Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Thu phí xử lý nước thải - Chìa khóa khơi thông "điểm nghẽn" thoát nước

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Ngọc Điệp, Chủ tịch Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) về điểm mới trong dự thảo Luật Cấp Thoát nước, nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển bền vững của kinh tế xã hội.

Ông Nguyễn Ngọc Điệp, Chủ tịch VWSA trao đổi cùng Ông Rene de Vrugt, Vụ trưởng Vụ Đất đai, Kế hoạch Không gian và Thích ứng Khí hậu, Bộ Cơ sở Hạ tầng & Quản lý Nước Hà Lan

Ông Nguyễn Ngọc Điệp, Chủ tịch VWSA trao đổi cùng Ông Rene de Vrugt, Vụ trưởng Vụ Đất đai, Kế hoạch Không gian và Thích ứng Khí hậu, Bộ Cơ sở Hạ tầng & Quản lý Nước Hà Lan

Tiến tới trả phí sử dụng và xả nước thải ra môi trường

Chia sẻ về việc định giá tài nguyên nước hiện nay, Chủ tịch VWSA Nguyễn Ngọc Điệp cho biết, nước sạch là sản phẩm thiết yếu cho xã hội, phục vụ đời sống nhân dân. Do đó, mỗi năm chính quyền tại các địa phương sẽ tiến hành kiểm tra, rà soát. Dựa trên cơ sở đó, giá nước sạch sẽ được Nhà nước điều chỉnh và hỗ trợ các cơ chế, chính sách phù hợp nhằm phục vụ cộng đồng tốt hơn. 

Trong khi đó, nước thải - một vấn đề nan giải lại chưa được tiến hành thu phí như nước sạch. Điều này đã bỏ lỡ một nguồn kinh phí không nhỏ giúp cho các doanh nghiệp vận hành, nâng cấp và tái đầu tư hệ thống thoát nước. 

Trước thực tế này, Bộ Xây dựng đã được Chính phủ giao là cơ quan chủ trì, soạn thảo Luật Cấp Thoát nước. Trong dự thảo luật có đề cập đến khía cạnh tài chính ngành Nước và từng bước thực hiện thu phí xử lý nước thải của người dân. 

Dự kiến sau khi chính sách tài chính ngành Nước được thông qua, việc thu phí xử lý nước thải trên cả nước sẽ mang lại hàng ngàn tỷ đồng, tạo điều kiện tái đấu tư và nâng cao hiệu quả việc thu gom và xử lý nước thải. Đây chính là giải pháp bền vững, khơi thông điễm nghẽn mà Chính phủ đã quan tâm từ lâu.

Ông Nguyễn Ngọc Điệp nhấn mạnh, "Hội Cấp Thoát nước Việt nam với vai trò là tổ chức đại diện quyền lợi của 400 đơn vị hội viên là các Doanh nghiệp ngành Nước - một trong những đối tượng chính chịu sự điều chỉnh của Luật Cấp Thoát nước - luôn tích cực, chủ động tham gia và tư vấn kỹ thuật trong quá trình xây dựng Luật".

Tái tạo nguồn nước để thích ứng với mọi hoàn cảnh

Theo Chủ tịch VWSA Nguyễn Ngọc Điệp, lượng nước sản sinh ở trong lãnh thổ Việt Nam chỉ chiếm khoảng 1/3, còn lại hình thành ở ngoài lãnh thổ. Vì vậy, tài nguyên nước của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào việc khai thác, sử dụng nước của các quốc gia thượng nguồn và một số nước hạ lưu sông Mêkông. 

Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng nước tại Việt Nam tương đối lớn. Bình quân tính trên đầu người một năm, mỗi người dân sử dụng 9.000m3 nước. Thậm chí theo tính toán mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB), dự báo tổng nhu cầu nước của Việt Nam năm 2030 sẽ tăng 32%.

Những con số biết nói đã cho thấy tầm quan trọng của công tác quản lý tài nguyên nước. Chính phủ đã đưa ra nhiều chiến lược, sách lược về việc bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước. Mới đây nhất, Quốc hội đã ban hành Luật Tài nguyên nước. Trong đó quy định chức năng, nhiệm vụ của từng cấp chính quyền và các bộ ban ngành.

Dẫu vậy, trước những diễn biến phức tạp của Biến đổi khí hậu, tài nguyên nước ngày càng đối mặt với nhiều rủi ro. Có thời điểm, ĐBSCL bị hạn mặn nhiễm sâu vào trong đất liền đến 60-80km, cản trở quá trình canh tác sản xuất lúa gạo. Có thời điểm, ngay chính các đô thị ven biển phải chịu cảnh lũ lụt, ngập úng. 

Do đó, tái tạo và phục hồi nguồn nước là hết sức quan trọng. Để làm được điều này, các địa phương cần mạnh dạn trao đổi và học hỏi kinh nghiệm từ những quốc gia tiên tiến trên thế giới, trong đó có Hà Lan. 

Thu phí xử lý nước thải - Chìa khóa khơi thông "điểm nghẽn" thoát nước- Ảnh 1.

Đoàn Doanh nghiệp Hà Lan tới thăm và làm việc với Hội Cấp Thoát nước Việt Nam

Chủ tịch VWSA Nguyễn Ngọc Điệp chia sẻ: Việt Nam và Hà Lan có điểm tương đồng từ thiên nhiên tươi đẹp, con người chăm chỉ, thân thiện, đến việc chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng… Việt Nam rất cần Đoàn công tác Hà Lan chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm từ mô hình phát triển ngành Cấp Thoát nước của Hà Lan trong phòng chống thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính vv... Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp Hà Lan tìm kiếm các dự án đầu tư, kinh doanh hiệu quả tại Việt Nam và cũng là dịp để các doanh nghiệp Việt Nam học tập kinh nghiệm của nước bạn thông qua các dự án hợp tác.

VWSA hiện đã có những đoàn nghiên cứu về tái tạo và phục hồi nguồn nước. Song, Hội đang tập trung vào nghiên cứu tại các khu công nghiệp (KCN). Bởi, KCN là các hộ tiêu dùng có điều kiện về kinh tế được chính quyền quản lý rất chặt chẽ; Trong khi các khu đô thị và các địa phương từng bước thực hiện các dự án bởi điều kiện kinh tế ở các vùng này chưa đáp ứng được như nhiều quốc gia trên thế giới. Hầu hết, các khu vực này đều sử dụng các công nghệ truyền thống truyền tải nguồn nước vào môi trường để hòa hợp và tái tạo nguồn nước qua điều kiện tự nhiên, Ông Nguyễn Ngọc Điệp cho biết thêm. 

Chung Anh


Đọc thêm

Hà Nội xây dựng đề án “hồi sinh” các dòng sông

Hà Nội xây dựng đề án “hồi sinh” các dòng sông

Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã quan tâm đầu tư cải tạo môi trường các dòng sông, nhưng vẫn chưa có giải pháp tổng thể để hồi sinh các dòng sông “chết” và khai thác giá trị lịch sử, văn hóa theo hướng phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thúc đẩy công tác Bình đẳng giới trong ngành Nước

Thúc đẩy công tác Bình đẳng giới trong ngành Nước

Trong 17 mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, mục tiêu về Bình đẳng giới (BĐG) toàn cầu đứng vị trí thứ 5. Điều đó cho thấy, BĐG là vấn đề rất quan trọng, giúp đỡ mọi người thể hiện rõ năng lực của mình trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái.

Văn hóa nước 12/12/2024
Tìm giải pháp kỹ thuật, vị trí làm đường ống dẫn nước từ sông Hồng vào hồ Tây

Tìm giải pháp kỹ thuật, vị trí làm đường ống dẫn nước từ sông Hồng vào hồ Tây

Các sở, ngành của TP. Hà Nội sẽ làm việc với Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai để tìm giải pháp kỹ thuật cũng như vị trí làm đường ống dẫn nước từ sông Hồng vào hồ Tây để cải thiện môi trường sông Tô Lịch.

Lắp đặt hệ thống cấp nước cho người dân Làng Nủ

Lắp đặt hệ thống cấp nước cho người dân Làng Nủ

Với mong muốn giúp đỡ thiết thực về tinh thần, vật chất, làm vơi bớt những mất mát đau thương mà bà con thôn Làng Nủ đã phải hứng chịu trong thời gian qua, Hội Cấp Thoát nước (CTN) Việt Nam và Chi hội CTN miền Bắc đã lắp đặt hệ thống cấp nước cho bà con vùng lũ thôn Làng Nủ.

Giải pháp chống ngập đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu

Giải pháp chống ngập đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu

Việc ứng dụng các công nghệ kiểm soát chống ngập cũng như hình thành dự án để có các đối sách giảm thiểu úng ngập cho các đô thị là rất cấp thiết hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh BĐKH ngày càng diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu.

Diễn đàn 27/11/2024
Tìm kiếm cơ hội thúc đẩy bình đẳng giới trong ngành nước Việt Nam

Tìm kiếm cơ hội thúc đẩy bình đẳng giới trong ngành nước Việt Nam

Đó cũng chính là nội dung trọng điểm trong cuộc hội thảo về bình đẳng giới diễn ra trong khuôn khổ sự kiện Vietnam Water Week 2024 diễn ra vào sáng ngày 7/11

Tiếp cận nguồn vốn và sản xuất tuần hoàn cấp thoát nước

Tiếp cận nguồn vốn và sản xuất tuần hoàn cấp thoát nước

Chuyển đổi từ sản xuất tuyến tính sang sản xuất xanh tuần hoàn đặt ra nhiều thách thức cho ngành Cấp Thoát nước. Hội thảo chiều 7/11 với chủ đề "Quản trị ngành nước thông minh và khả năng chống chịu biến đổi khí hậu" đã tập trung tháo gỡ các khó khăn đặt ra.

Diễn đàn 08/11/2024
Vận hành công trình bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Vận hành công trình bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước và chất lượng nước. Do đó, Tuần lễ ngành nước Việt Nam 2024 tập trung bàn luận giải pháp vận hành an toàn công trình cấp thoát nước thích ứng với BĐKH vào sáng 7/11/2024.

Diễn đàn 08/11/2024
Ra mắt CLB Lãnh đạo nữ ngành Nước: khẳng định vai trò của nữ giới trong Ngành

Ra mắt CLB Lãnh đạo nữ ngành Nước: khẳng định vai trò của nữ giới trong Ngành

Tối ngày 7/11/2024, song hành cùng Lễ trao giải “Dòng xanh nước Việt”, "Cán bộ trẻ ngành Nước Việt Nam" là buổi lễ ra mắt CLB Lãnh đạo nữ ngành Nước (VWLC).

Top