
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtKết quả phân tích mức độ cacbon và nitơ tại hai trang trại tảo bẹ hỗn hợp các loài ở miền Trung Nam và Đông Nam Alaska trong mùa sinh trưởng 2020-2021 cho thấy các loài rong biển có thể có những khả năng khác nhau để loại bỏ chất dinh dưỡng từ môi trường xung quanh, theo bản tin ngày 19/1 của Smart Water Magazine.
"Một số loại rong biển giống như bọt biển, chúng liên tục hút và không bao giờ bão hòa. Tảo bẹ cho thấy khả năng giảm lượng nitơ dư thừa tốt hơn cacbon", Trợ lý giáo sư Schery Umanzor tại Trường Thủy sản và Khoa học Đại dương của Đại học Alaska Fairbanks, đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu cho biết.
Tảo bẹ đường phát triển tại một trang trại thử nghiệm gần Juneau, Alaska. (Ảnh: Schery Umanzor)
Ô nhiễm nitơ diễn ra ở các vùng ven biển do các yếu tố như nước thải đô thị, nước thải sinh hoạt hoặc chất thải thủy sản. Nó có thể dẫn đến nhiều mối đe dọa tiềm ẩn cho môi trường biển, bao gồm tảo độc nở hoa, vi khuẩn hoạt động với mật độ cao hơn và cạn kiệt oxy. Tảo bẹ trồng ở vùng nước bị ô nhiễm là một công cụ đầy hứa hẹn để làm sạch các môi trường trên.
Phân tích các mẫu mô tảo bẹ từ các trang trại đã xác định rằng tảo bẹ ruy băng hiệu quả hơn tảo bẹ đường trong việc hấp thụ cả nitơ và cacbon, song khác biệt ấy có thể được xóa bỏ ở rừng tảo bẹ đường với mật độ nuôi trồng cao hơn.
Nghiên cứu được công bố trong số tháng 1 của tạp chí Aquaculture Journal.
Nuôi tảo bẹ là một ngành mới nổi ở Alaska, được biết đến là một giải pháp cải thiện an ninh lương thực và tạo cơ hội việc làm mới. Nó cũng được coi là phương pháp có quy mô toàn cầu trữ lại cacbon, nhằm giảm cacbon trong khí quyển góp phần gây ra biến đổi khí hậu. |
Ngày 26/6/2025 Công ty CP - Tổng công ty Nước – Môi trường Bình Dương (BIWASE) đã long trọng khởi động dự án Nhà máy điện rác BIWASE công suất 24MW, giai đoạn 1 công suất 12MW tại Khu liên hợp xử lý chất thải BIWASE E.T.S phường Chánh Phú Hoà, thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã xây dựng và triển khai nhiều phương án để vận hành liên tục, đảm bảo cung cấp nước sạch cho hơn 10 triệu người dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong mùa mưa bão.
Ngày 11/6/2025, Ngân hàng Thế giới (WB) phối hợp cùng Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) tổ chức Hội thảo giới thiệu Mạng lưới NewIBNET tới các doanh nghiệp ngành Nước của Việt Nam, khởi động chương trình thí điểm chia sẻ dữ liệu hiệu suất ngành Nước đầu tiên tại Việt Nam.
Để đảm bảo nhiệm vụ cấp nước an toàn, liên tục đến hơn 10 triệu dân tại TP.HCM và nâng cao chất lượng dịch vụ, SAWACO đã tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát mạng lưới, chăm sóc khách hàng và vận hành hệ thống cấp nước thông minh.
Với hai trụ cột "đổi mới" và "sáng tạo", Diễn đàn và Triển lãm ngành Cấp Thoát nước Indonesia 2025 là sự kiện trọng tâm của ngành nước Indonesia trong bối cảnh đô thị hóa. Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cấp Thoát nước và Môi trường - đại diện Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) tham dự sự kiện.
Ngày 9/6/2025, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị, giai đoạn 2016 - 2025 và Hội nghị điển hình tiên tiến giai đoạn 2020 - 2025, nhân kỷ niệm 114 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2025).
Từ ngày 4/6 đến 6/6/2025, tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Quốc gia (NECC), Thượng Hải (Trung Quốc) đã diễn ra sự kiện Triển lãm Công nghệ xử lý nước thải (WieTec 2025). Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) dẫn đầu đoàn doanh nghiệp ngành Nước của Việt Nam tham dự sự kiện.
Ngày 29/5/2025, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã tổ chức lễ ký kết hợp tác với Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (QUATEST 3).
Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO) đang tích cực chuyển đổi số nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu và mong đợi của người dân, góp phần vào sự phát triển bền vững của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).