Nhiệt độ
TP.HCM muốn xây đê, hồ chứa khổng lồ chống ngập
Theo Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, 20 năm nữa thành phố sẽ lún 20cm, ngập ngày càng nặng nên nghĩ đến giải pháp xây đê, hồ chứa khổng lồ.
Ông Nguyễn Thiện Nhân tại hội nghị ngày 3/10. Ảnh: Tuyết Nguyễn.
Tuy nhiên, máy bơm nhỏ gặp rác thường bị tắc, không hiệu quả. Máy bơm của Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung - chủ đầu tư công trình máy bơm "khủng" trên đường Nguyễn Hữu Cảnh - có công suất lớn hơn rất nhiều, tự động xử lý rác, không làm ngừng quá trình bơm nước.
Người đứng đầu Thành uỷ đánh giá cao phương pháp này, đặc biệt là trong bối cảnh thành phố có hai yếu tố: mưa ở thành phố có tần suất ngày càng tăng; bề mặt thành phố bình quân mỗi năm lún một cm.
"20 năm sau thành phố sẽ lún 20cm. Với tốc độ lún như thế này, miệng cống sẽ nằm dưới nước, nên trước sau cũng phải làm đê để nước không chảy ngược vào trong. Đã làm đê thì tất yếu phải bơm nước ra", ông Nhân nói.
Ông Nhân cho biết, thành phố đã nghiên cứu làm đê ở các con sông chảy trong thành phố để đối phó tình trạng ngập. Nhưng giải pháp này rất tốn kém, không căn cơ và vẫn có thể ngập. "TP.HCM đang cùng các cơ quan Trung ương bàn thảo, mời chuyên gia từ Hà Lan tư vấn việc xây dựng đê, hồ chứa nước mưa ở khu vực Cần Giờ. Về vấn đề này, Bộ Khoa học công nghệ đang nghiên cứu, dự trù kinh phí khoảng 6 tỷ USD, chiều dài đê hơn 20km kéo dài từ Gò Công (Tiền Giang) đến gần Bà Rịa – Vũng Tàu", ông Nhân cho hay.
Với giải pháp này, khi mưa, nước từ trong thành phố sẽ chảy xuống hồ chứa khổng lồ ở Cần Giờ, chấm dứt ngập trong nội thành. Ngoài ra, khi thủy triều lên thì hệ thống đê sẽ ngăn nước đổ vào hệ thống sông, không còn gây ngập khu vực dân cư.
Hồi năm 2012 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đưa ra ý tưởng xây dựng tuyến đê biển nối Gò Công - Vũng Tàu dài 32km, mặt đê rộng 50 m, nơi sâu nhất là 12m. Sau khi đê được xây dựng sẽ tạo hồ chứa với diện tích 56.000 ha, dung tích hồ chứa khoảng 3,3 tỷ mét khối. Dự án có tổng số vốn lên đến 66.000 tỷ đồng.
Theo Bộ Nông nghiệp, tuyến đê biển được xây nhằm tạo vùng điều tiết nước giảm ngập úng, giảm xâm nhập mặn, ứng phó với mực nước biển dâng, đồng thời rút ngắn khoảng cách giao thông, tạo sự liên kết giữa các tỉnh miền Tây với Vũng Tàu và các tỉnh ở Nam Trung Bộ, mở rộng các khu đô thị mới cho TP.HCM, Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, phát triển du lịch, điện năng...
Tuy nhiên, ý tưởng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn gặp phải sự phản đối của TP.HCM khi cho rằng tuyến đê biển này sẽ không có hiệu quả chống lũ hay giảm lưu lượng lũ trong các sông Đồng Nai, Sài Gòn và Vàm Cỏ. Nếu triển khai tuyến đê còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái của rừng ngập mặn Cần Giờ - đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Nguồn tin: VNE
Lịch sử Hội Cấp thoát nước Việt Nam
Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước
SAWACO kỷ niệm 150 năm thành lập, đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải: Dự kiến giảm 35-40% tổng số đầu mối
Đại hội Chi hội Cấp Thoát nước miền Nam lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2025-2030
Đọc thêm
10 sự kiện nổi bật của ngành Cấp Thoát nước Việt Nam năm 2024
Năm 2024 đã khép lại với nhiều chuyển động tích cực. Hãy cùng nhìn lại những sự kiện nổi bật đã góp phần quan trọng trong sự phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành Cấp Thoát nước trong năm 2024, theo đánh giá của Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam.
Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước
Theo Cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, sáng 9/1/2025, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn tham dự cùng các thành viên của Hội đồng thẩm định.
Hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải: Dự kiến giảm 35-40% tổng số đầu mối
Ngày 27/12/2024, Bộ Xây dựng đã tổ chức họp báo và gặp mặt báo chí đầu Xuân Ất Tỵ 2025 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Việt Hùng.
Đại hội Chi hội Cấp Thoát nước miền Nam lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2025-2030
Ngày 27/12/2024 tại TP. Hồ Chí Minh, Chi hội Cấp Thoát nước miền Nam tiến hành Đại hội lần thứ XIX nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Nguyễn Thanh Sử - Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty TNHH MTV Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) được bầu giữ chức Chủ tịch Chi hội.
Nhìn lại 3 năm tổ chức Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Vietnam Water Week
Tuần lễ ngành Nước Việt Nam 2024 là năm thứ 3 được Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức. Qua thời gian, sự kiện ngày càng chứng minh được vị trí, khẳng định uy tín của thương hiệu Vietnam Water Week và xứng đáng là sự kiện tâm điểm của ngành Nước Việt Nam hàng năm.
Công ty CP B.O.O Nước Thủ Đức kỷ niệm 20 năm thành lập
Ngày 18/12/2024, Công ty CP B.O.O Nước Thủ Đức long trọng kỷ niệm 20 năm thành lập. Đến dự có Phó Chủ tịch Hội Cấp Thoát Nước Việt Nam Hạ Thanh Hằng, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) Bùi Thanh Giang, lãnh đạo Công ty qua các thời kỳ cùng đông đảo CBCNV, người lao động trong Công ty.
Hội nghị Ban Chấp hành Chi hội Cấp Thoát nước miền Bắc lần thứ II thành công tốt đẹp
Ngày 15/12/2024, tại Hà Giang, Chi hội Cấp Thoát nước (CTN) miền Bắc đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ II nhiệm kỳ 2023-2025. Hội nghị đã thành công tốt đẹp với sự tham gia của các đại biểu miền Bắc.
VWSA - TVET: Hợp tác nhằm phổ biến kiến thức về Xử lý nước thải đến với cộng đồng
Đó là nội dung chính trong buổi làm việc giữa Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) và Chương trình Hợp tác Việt - Đức về Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam (TVET) vào buổi sáng ngày 5/12/2024 vừa qua.
Đại hội Chi bộ Cơ quan Hội Cấp Thoát nước Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2027
Sáng ngày 04/12/2024, Đại hội Chi bộ Cơ quan Hội Cấp Thoát nước Việt Nam nhiệm kỳ 2025 - 2027 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Đồng chí Nguyễn Văn Tươi được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Chi bộ.