
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtĐường hầm Yinjiangbuhan, kết nối với một con kênh mở, dài 1.400 km. Dự kiến xây dựng đường hầm mất 10 năm và tốn khoảng 8,9 tỉ USD (60 tỉ Nhân dân tệ), có nhiều đoạn sẽ đi sâu tới 1.000 m dưới lòng đất, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) xuất bản tại Hồng Kông đưa tin.
Yinjiangbuhan sẽ giúp thoát nước từ Tam Hiệp, con đập lớn nhất thế giới, ra sông Hán Thuỷ, một nhánh chính của sông Dương Tử.
Khi đến hồ chứa Đan Giang Khẩu ở hạ lưu sông Hán, nước sẽ chảy về phía bắc đến tận Bắc Kinh qua đường trung tuyến của Dự án chuyển hướng nước Nam – Bắc, là con kênh mở kết nối với đường hầm.
Ông Niu Xinqiang, chủ tịch Viện Khảo sát, Quy hoạch, Thiết kế và Nghiên cứu Trường Giang tại Vũ Hán phát biểu trong Lễ Động thổ hôm 7/7 được SCMP trích dẫn: "Đường hầm Yinjiangbuhan sẽ thiết lập một kết nối vật lý giữa đập Tam Hiệp và Dự án chuyển hướng nước Nam – Bắc, hai cơ sở hạ tầng quan trọng của Trung Quốc".
Đường hầm Yinjiangbuhan được lên kế hoạch sẽ thoát nước từ đập Tam Hiệp, ra sông Hán Thuỷ, một nhánh chính của sông Dương Tử. (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Ông Zhang Xiangwei, giám đốc bộ phận kế hoạch của Bộ Tài nguyên nước, cho biết dự án Yinjiangbuhan là "bức màn" cho các dự án khác.
Trả lời tờ Quang Minh Nhật báo, ông nói: "Cơ sở hạ tầng dẫn nước của Trung Quốc vẫn chưa hoàn thiện nếu nhìn vào bản thiết kế dài hạn". "Sẽ có nhiều dự án tiếp theo để mở rộng và củng cố các mạng lưới cấp nước xương sống trên toàn quốc".
Tài nguyên nước của Trung Quốc được phân bổ không đồng đều. Phía Đông và Nam nước này thường xuyên bị lũ lụt, trong khi tình trạng thiếu nước đã hạn chế nghiêm trọng sự phát triển kinh tế và sản xuất lương thực ở các khu vực phía Tây và phía Bắc.
Ông Liang Shumin, một nhà nghiên cứu về kinh tế và phát triển của Học viện Khoa học nông nghiệp Trung Quốc, nói tổng chiều dài của các đường hầm và kênh đang được xây dựng hoặc được lên kế hoạch dẫn nước ở Trung Quốc có thể lên tới gần 20.000 km.
Thúc đẩy kinh tế và sản xuất lương thực
Việc xem xét các dự án này có nên được xây dựng hay không là chủ đề của cuộc tranh luận đang diễn ra.
Theo ước tính của ông Liang, các dự án sẽ tiêu tốn của người nộp thuế hơn 1.330 tỉ USD (9.000 tỉ Nhân dân tệ) trong 30 năm tới, tương đương khoảng 8% GDP của Trung Quốc vào năm 2021.
Những cơ sở hạ tầng này có thể nâng sản lượng lương thực hàng năm của Trung Quốc lên hơn 540 triệu tấn, gần bằng tổng sản lượng nông nghiệp của Mỹ hiện tại, ông Liang cho biết.
Trung Quốc hiện sản xuất 660 triệu tấn lương thực mỗi năm, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào. Nhưng để đáp ứng mức sống ngày càng cao của 1,4 tỉ dân, nước này nhập khẩu hơn 100 triệu tấn ngũ cốc mỗi năm.
Trong khi đó, cơ sở hạ tầng dẫn dòng nước mới có thể biến gần 750.000 km2 đất thải, lớn hơn diện tích của Chile, thành những trang trại thích hợp để trồng lúa mì, lúa, ngô, đậu và các loại cây trồng khác, ông Liang cung cấp thêm.
Vấn đề liên quan tới cảnh quan của Trung Quốc
Theo một số nhà khoa học, cơ sở hạ tầng phân phối lại nguồn nước khổng lồ này có thể làm thay đổi cảnh quan của Trung Quốc.
Trước đây, dự án chuyển hướng nước Nam – Bắc đã khiến nước ngầm dâng cao đến mức tràn vào một số bãi đậu xe và hầm trú ẩn dưới lòng đất tại một số thành phố như Hình Đài, theo các bản tin địa phương.
Dự án vận chuyển nước Nam – Bắc hay còn gọi là Công trình dẫn nước "Nam thủy Bắc điều" tức là xây dựng một hệ thống kênh đào từ thượng lưu, trung lưu và hạ lưu Trường Giang để đưa một khối lượng nước dư thừa khổng lồ của Trường Giang về những khu vực khô hạn như Tây Bắc, Hoa Bắc ở miền Bắc để đáp ứng nhu cầu về nước trong sản xuất công, nông nghiệp, một dự án cơ sở hạ tầng lớn kéo dài nhiều thập kỷ ở Trung Quốc. |
Vượt qua đau thương do thiên tai gây ra, người dân ở khu tái thiết nhà ở thôn Làng Nủ (Bảo Yên) và thôn Nậm Tông, Kho Vàng (Bắc Hà) đã dần trở lại cuộc sống thường ngày. Một trong những yếu tố quan trọng giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống là được tiếp cận với nguồn nước sạch.
Ngày 26/3, Viện Cấp Thoát nước và Môi trường (IWASSE) tổ chức hội thảo khoa học "Giới thiệu về nghiên cứu, kế hoạch triển khai, và một số kết quả ban đầu nghiên cứu nội nghiệp" tại Chi nhánh Sản xuất nước Cẩm Thượng – Công ty CP Kinh doanh nước sạch Hải Dương.
Theo thống kê, tổng công suất các nhà máy cấp nước ở Việt Nam đạt 13,2 triệu m3/ngđ, tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch 94%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch 15,5%. Với nhu cầu xử lý nước ngày càng tăng, dư địa đầu tư vào thị trường ngành Nước của Việt Nam còn lớn, nhất là trong lĩnh vực công nghệ.
Ngành Cấp Thoát nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ quản lý nguồn tài nguyên nước, vận hành sản xuất, cung ứng nước, rò rỉ nước, chất lượng nước suy giảm. Ứng dụng máy bay không người lái (UAV) và robot vận hành dưới nước (ROV) đã mở ra một hướng đi mới, giúp cải thiện hiệu quả quản lý và giảm thiểu chi phí vận hành.
Tối 20/2, Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) đã có thông tin về hiện tượng phụ gia đào hầm phun lên mặt đất trong quá trình khoan hầm bằng máy đào TBM (Tunnel Boring Machine) tại đoạn tuyến đi ngầm của Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa chỉ đạo việc đầu tư xây dựng công trình bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết các tỉnh thành trên cả nước trong dịp Tết tương đối ổn định. Song, các đơn vị cấp nước vẫn chủ động xây dựng các phương án điều phối ứng trực và vận hành cấp nước linh hoạt, đảm bảo tối ưu mạng lưới phục vụ nhu cầu của nhân dân.
Ngày 26/12/2024 tại TP.HCM, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã tổ chức Hội thảo "Thách thức và giải pháp cung ứng nước sạch cho TP.HCM và các đô thị Việt Nam". Nhiều tham luận, giải pháp khoa học cung ứng nước sạch cho các đô thị được các học giả, chuyên gia trong và ngoài nước được giới thiệu tại hội thảo.
Từ 14/12/2024, các trụ nước uống tại vòi do Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO) lắp đặt ở các điểm công cộng nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người dân.