Nhiệt độ
Trình Chính phủ dự án Luật Cấp Thoát nước vào tháng 1 năm 2025
Luật Cấp Thoát nước do Bộ Xây dựng chủ trì soạn thảo có thời hạn trình Chính phủ vào tháng 1 năm 2025, thời hạn trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là tháng 2 năm 2025.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định 568/QĐ-TTg phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật, pháp lệnh được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 và các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.
Quyết định nêu rõ, các dự án: Luật Cấp, thoát nước do Bộ Xây dựng chủ trì soạn thảo; Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc do Bộ Quốc phòng chủ trì soạn thảo; Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Luật Dẫn độ do Bộ Công an chủ trì soạn thảo; Luật Tương trợ tư pháp về dân sự do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo có thời hạn trình Chính phủ vào tháng 1 năm 2025, thời hạn trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là tháng 2 năm 2025
Cùng với đó, các dự án: Luật Quản lý phát triển đô thị do Bộ Xây dựng chủ trì soạn thảo; Luật Đường sắt (sửa đổi) do Bộ GTVT chủ trì soạn thảo; Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi) do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa do Bộ KH&CN chủ trì soạn thảo có thời hạn trình Chính phủ vào tháng 2 năm 2025, thời hạn trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là tháng 3 năm 2025.
Quyết định nêu rõ, căn cứ bản phân công, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chủ trì soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh phải trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng các dự án luật, bảo đảm tiến độ, chất lượng theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; thực hiện rà soát đày đủ các văn bản có liên quan để phát hiện, xử lý những vấn đề khác nhau giữa quy định của văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và văn bản dự kiến ban hành, tránh để xảy ra mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản; tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, đặc biệt là lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; ngăn ngừa tình trạng lồng ghép "lợi ích nhóm", lợi ích cục bộ trong xây dựng pháp luật.
Các Bộ được giao chủ trì soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, gồm: Luật Công nghiệp công nghệ số; Luật Điện lực (sửa đổi); Luật Nhà giáo; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh… khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự án luật, pháp lệnh trình Chính phủ đúng thời hạn, tiến độ đã được phân công.
Các Bộ được giao chủ trì soạn thảo các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, gồm: Luật Cấp, Thoát nước; Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; Luật Dẫn độ; Luật Tương trợ tư pháp về dân sự; Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; Luật Đường sắt (sửa đổi); Luật Quản lý phát triển đô thị; Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa… chủ động xây dựng kế hoạch soạn thảo, hoàn thiện hồ sơ dự án luật trình Chính phủ đúng thời hạn, tiến độ đã được phân công.
Lịch sử Hội Cấp thoát nước Việt Nam
Vietnam Water Week 2024 hướng tới An toàn, An ninh, Hiệu quả và Hội nhập của ngành Nước
Biến đổi nước dưới đất theo mùa ở bờ biển Bình Thuận dưới tác động của nông nghiệp và thời tiết khô hạn
Đọc thêm
Bộ Xây dựng: Lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước
Ngày 16/8/2024, tại Đà Nẵng, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội nghị Lấy ý kiến dự thảo Luật Cấp, thoát nước do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn chủ trì.
VWSA tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Cấp Thoát nước
Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) vừa chủ trì tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp ý kiến Dự thảo luật Cấp Thoát nước (lần 02). Tại đây, các chuyên gia đã nêu ra nhiều vấn đề còn tồn đọng và cần được giải quyết trong dự thảo Luật.
Đề xuất cụ thể về Quy hoạch hạ tầng cấp thoát nước trong dự thảo Luật
Đây là nội dung thu hút sự quan tâm của các đại biểu tại Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Luật Cấp Thoát nước (lần 02) do Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức.
Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực từ 1/7: Bước tiến mới trong bảo vệ tài nguyên nước
Ngày 1/7/2024 đánh dấu một mốc quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên nước khi Luật Tài nguyên nước 2023 được Quốc hội XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6 chính thức có hiệu lực.
Hà Nội xây bể điều tiết ngầm chống ngập lụt
Để khắc phục tình trạng ngập úng cục bộ, Hà Nội triển khai dự án xây bể ngầm chống ngập lụt tại một số khu vực trên địa bàn Thủ Đô. Dự án do UBND quận Hoàn Kiếm đề xuất và được UBND TP Hà Nội thống nhất chủ trương.
Sớm hướng dẫn hoạt động đầu tư theo phương thức PPP trong lĩnh vực thoát nước
Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng nay 04/6/2024, các đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm ban hành thông tư hướng dẫn hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong lĩnh vực thoát nước, xử lý nước thải và chất thải.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đã đến lúc chúng ta cần có tuyên ngôn về nước
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, cần có tuyên ngôn với bà con nông dân ĐBSCL và cả nước rằng: Chúng ta không phải là một quốc gia dư thừa nước, nước sẽ ngày càng khan hiếm hơn.
Tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nước ngầm tại Việt Nam
Bài viết trình bày việc tiếp cận phương pháp đổi mới đánh giá và quản lý nguồn nước ngầm tại Việt Nam nhằm nâng cao độ chính xác và hợp lý trong tính toán, đánh giá; tối ưu cơ chế vận hành, khai thác nước ngầm; đồng thời thiết lập hiệu quả các chính sách quản lý có liên quan đảm bảo sử dụng nước ngầm bền vững.
GS.TS Trần Đức Hạ: “Thoát nước là vấn đề cấp thiết”
Những năm gần đây, mỗi khi mưa lớn, nhiều con phố trên thành phố Hà Nội diễn ra tình trạng úng ngập cục bộ do hệ thống thoát nước không ổn định và chất lượng suy giảm. Do đó, vấn đề thoát nước cần được quan tâm nhiều hơn và đưa ra giải pháp cụ thể cần sớm được giải quyết.