Nhiệt độ
Trung Quốc chế tạo robot giúp giảm ô nhiễm biển
Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển một robot hình cá có khả năng hút những mảnh vi nhựa trôi nổi dưới đại dương, TTXVN đưa tin.
Loại robot do các nhà khoa học tại Đại học Tứ Xuyên chế tạo dài khoảng 1,3 cm và chuyển động linh hoạt nhờ laser cận hồng ngoại làm biến dạng vật liệu ở phần đuôi. Robot có thể bơi quãng đường gấp 2,67 chiều dài cơ thể mỗi giây - nhanh hơn so với hầu hết các robot mềm nhân tạo khác.
Nhóm nghiên cứu cho biết một số thành phần trong vi nhựa có liên kết hóa học rắn và tương tác tĩnh điện với vật liệu của robot cá nên robot có thể "ăn" vi nhựa xung quanh rồi đưa vi nhựa đến nơi được chỉ định.
Hiện robot cá chỉ có thể thu thập vi nhựa ở vùng nước nông. Tuy nhiên, nhà khoa học Wang Yuyan, một trong những tác giả chính của nghiên cứu, cho biết họ đang xem xét phát triển robot từ vật liệu mới có thể hoạt động sâu dưới nước và phát hiện vi nhựa theo thời gian thực, giúp ngăn chặn sự ô nhiễm trong tương lai.
Vi nhựa là những mảnh nhựa có đường kính nhỏ hơn 5 mm, là những gì còn sót lại của rác thải nhựa sau khi bị mục ra trong nước biển. Vì đặc tính không tan và khó phân hủy, vi nhựa có thể đi vào chuỗi thức ăn của sinh vật biển và cuối cùng gây hại cho con người thông qua hải sản mà chúng ta tiêu thụ.
Đại học Kyushu (Nhật Bản) năm 2021 ước tính có 24.400 tỷ mảnh vi nhựa các loại ở tầng trên của đại dương, tương đương cân nặng của khoảng 30 tỷ chai nước 500 ml làm bằng nhựa. Tuy nhiên, số lượng thực tế có thể còn lớn hơn nhiều.
Nguồn: TTXVN/Vietnam+
Lịch sử Hội Cấp thoát nước Việt Nam
Đọc thêm
Biến đổi nước dưới đất theo mùa ở bờ biển Bình Thuận dưới tác động của nông nghiệp và thời tiết khô hạn
Nghiên cứu nhằm hiểu rõ hơn về nguồn nước dưới đất và hỗ trợ quyết định quản lý nước phù hợp với phát triển bền vững tại Bình Thuận.
HueWACO vinh dự nhận giải TOP Công nghiệp Việt Nam 4.0
HueWACO vinh dự đạt TOP Doanh nghiệp có sản phẩm số thông minh và giải pháp công nghệ Công nghiệp 4.0 tại Lễ biểu dương “TOP công nghiệp 4.0 Việt Nam”.
Tiếp cận phương pháp đổi mới trong đánh giá và quản lý nguồn nước ngầm tại Việt Nam
Nhằm nâng cao độ chính xác và hợp lý trong tính toán, đánh giá; tối ưu cơ chế vận hành, khai thác nước ngầm; đồng thời thiết lập hiệu quả các chính sách quản lý có liên quan để đảm bảo sử dụng nước ngầm bền vững tác giả đưa ra một đề xuất cụ thể.
Kỷ niệm 55 năm thành lập Khoa Kỹ thuật Hạ tầng và Môi trường Đô thị, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội
Ngày 17/9/2024, Khoa Kỹ thuật Hạ tầng và Môi trường Đô thị (KTHT&MTĐT), Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tổ chức Lễ kỷ niệm 55 năm thành lập (1969 - 2024)
Nhiều tiện ích từ chăm sóc khách hàng trực tuyến
Bằng nhiều giải pháp tích cực và đồng bộ, Công ty CP Cấp nước Nhà Bè (thuộc SAWACO) đã hiện đại hóa các quy trình, chuyển đổi số mạnh mẽ, ứng dụng công nghệ vào cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ. Đặc biệt, chăm sóc khách hàng qua các kênh online đã tạo nhiều tiện lợi cho người dân.
Trangsparent hỗ trợ khẩn cấp bình lọc nước tới người dân vùng bão số 3
Ngày 12/9/2024, cuộc họp “Hỗ trợ khẩn cấp cho nước sạch vệ sinh nông thôn sau bão số 3 (YAGI)” đã diễn ra tại Cục Thủy Lợi, Bộ NN&PTNT. TS. Lương Văn Anh, Phó Cục trưởng Cục Thuỷ lợi và ông Maharajan Muthu, Trưởng Chương trình vì sự sống còn của trẻ em, UNICEF Việt Nam đồng chủ trì.
Tiếp tục phiên họp thứ V Giải thưởng Cán bộ trẻ ngành nước Việt Nam 2024
Như kế hoạch, phiên họp thứ V Giải thưởng Cán bộ trẻ ngành nước Việt Nam 2024 đã diễn ra vào sáng thứ sáu 13/9/2024 với 3 sáng kiến được giới thiệu.
Kết nối khách hàng thông qua đa dạng tiện ích
Nhiều tiện ích trong chăm sóc khách hàng đã được Xí nghiệp Cấp nước sinh hoạt Nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn - SAWACO triển khai, giúp người dân có thể tương tác, kết nối với đơn vị trực tuyến qua các ứng dụng.
Phiên hội thảo thứ IV Giải thưởng Mạng lưới Cán bộ trẻ ngành Nước Việt Nam 2024 tiếp tục diễn ra
Như thông báo trước đó, sáng 6/9/2024 Phiên hội thảo thứ IV Giải thưởng Mạng lưới cán bộ trẻ ngành Nước Việt Nam 2024 tiếp tục diễn ra với 3 sáng kiến đến từ Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Môi trường An Giang; Công ty CP Cấp nước Hải Phòng và Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế.