống thực tiễn, nước là biểu trưng của tiền bạc. Mọi thời kỳ, mọi giai đoạn, tiền bạc luôn được tôn vinh và là mục đích của con người. Tuy nhiên, theo các tri thức cổ đại, người xưa coi sự tôn vinh này không chỉ giới hạn về tiền bạc một cách trần trụi. Thực chất, đối với họ, Nước là một yếu tố có vị trí đặc biệt - vị trí của một người mẹ.

Điển hình như ở Việt Nam, một dòng chảy như sông Hồng được coi là mẫu thủy, là sông Cái. Đây là dòng sông chi phối mọi nhánh sông trong toàn quốc. Sông mẹ nuôi sống những dòng sông con. Những dòng sông con nuôi sống những ruộng đồng. Từ đó, ta mới thấy trong đời sống, trong văn hóa, nghệ thuật, nước có tầm quan trọng như thế nào. 

Đối với các công trình kiến trúc, hình bóng người mẹ nằm ở chính những con đường.

Người Trung Quốc đôi khi đọc chệch từ “đại lộ” thành “đại lộc”, với hàm ý rằng những con đường lớn luôn đi kèm với sự phồn thịnh, phát triển.

Do đó, trong quy hoạch các thành phố hay những khu vực dân cư, cần đặc biệt quan tâm đến những con đường lớn, những con sông lớn để chi phối tài phú cho con người ở những khu vực này.

Trong đời sống văn hóa, tôn giáo ở cả phương Đông và phương Tây, nước cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Tất cả các nghi thức trong lễ lạt, tập tục nhìn chung thường sử dụng nước. Trong đó, tập tục hóa vàng của người Việt cũng phải đi kèm với việc vẩy rượu, tức là nước.

Những nghi thức đó đều là tổng hợp những tri thức mà loài người đã quan sát, thu thập được trong lịch sử hàng ngàn năm của mình. Một chiếc lá chỉ cần vẩy vài giọt nước đã có thể chuyển hóa tươi tắn hơn. Một thửa ruộng khô cằn khi được tưới nước cũng sẽ dần phục hồi trở lại. Vạn vật khi gặp nước đều biến đổi.

Ở đâu con người biết tôn trọng nước, ở đó có phú quý. Nơi đâu con người biết giữ gìn các nguồn nước sạch, các dòng sông sạch, nơi đó có cuộc sống tốt đẹp, có những cộng đồng, xã hội văn minh.

Theo quan niệm của người Á Đông, nước sạch thì tài phú phát, nước bẩn thì tài phú chóng tàn. Do vậy, không chỉ những dòng sông, bất kỳ nguồn nước nào cũng phải được giữ sạch và sử dụng tiết kiệm. Tiết kiệm nước chính là tiết kiệm tài phú, tiết kiệm tiền tài, tiết kiệm sức lao động. Muốn phát triển tốt, mỗi con người cần sử dụng nước một cách hợp lý, khoa học như cách sử dụng tiền bạc của chính mình.

Tác giả:
Nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Minh
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Đại hội Chi bộ Cơ quan Hội Cấp Thoát nước Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2027

Đại hội Chi bộ Cơ quan Hội Cấp Thoát nước Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2027

Sáng ngày 04/12/2024, Đại hội Chi bộ Cơ quan Hội Cấp Thoát nước Việt Nam nhiệm kỳ 2025 - 2027 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Đồng chí Nguyễn Văn Tươi được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Chi bộ.

Lắp đặt hệ thống cấp nước cho người dân Làng Nủ

Lắp đặt hệ thống cấp nước cho người dân Làng Nủ

Với mong muốn giúp đỡ thiết thực về tinh thần, vật chất, làm vơi bớt những mất mát đau thương mà bà con thôn Làng Nủ đã phải hứng chịu trong thời gian qua, Hội Cấp Thoát nước (CTN) Việt Nam và Chi hội CTN miền Bắc đã lắp đặt hệ thống cấp nước cho bà con vùng lũ thôn Làng Nủ.

Cấp nước Bến Thành diễn tập cấp nước an toàn, ứng phó sự cố

Cấp nước Bến Thành diễn tập cấp nước an toàn, ứng phó sự cố

Thực hiện Kế hoạch liên tịch số 4251/KH-CNBT-KT ngày 06/11/2024 giữa UBND Phường 1, Quận 03, Thành phố Hồ Chí Minh, vào sáng ngày 15/11/2024, Công ty CP Cấp nước Bến Thành đã thực hiện diễn tập cấp nước an toàn tại chung cư Nguyễn Thiện Thuật với tình huống “Bể tuyến ống Ø200DI hẻm 251 Nguyễn Thiện Thuật (đoạn từ số 22 Lô G đến số 26 Lô G)”.

Doanh nghiệp 03/12/2024
Việt An: 14 năm bền bỉ mang tới các giải pháp đo lường

Việt An: 14 năm bền bỉ mang tới các giải pháp đo lường

Với hơn 1.000 trạm quan trắc và 14 năm kinh nghiệm hợp tác cùng 1.500 tổ chức, Công ty CP Kỹ thuật Môi trường Việt An luôn nỗ lực mang tới các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực quan trắc môi trường và thiết bị đo lường công nghiệp.

Doanh nghiệp 03/12/2024
Việt Nam - Hàn Quốc: Hợp tác nâng cao năng lực ngành Nước

Việt Nam - Hàn Quốc: Hợp tác nâng cao năng lực ngành Nước

Đây là nội dung chính được thảo luận trong cuộc gặp mặt giữa Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) với Hội Công trình Nước và Nước thải Hàn Quốc (Hội nước Hàn Quốc) và Tổng Công ty Tài nguyên Nước Hàn Quốc (K-Water) vào sáng 28/11 vừa qua.

Quốc tế 01/12/2024
Mạnh dạn trao quyền cho nữ giới trong ngành Cấp Thoát nước

Mạnh dạn trao quyền cho nữ giới trong ngành Cấp Thoát nước

Cấp Thoát nước là ngành kỹ thuật đặc thù, độc hại, nặng nhọc với số đông lãnh đạo và lao động là nam giới. Song thực tế làm việc chứng minh, phụ nữ dù là “phái yếu” nhưng vẫn đảm đương tốt vai trò và nhiệm vụ của mình.

Văn hóa nước 28/11/2024
CLB Lãnh đạo nữ Chi hội CTN Miền Trung - Tây Nguyên tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn

CLB Lãnh đạo nữ Chi hội CTN Miền Trung - Tây Nguyên tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn

Từ ngày 22 đến 24/11, CLB Lãnh đạo nữ Chi hội CTN Miền Trung - Tây Nguyên đã tổ chức chương trình hoạt động trong 6 tháng cuối năm 2024.

Văn hóa nước 27/11/2024
Nhựa Tiền Phong đồng hành cùng quá trình phát triển đô thị bền vững

Nhựa Tiền Phong đồng hành cùng quá trình phát triển đô thị bền vững

Được thành lập vào ngày 19/5/1960, trải qua gần 65 năm hình thành và phát triển, Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong nay đã vững chắc vị thế là một trong những thương hiệu hàng đầu trong ngành ống và phụ tùng nhựa tại Việt Nam và trở thành biểu tượng cho chất lượng và uy tín.

Doanh nghiệp 25/11/2024
Công ty CP Cúc Phương: 25 năm lan tỏa giá trị, kết nối thịnh vượng

Công ty CP Cúc Phương: 25 năm lan tỏa giá trị, kết nối thịnh vượng

Từ một cửa hàng kinh doanh nhỏ chuyên về vật tư ngành Nước, đến nay Công ty CP Cúc Phương (CP.C) đã có nhiều thay đổi về quy mô, vị thế của mình trong lĩnh vực sản xuất ống và phụ kiện ngành Nước, là một trong các đơn vị tiêu biểu của miền Bắc triển khai ứng dụng năng lượng tái tạo vào sản xuất bền vững.

Doanh nghiệp 13/11/2024
Top