Nhiệt độ
Tăng khả năng chống chịu của nông nghiệp quy mô nhỏ với an ninh nguồn nước
Theo tin TTXVN, ngày 26/4, tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, BQL Dự án SACCR Ninh Thuận tổ chức hội nghị triển khai dự án tăng cường khả năng chống chịu của nông nghiệp quy mô nhỏ với an ninh nguồn nước do biến đổi khí hậu khu vực Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, trong đó có Ninh Thuận.
Dự án hỗ trợ xây mới và nâng cấp ao hồ chứa nước để tăng cường tưới tiêu bổ sung do phụ thuộc nước mưa để đối phó với biến động về lượng mưa và hạn hán. Ảnh: Công Thử/TTXVN
Tại hội nghị, ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận cho biết, dự án SACCR Ninh Thuận do Quỹ khí hậu xanh (GCF) tài trợ thông qua UNDP; đồng thời dự án do Sở làm chủ đầu tư. Mục tiêu chung của dự án là tăng cường khả năng thích ứng của nông hộ nhỏ dễ bị tổn thương đối với tình trạng mất an ninh nguồn nước do biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.
Cụ thể, dự án triển khai nhằm trao quyền cho các nông hộ nhỏ dễ bị tổn thương trên địa bàn tỉnh; đặc biệt là phụ nữ và người dân tộc thiểu số để quản lý rủi ro thiên tai do tác động của biến đổi khí hậu ngày càng tăng trong sản xuất nông nghiệp thông qua đảm bảo nguồn nước, áp dụng các thực hành nông nghiệp mang tính chống chịu khí hậu và tăng cường khả năng tiếp cận thông tin khí hậu nông nghiệp mang tính thực hành, tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng và thị trường…
Bên cạnh đó, dự án còn tạo động lực thúc đẩy sự chuyển đổi cách thức sản xuất quy mô nông hộ nhỏ từ các biện pháp ngắn hạn, mang tính đối phó sang các biện pháp mang tính tổng hợp, có sự điều phối giữa các bên liên quan thông qua quản lý nguồn nước, sản xuất chủ động dựa trên thông tin về rủi ro khí hậu.
Phạm vi và đối tượng được GCF thông qua gồm 4 tiêu chí, đó là các nông hộ nhỏ, các hộ nghèo và cận nghèo, là dân tộc thiểu số, phụ nữ trụ cột gia đình trên địa bàn 15 xã ở 4 huyện của tỉnh với 7073 hộ được hưởng lợi từ dự án. Theo đó, các đối tượng hưởng lợi được dự án tập huấn FFS (Farmer Field School), hỗ trợ kết nối đường ống dẫn nước, xây mới và nâng cấp ao chứa nước…
Ông Nguyễn Văn Bính, Giám đốc Ban quản lý Dự án SACCR Ninh Thuận cho biết, quy mô dự án gồm hai hợp phần với nhiều hoạt động hỗ trợ kỹ thuật và hoạt động đầu tư. Cụ thể, hợp phần 1 đó là tăng cường an ninh nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp của nông hộ quy mô nhỏ dễ bị tổn thương trong bối cảnh biến động về lượng mưa và hạn hán do biến đổi khí hậu, với các hoạt động như thiết lập kết nối đường ống dẫn nước từ công trình thủy lợi Tân Mỹ tới mặt ruộng của hơn 1.570 hộ nông dân nghèo và cận nghèo thông qua việc thiết kế và xây dựng hệ thống đường ống kết nối nguồn nước từ 2 tiểu dự án "Phát triển thủy lợi phục vụ nông nghiệp công nghệ cao Thành Sơn - Phước Nhơn" và "Phát triển thủy lợi phục vụ nông nghiệp công nghệ cao Nhơn Hải - Thanh Hải".
Dự án còn tập huấn cho hộ dân sử dụng thiết bị tưới, bảo dưỡng hệ thống có thông tin về rủi ro khí hậu; hỗ trợ kỹ thuật thành lập 16 nhóm sử dụng nước để vận hành, bảo dưỡng các hệ thống dùng chung. Bên cạnh đó, hỗ trợ xây mới và nâng cấp ao hồ chứa nước để tăng cường tưới tiêu bổ sung do phụ thuộc nước mưa để đối phó với biến động về lượng mưa và hạn hán; hỗ trợ kỹ thuật đào tạo cho hơn 5.500 hộ nghèo, cận nghèo về quản lý tài nguyên nước thích ứng với biến đổi khí hậu; hỗ trợ kỹ thuật thiết lập 41 nhóm quản lý ao để vận hành, bảo trì.
Đồng thời, dự án còn hỗ trợ kỹ thuật, tập huấn về quản lý nước xanh cho hơn 7.000 nông hộ qua các lớp thực hành tại mặt ruộng; lắp đặt 2.800 hệ thống sử dụng tiết kiệm nước, vận hành và bảo dưỡng hệ thống tưới tiết kiệm nước, góp phần nâng cao năng lực của nông hộ trong việc áp dụng các thực hành và công nghệ tiết kiệm nước nội đồng.
Ngoài ra, hợp phần 2 của dự án còn tăng khả năng chống chịu về sinh kế cho nông hộ nhỏ thông qua sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và tiếp cận với thông tin khí hậu, tài chính và thị trường, với các hoạt động như: Tăng cường các hệ thống và thực hành canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua các lớp học thực hành tại ruộng, nhằm trao đổi thông tin với các hộ sản xuất quy mô nhỏ; tập huấn cho giảng viên là cán bộ khuyến nông, nông dân nồng cốt; đào tạo hơn 7.000 hộ dân và các bên tham gia chuỗi giá trị; hỗ trợ đầu tư cho 2.750 hộ dân nhỏ thông qua các chứng chỉ - phiếu mua hàng về thiết bị tưới tiết kiệm nước…
Bên cạnh đó, dự án còn hỗ trợ nông hộ và các bên tham gia chuỗi giá trị tiếp cận thị trường và tín dụng thông qua các tổ chức trung gian tài chính cho đầu tư nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu; hỗ trợ kỹ thuật, thiết lập và vận hành các diễn đàn đổi mới khí hậu đa bên; thúc đẩy liên kết thị trường…; đồng thời xây dựng và sử dụng các tư vấn khí hậu nông nghiệp địa phương; thành lập các nhóm kỹ thuật về thông tin khí hậu thời tiết nông vụ; phổ biến các nội dung về dịch vụ khí hậu trong sản xuất nông nghiệp…
SACCR là tên viết tắc của Dự án tăng cường khả năng chống chịu của nông nghiệp quy mô nhỏ với an ninh nguồn nước do biến đổi khí hậu khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 738/QĐ-TTg ngày 20/5/2021; văn kiện dự án đã được ký kết giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Chương trình Liên hợp quốc vào ngày 28/5/2021; đồng thời dự án được UBND tỉnh Ninh Thuận phê duyệt tại Quyết định số 945/QĐ-UBND ngày 24/5/2021 với tổng vốn đầu tư hơn 143 tỷ đồng.
Được biết, dự án do GCF tài trợ được thực hiện từ năm 2021 đến tháng 6/2026. Ngoài Ninh Thuận, dự án còn hỗ trợ cho 4 tỉnh là Bình Thuận, Đắc Lắc, Đắc Nông và Khánh Hòa.
Lịch sử Hội Cấp thoát nước Việt Nam
Vietnam Water Week 2024 hướng tới An toàn, An ninh, Hiệu quả và Hội nhập của ngành Nước
Biến đổi nước dưới đất theo mùa ở bờ biển Bình Thuận dưới tác động của nông nghiệp và thời tiết khô hạn
Đọc thêm
Vietnam Water Week 2024 hướng tới An toàn, An ninh, Hiệu quả và Hội nhập của ngành Nước
Lũ lụt, hạn hán ngày càng dữ dội là "tín hiệu báo động" về những gì sắp xảy ra khi biến đổi khí hậu khiến vấn đề cung cấp và sử dụng nước trên toàn cầu trở nên khó lường hơn. Do đó, "Phát triển ngành Nước Việt Nam - An toàn, An ninh, Hiệu quả và Hội nhập" sẽ là chủ đề chính của Vietnam Water Week 2024.
Thông tin báo chí công bố sự kiện Tuần lễ ngành Nước Việt Nam
Ngày 08/10/2024, tại Hà Nội, Hội Cấp Thoát nước Việt Nam đã tổ chức buổi gặp mặt báo chí công bố sự kiện Tuần lễ ngành Nước Việt Nam 2024. Tạp chí Cấp Thoát nước Việt Nam xin giới thiệu thông tin báo chí về sự kiện này.
Hà Nội rực rỡ cờ hoa chuẩn bị Kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô
Những ngày này, mỗi nẻo đường của Hà Nội đều rộn ràng không khí chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô. Cờ hoa rực rỡ, lòng người phấn khởi nhắc nhở chúng ta về dấu son chói lọi trong lịch sử dân tộc.
Chia sẻ kinh nghiệm về công tác Bình đẳng giới với Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Để thực hiện nghiên cứu và đánh giá về công tác bình đẳng giới, VWSA cùng với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã có buổi làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)
Nâng cao hiệu quả nuôi tôm thông qua việc xử lý nguồn nước ao nuôi
Kinh ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ được dự báo tăng nhẹ vào cuối năm 2024 so với cùng kỳ năm ngoái. Do đó, bà con nông dân cần nhanh chóng nắm bắt cơ hội, nâng cao hiệu quả nuôi tôm để tìm kiếm chiếc vé “thông hành” cho tôm Việt ra thế giới.
HueWACO vinh dự nhận giải TOP Công nghiệp Việt Nam 4.0
HueWACO vinh dự đạt TOP Doanh nghiệp có sản phẩm số thông minh và giải pháp công nghệ Công nghiệp 4.0 tại Lễ biểu dương “TOP công nghiệp 4.0 Việt Nam”.
Thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập Luật Cấp, thoát nước
Bộ Xây dựng vừa có Quyết định 872/QĐ-BXD ngày 18/9/2024 về việc thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập Luật Cấp, thoát nước bao gồm các ông (bà) có tên sau:
Hội Cấp Thoát nước Việt Nam ủng hộ đồng bào chịu ảnh hưởng của bão số 3
Sáng 23/9/2024, tại Văn phòng Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA), Chủ tịch Nguyễn Ngọc Điệp đã phát động quyên góp ủng hộ nhằm chia sẻ và giúp đỡ đồng bào vùng bị bão lũ do cơn bão số 3 gây ra nhằm sớm ổn định lại cuộc sống.
Nhà máy nước sạch Sơn Thạnh chính thức đi vào vận hành
Ngày 20/09/2024, Nhà máy xử lý nước sạch Sơn Thạnh - một trong những dự án trọng điểm của DNP Water - đã chính thức đi vào vận hành sau 12 tháng thi công, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện hạ tầng cấp nước của tỉnh Khánh Hòa.