Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Thế giới đứng trước nguy cơ cạn kiệt nguồn nước sạch

Nhìn từ không gian, hành tinh của chúng ta có nhiều đại dương hơn đất liền. Mặc dù nước bao phủ 71% bề mặt hành tinh, nhưng hơn một nửa dân số thế giới hiện nay đang phải chịu đựng tình trạng khan hiếm nước trầm trọng ít nhất một tháng mỗi năm.

Các chuyên gia dự đoán rằng đến năm 2040, tình trạng khan hiếm nước sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi sẽ có tới 20 quốc gia nữa có thể gặp phải tình trạng thiếu nước sạch, thông tin đăng tại trang web chuyên hỗ trợ giáo dục TED-Ed cho hay.

Cũng theo TED-Ed, nếu xét ở quy mô hành tinh, Trái đất không thể cạn kiệt nước ngọt nhờ vòng tuần hoàn nước, một hệ thống liên tục sản xuất và tái chế, biến nước từ dạng hơi thành chất lỏng, thành băng và được lưu thông trên toàn cầu.

Thế giới đứng trước nguy cơ cạn kiệt nguồn nước sạch - Ảnh 1.

Vì vậy, vấn đề thực sự không phải về trữ lượng nước, mà là chúng ta có thể tiếp cận được bao nhiêu lượng nước sạch. Thực tế, 97% chất lỏng trên trái đất là nước mặn, có quá nhiều khoáng chất nên con người không thể uống hoặc dùng cho nông nghiệp. Trong số 3% lượng nước ngọt khả dụng còn lại, hơn hai phần ba bị đóng băng trong các chỏm băng và sông băng. 

Chỉ có chưa đến 1% lượng chất lỏng khả dụng để duy trì mọi sự sống trên Trái đất, trải rộng khắp hành tinh của chúng ta ở sông, hồ, tầng chứa nước ngầm, băng trên mặt đất và băng vĩnh cửu. Chính những nguồn nước này đang bị con người làm cạn kiệt nhanh chóng, mặc cho lượng nước bổ sung chậm nhờ mưa và tuyết rơi.

Ngoài ra, nguồn cung có hạn này cũng không được phân phối đồng đều trên toàn cầu. Do đa dạng về khí hậu và địa lý, một số vùng có lượng mưa và nguồn nước tự nhiên nhiều hơn, trong khi những vùng khác có các đặc điểm địa lý khiến việc vận chuyển nước trở nên khó khăn hơn nhiều. Do đó đầu tư cơ sở hạ tầng và năng lượng cần thiết để vận chuyển nước qua các khu vực này là cực kỳ tốn kém.

Biến đổi khí hậu

Một trong những nguyên nhân khác dẫn tới sự khan hiếm nước sạch là tình trạng biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp. 

Các đợt nắng nóng lan rộng với biên độ lớn vào năm 2022 đã khiến châu Âu phải hứng chịu một mùa hè nóng, khô hạn nhất từng được ghi nhận khi có hơn 20.000 người thiệt mạng và nhiều diện tích mùa màng bị ảnh hưởng trầm trọng.

Không những thế, nhiệt độ tại châu Âu năm 2022 tăng gấp đôi tốc độ trung bình toàn cầu cùng lượng mưa thấp đã hạ dòng chảy của gần 2/3 các con sông xuống mức thấp hơn bình thường, ảnh hưởng tới sinh hoạt và sản xuất của hơn 1/3 lục địa này. Các nhà khoa học cảnh báo nếu lượng khí thải carbon không được cắt giảm, châu Âu sẽ tiếp tục phải hứng chịu hạn hán nghiêm trọng kéo dài trong năm nay do những tác động của cuộc khủng hoảng khí hậu, báo cáo của Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S) cho biết.

Tình trạng nắng nóng bất thường và hạn hán kéo dài đã khiến nhu cầu sử dụng nước sạch tăng mạnh trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nguồn tài nguyên này có nguy cơ vượt tầm kiểm soát. 

Thế giới đứng trước nguy cơ cạn kiệt nguồn nước sạch - Ảnh 2.

Hiện tai, gần 1 tỷ người đang đối mặt với tình trạng khan hiếm nước. Khoảng 2-3 tỷ người bị thiếu nước ít nhất một tháng mỗi năm, trong khi 3,6 tỷ người không được tiếp cận với hệ thống vệ sinh an toàn, bài đăng báo Hà Nội Mới ngày 26/3/2023 dẫn thông tin trong Báo cáo Phát triển Nước thế giới của Liên Hợp Quốc (UN) cho hay.

Báo cáo nêu nhu cầu sử dụng nước trên toàn cầu đã tăng khoảng 1% mỗi năm trong 40 năm qua và sẽ tiếp tục tăng với tốc độ tương tự trong 30 năm tới. Những tác động nghiêm trọng do khan hiếm nguồn nước sẽ dần xuất hiện rõ ràng hơn trong tương lai và việc có đủ nước sạch để dùng mỗi ngày sẽ trở thành nhu cầu xa xỉ đối với người dân nhiều nơi trên thế giới.

Tuy nhiên, ở những khu vực khan hiếm nước sạch, cũng như một số khu vực có khả năng tiếp cận nước nhiều hơn, con người đang tiêu thụ nguồn cung cấp nước nhanh hơn mức có thể được bổ sung. Khi các nguồn nước tái tạo không thể đáp ứng nhu cầu, con người bắt đầu bơm nước ra khỏi nguồn dự trữ hữu hạn dưới lòng đất. 

Trong số 37 hồ chứa lớn dưới lòng đất của Trái đất, 21 hồ đang trên đường cạn kiệt vĩnh viễn. Vì vậy, mặc dù cả hành tinh không thực sự mất nước, nhưng chính con người đang làm cạn kiệt nguồn nước để duy trì sự sống này với tốc độ không bền vững, TED-Ed nhấn mạnh.

Vai trò của nông nghiệp

Một điều có thể khiến nhiều người ngạc nhiên là trung bình một người chỉ uống khoảng hai lít nước mỗi ngày, nhưng trên thực tế, nước sạch đóng một vai trò ẩn trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Trong cùng 24 giờ đó, hầu hết mỗi người sẽ thực sự tiêu thụ khoảng 3.000 lít nước. Lượng nước sinh hoạt ta sử dụng để uống, nấu ăn và vệ sinh chỉ chiếm 3,6% lượng nước tiêu thụ của nhân loại. 4,4% dành cho nhiều nhà máy sản xuất các sản phẩm chúng ta mua hàng ngày. Trong khi đó, 92% lượng nước tiêu thụ còn lại được dành cho một ngành duy nhất: nông nghiệp.

Các trang trại tiêu hao tương đương với 3,3 tỷ bể bơi có kích thước Olympic mỗi năm. Tất cả đều bị cây trồng và gia súc tiêu thụ để nuôi sống dân số ngày càng tăng của Trái đất.

Thế giới đứng trước nguy cơ cạn kiệt nguồn nước sạch - Ảnh 3.

Ngành nông nghiệp hiện chiếm 37% diện tích đất trên Trái đất, và đây là mối đe dọa lớn nhất đối với nguồn cung cấp nước. Song, đây cũng là một ngành thiết yếu để nuôi sống toàn bộ nhân loại.

Trước những thách thức về thiếu hụt nước sạch, nhiều nông dân đã khéo léo tìm cách giảm tác động của việc lãng phí nước, như sử dụng các kỹ thuật tưới đặc biệt để trồng “nhiều cây hơn trên mỗi giọt nước” và nhân giống các loại cây trồng mới ít sử dụng nước hơn. Các ngành công nghiệp khác cũng đang làm theo, áp dụng các quy trình sản xuất tái sử dụng và tái chế nước. 

Theo TED-ed, ở cấp độ cá nhân, việc giảm lãng phí thực phẩm là bước đầu tiên để giảm lãng phí nước, vì một phần ba thực phẩm từ các trang trại hiện đang bị phí phạm, vứt bỏ. Chúng ta cũng có thể cân nhắc ăn các thực phẩm ít chứa nhiều nước như các loại hạt có vỏ và thịt đỏ. Ăn chay có thể giảm tới một phần ba dấu chân nước (water footprint) của chúng ta. 

Song, để giải quyết vấn đề cục bộ này đòi hỏi một giải pháp toàn cầu và mỗi quyết định nhỏ hàng ngày của mỗi chúng ta có thể ảnh hưởng đến tương lai các hồ chứa nước ngọt trên toàn thế giới.

Tác giả:
Tùng Anh
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lắp đặt hệ thống cấp nước cho người dân Làng Nủ

Lắp đặt hệ thống cấp nước cho người dân Làng Nủ

Với mong muốn giúp đỡ thiết thực về tinh thần, vật chất, làm vơi bớt những mất mát đau thương mà bà con thôn Làng Nủ đã phải hứng chịu trong thời gian qua, Hội Cấp Thoát nước (CTN) Việt Nam và Chi hội CTN miền Bắc đã lắp đặt hệ thống cấp nước cho bà con vùng lũ thôn Làng Nủ.

Giải pháp chống ngập đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu

Giải pháp chống ngập đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu

Việc ứng dụng các công nghệ kiểm soát chống ngập cũng như hình thành dự án để có các đối sách giảm thiểu úng ngập cho các đô thị là rất cấp thiết hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh BĐKH ngày càng diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu.

Diễn đàn 27/11/2024
Tìm kiếm cơ hội thúc đẩy bình đẳng giới trong ngành nước Việt Nam

Tìm kiếm cơ hội thúc đẩy bình đẳng giới trong ngành nước Việt Nam

Đó cũng chính là nội dung trọng điểm trong cuộc hội thảo về bình đẳng giới diễn ra trong khuôn khổ sự kiện Vietnam Water Week 2024 diễn ra vào sáng ngày 7/11

Tiếp cận nguồn vốn và sản xuất tuần hoàn cấp thoát nước

Tiếp cận nguồn vốn và sản xuất tuần hoàn cấp thoát nước

Chuyển đổi từ sản xuất tuyến tính sang sản xuất xanh tuần hoàn đặt ra nhiều thách thức cho ngành Cấp Thoát nước. Hội thảo chiều 7/11 với chủ đề "Quản trị ngành nước thông minh và khả năng chống chịu biến đổi khí hậu" đã tập trung tháo gỡ các khó khăn đặt ra.

Diễn đàn 08/11/2024
Vận hành công trình bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Vận hành công trình bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước và chất lượng nước. Do đó, Tuần lễ ngành nước Việt Nam 2024 tập trung bàn luận giải pháp vận hành an toàn công trình cấp thoát nước thích ứng với BĐKH vào sáng 7/11/2024.

Diễn đàn 08/11/2024
Ra mắt CLB Lãnh đạo nữ ngành Nước: khẳng định vai trò của nữ giới trong Ngành

Ra mắt CLB Lãnh đạo nữ ngành Nước: khẳng định vai trò của nữ giới trong Ngành

Tối ngày 7/11/2024, song hành cùng Lễ trao giải “Dòng xanh nước Việt”, "Cán bộ trẻ ngành Nước Việt Nam" là buổi lễ ra mắt CLB Lãnh đạo nữ ngành Nước (VWLC).

Luật Cấp Thoát nước được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vướng mắc hiện thời

Luật Cấp Thoát nước được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vướng mắc hiện thời

Nghị định số 117/2007/NĐ-CP và Nghị định số 80/2014/NĐ-CP quy định về Cấp Thoát nước đã tồn tại gần hai thập kỷ. Do đó, dự thảo Luật Cấp Thoát nước sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần thứ nhất tại kỳ họp tháng 5/2025 và thông qua tại kỳ họp tháng 10/2025 với mong muốn tháo gỡ những khó khăn hiện thời.

Diễn đàn 07/11/2024
SAWACO hành trình phát triển, cơ hội và thách thức

SAWACO hành trình phát triển, cơ hội và thách thức

Trong khuôn khổ Tuần lễ ngành Nước Việt Nam 2024, Phó Tổng Giám đốc SAWACO Đặng Đức Hiền đã có những chia sẻ về thách thức cũng như cơ hội của ngành cấp nước TP. Hồ Chí Minh liên quan đến Luật Cấp thoát nước đang được soạn thảo.

HueWACO và Cục nước Đài Bắc (TWD) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác

HueWACO và Cục nước Đài Bắc (TWD) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác

Thực hiện mục tiêu đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường kết nối và chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn trong các lĩnh vực thuộc ngành Nước, chiều ngày 06/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận Hợp tác (MOU) giữa Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế (HueWACO) và Cục nước Đài Bắc (TWD), giai đoạn 2024 – 2027.

Quốc tế 06/11/2024
Top