Nhiệt độ
Thành phố nổi ở Maldives bắt đầu hình thành
Một thành phố nổi cách thủ đô Male của Maldives 10 phút đi thuyền đang được xây dựng với mục đích cung cấp nơi ở cho khoảng 20.000 người dân, CNN nêu thông tin.
Thành phố có thiết kế giống san hô não, bao gồm 5.000 đơn vị nổi nhà ở, cửa hàng và trường học với các kênh đào chạy ở giữa. Những căn hộ đầu tiên sẽ được công bố trong tháng này. Người dân sẽ bắt đầu chuyển đến vào đầu năm 2024 và toàn bộ thành phố sẽ hoàn thiện vào năm 2027.
Là một dự án hợp tác giữa nhà phát triển bất động sản Docklands ở Hà Lan với chính phủ Maldives, thành phố được triển khai nhằm ứng phó với hiện trạng nước biển dâng.
Maldives là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới do biến đổi khí hậu. 80% diện tích đất liền của Maldives nằm thấp hơn một mét so với mực nước biển. Với mực nước biển được dự báo tăng lên đến một mét vào cuối thế kỷ này, gần như toàn bộ đất nước có thể sẽ bị nhấn chìm.
Theo ông Koen Olthuis, nhà sáng lập Waterstudio, công ty kiến trúc thiết kế thành phố nổi, đây sẽ là hy vọng mới cho hơn nửa triệu người dân Maldives.
Ông chia sẻ với CNN: "Nó có thể chứng minh rằng việc duy trì nhà ở giá cả phải chăng, cộng đồng lớn và các thị trấn an toàn nổi trên mặt nước là khả thi. Người dân Maldives sẽ từ những người tị nạn khí hậu trở thành những nhà đổi mới khí hậu".
Ông Patrick Verkooijen, Giám đốc điều hành của Trung tâm Thích ứng Toàn cầu (GCA), coi kiến trúc nổi là một giải pháp thông minh về kinh tế và thiết thực cho mực nước biển dâng cao và nói với CNN rằng đây là "một phần của quy hoạch này nhằm chống lại khí hậu của tương lai".
Về tổng quan phương thức hình thành thành phố, các đơn vị dạng module sẽ được xây dựng trong xưởng đóng tàu ở địa phương, sau đó kéo tới thành phố nổi. Sau khi vào vị trí, chúng sẽ được gắn vào trụ bê tông dưới nước, đóng chặt vào đáy biển bằng cột thép.
Những rạn san hô bao quanh thành phố giúp cung cấp hàng rào chắn sóng tự nhiên, ổn định công trình và ngăn cư dân khỏi say sóng. Những bờ nhân tạo làm từ bọt thủy tinh nối liền với nền móng của thành phố sẽ kích thích san hô mọc.
Mục tiêu dành cho thành phố là tự cung tự cấp với mọi chức năng như thành phố trên đất liền. Nguồn điện chủ yếu đến từ năng lượng mặt trời sản xuất tại chỗ. Nước thải sẽ được xử lý và tái sử dụng làm phân hữu cơ cho cây trồng.
Thành phố sẽ sử dụng phương pháp làm mát bằng nước biển sâu, bơm nước lạnh từ biển sâu vào đầm phá, góp phần tiết kiệm năng lượng để thay thế điều hòa không khí.
Trước đây cũng đã có những thành phố nổi khác được giới thiệu và xây dựng, như Oceanix City ở Busan, Hàn Quốc, thành phố nổi trên biển Baltic của công ty Hà Lan Blue21, vùng biển ngoài khơi đảo Tahiti thuộc lãnh thổ Polynesia của Pháp và dự án Waterbuurt ở Amsterdam, Hà Lan với những công nghệ và quy mô khác nhau.
Ông Marlies Rohmer, kiến trúc sư của dự án Waterbuurt, cho rằng thành phố nổi không phải là giải pháp cho mọi vấn đề nước tại đô thị, nhưng đối với cảnh báo hàng trăm thành phố đang đối mặt rủi ro ngập lụt liên miên do biến đổi khí hậu, đây cũng là một giải pháp khả dĩ mà các nhà chức trách có thể nghiêm túc cân nhắc.
Lịch sử Hội Cấp thoát nước Việt Nam
Đọc thêm
Đại hội Chi bộ Cơ quan Hội Cấp Thoát nước Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2027
Sáng ngày 04/12/2024, Đại hội Chi bộ Cơ quan Hội Cấp Thoát nước Việt Nam nhiệm kỳ 2025 - 2027 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Đồng chí Nguyễn Văn Tươi được tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Chi bộ.
Hoạt động hợp tác giữa Nhà trường và Doanh nghiệp ngành Nước ngày càng thực chất và hiệu quả
Ngày 22/11 vừa qua, Bộ môn Cấp thoát nước, Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội và Công ty CP Cấp nước Hải Phòng đã chủ trì tổ chức Tọa đàm khoa học và ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 – 2029
Việt Nam - Hàn Quốc: Hợp tác nâng cao năng lực ngành Nước
Đây là nội dung chính được thảo luận trong cuộc gặp mặt giữa Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) với Hội Công trình Nước và Nước thải Hàn Quốc (Hội nước Hàn Quốc) và Tổng Công ty Tài nguyên Nước Hàn Quốc (K-Water) vào sáng 28/11 vừa qua.
Trạm Cấp nước sạch đảo Bạch Long Vĩ "vượt nắng thắng mưa" mang nguồn nước ngọt ra hải đảo
Bạch Long Vĩ vốn được biết đến là đảo "Vô thủy", do đó người dân trên huyện đảo luôn phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước ngọt. Thấu hiểu điều này, Công ty CP Cấp nước Hải Phòng đã nỗ lực vượt qua nhiều thử thách, thi công xây dựng trạm cấp nước sạch cho người dân sử dụng.
Hội nghị Ban Chấp hành lần II năm 2024, nhiệm kỳ VI (2020-2025) của Hội Cấp Thoát nước Việt Nam
Ngày 08/11/2024, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần II năm 2024, nhiệm kỳ VI (2020-2025). Chủ tịch Hội Cấp Thoát nước Việt Nam Nguyễn Ngọc ĐIệp chủ trì hội nghị.
Tham quan, học tập kinh nghiệm xử lý nước tại Nhà máy nước mặt sông Đuống
Chuyến thăm quan Nhà máy nước mặt sông Đuống là hoạt động cuối cùng nằm trong chuỗi sự kiện nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Nước Việt Nam 2024 (Vietnam Water Week 2024) và đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều đại biểu.
Lộ diện 2 nam sinh đoạt giải nhất Giải thưởng Đồ án tốt nghiệp xuất sắc năm 2024
Tại Lễ trao giải Giải thưởng Đồ án tốt nghiệp xuất sắc sinh viên ngành Nước năm 2024, giải Nhất đã gọi tên nam sinh Nguyễn Quang Huy (Trường Đại học Thủy lợi) và Trịnh Quốc Cường (Trường Đại học Xây dựng Hà Nội). Đây cũng là lần đầu tiên giải thưởng ghi nhận 2 cá nhân cùng đoạt giải cao nhất.
Nhiều công nghệ kỹ thuật mới được giới thiệu tại Vietnam Water Week 2024
Chiều 7/11, các doanh nghiệp ngành Nước đến từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có phần giới thiệu, trình bày về các công nghệ thiết bị tiên tiến, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trao Giải thưởng "Cán bộ trẻ ngành Nước Việt Nam" của năm 2024
Lần đầu tiên, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) trao tặng Giải thưởng Cán bộ trẻ ngành Nước Việt Nam của năm trong khuôn khổ Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Vietnam Water Week 2024.