Liên hệ quảng cáo: +84 (0) 377 089 696 (Ms. Chung Anh)
Email: quangcao@tapchinuoc.vn

Tái sử dụng nước thải để bảo vệ tài nguyên nước

04/08/2017 00:00

Hiện nay, nước thải từ sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp không qua xử lý được xả thẳng ra môi trường ngày càng gia tăng, dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên nước mặt, nước ngầm, ảnh hưởng môi trường và sức khỏe người dân, đe dọa an ninh nước quốc gia. Giải pháp tái sử dụng nước thải đang được các nhà quản lý đặt ra nhằm bảo vệ tài nguyên nước.

Hiện nay, nước thải từ sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp không qua xử lý được xả thẳng ra môi trường ngày càng gia tăng, dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên nước mặt, nước ngầm, ảnh hưởng môi trường và sức khỏe người dân, đe dọa an ninh nước quốc gia. Giải pháp tái sử dụng nước thải đang được các nhà quản lý đặt ra nhằm bảo vệ tài nguyên nước.

Việt Nam có 2.372 con sông có chiều dài hơn 10 km, với tổng dòng chảy khoảng 840 tỷ m3/năm, trong đó có từ 520 đến 525 tỷ m3 nước chảy từ các quốc gia láng giềng ở thượng nguồn các lưu vực sông vào Việt Nam, lượng nước còn lại được sinh ra từ chính lãnh thổ nước ta. Các hoạt động sử dụng, phát triển tài nguyên nước trên các sông cùng chia sẻ với Việt Nam của các nước láng giềng sẽ tác động trực tiếp đến nguồn nước của chúng ta. Việc phụ thuộc nhiều vào nguồn nước từ bên ngoài của nước ta được xem là một trong những thách thức lớn trong công tác phát triển và quản lý tài nguyên nước. Bên cạnh đó, do lượng mưa hàng năm phân bố không đều theo mùa, cho nên có sự phân hóa lượng dòng chảy mùa mưa và mùa khô. Về mùa mưa, sự tập trung dòng chảy lớn có thể gây nên hiểm họa thiên tai như lũ, lụt, trong khi đó mùa khô, có thể gây nên hạn hán, thiếu nước cho nhu cầu của con người và sản xuất. Trong những năm qua, lượng nước bình quân đầu người ở nước ta giảm khá nhanh. Từ 12.800 m3/người (năm 1990) xuống còn 9.000 m3/người (năm 2015), dự báo giảm xuống còn 8.300 m3/người vào năm 2025. Nếu tính riêng lượng nước nội sinh trong lãnh thổ Việt Nam, lượng nước bình quân chỉ còn 3.000 m3/người vào năm 2025. Ngoài ra, do nước thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề, sinh hoạt không qua xử lý đổ vào các dòng sông và nguồn nước dưới đất làm suy giảm nhanh chóng lượng nước có thể sử dụng được ở nước ta hiện nay.
 
 

Vận hành dây chuyền xử lý nước thải tại Trạm xử lý nước thải Quốc Oai (Hà Nội). Ảnh: ĐĂNG ANH
 
Theo TS Đào Trọng Tứ, Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững Tài nguyên nước và Thích nghi biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường), khi dân số tăng cao, kinh tế phát triển nhanh thì lượng nước sử dụng và nước thải ngày càng nhiều. Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nay, Việt Nam có hơn 200 khu công nghiệp, nhưng phần lớn đều chưa có giải pháp xử lý nước thải bền vững. Hằng ngày, có hơn một triệu mét khối nước thải từ các khu công nghiệp, trong đó có khoảng 75% lượng nước thải không được xử lý, xả thẳng ra môi trường, gây nguy hại cho con người và sinh vật. Theo số liệu thống kê, năm 2013, TP Hà Nội có lượng nước thải sinh hoạt khoảng 900 nghìn m3/ngày đêm, nhưng chỉ xử lý khoảng 213 nghìn m3, lượng nước thải không qua xử lý được đổ ra các con sông chảy quanh Hà Nội, dẫn đến nguy cơ cạn kiệt tài nguyên nước mặt, nước ngầm.
 
Từ thực tế nêu trên, việc tái sử dụng nước thải là hết sức cần thiết. Nước thải được xử lý sẽ trở thành nguồn nước sạch, bổ sung cho số lượng nước hao hụt do con người sử dụng. Thế nhưng, việc tái sử dụng nước thải chưa được chú trọng do quan niệm sai lầm rằng Việt Nam giàu về nước, không cần thiết phải xử lý, sử dụng lại. Mặt khác, việc xử lý nước thải đòi hỏi nguồn tài chính lớn, cho nên chưa thu hút được các doanh nghiệp tham gia. Các chính sách của Nhà nước cũng chậm được ban hành, thiếu đồng bộ để khuyến khích tổ chức, cá nhân tái sử dụng nước thải. Theo các chuyên gia, để từng bước giảm tình trạng ô nhiễm môi trường do nguồn nước thải gây ra và tăng tỷ lệ tái sử dụng nước thải ở Việt Nam, thời gian tới, Chính phủ, các bộ, ngành, các tổ chức, cá nhân cần ưu tiên nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ xử lý nước thải và tái sử dụng nước thải; khuyến khích nghiên cứu, phát triển và đa dạng hóa việc ứng dụng các sản phẩm công nghệ xử lý nước phù hợp với nhu cầu tái sử dụng của từng ngành, lĩnh vực. Việc tái sử dụng nước không chỉ chú trọng ở các ngành công nghiệp, mà cần có chính sách khuyến khích tất cả các ngành dùng nước, trong đó có ngành nông nghiệp. Đối với các khu công nghiệp phải thực hiện xử lý tập trung và tái sử dụng; cần xem sản phẩm nước tái sinh là hàng hóa, thực hiện xã hội hóa các hoạt động bảo vệ, phát triển nguồn nước và cung ứng dịch vụ nước tái sinh.
 
Theo Cục trưởng Quản lý Tài nguyên nước Hoàng Văn Bẩy (Bộ Tài nguyên và Môi trường), cần tăng cường các biện pháp, chế tài đối với hành vi gây ô nhiễm nguồn nước như bổ sung các quy định để xử lý hình sự, tăng tiền phạt đối với các hành vi gây ô nhiễm nguồn nước, kể cả việc xử lý đối với người đứng đầu tổ chức gây ô nhiễm. Nghiên cứu cơ chế thực hiện việc thu tiền để xử lý nước thải gắn với thu tiền sử dụng nước, hoặc thực hiện việc ký quỹ để các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xử lý nước thải theo quy định của pháp luật.

 
Tác giả bài viết: THÚY HỒNG
Nguồn tin: nhandan.com.vn
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Bộ Xây dựng yêu cầu chủ động ứng phó mưa lớn tại Bắc Bộ

Bộ Xây dựng yêu cầu chủ động ứng phó mưa lớn tại Bắc Bộ

Trước dự báo về đợt mưa lớn diện rộng tại khu vực Bắc Bộ, Bộ Xây dựng đã ban hành công điện yêu cầu các đơn vị, địa phương liên quan triển khai khẩn cấp các phương án phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai.

Công ty Nước sạch Hà Nội: Tập huấn Thông tư số 52/2024/TT-BYT về kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch

Công ty Nước sạch Hà Nội: Tập huấn Thông tư số 52/2024/TT-BYT về kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch

Sáng ngày 26/6/2025, Công ty Nước sạch Hà Nội kết hợp với Trung tâm Khoa học công nghệ y sinh và môi trường đã tổ chức khóa tập huấn về Thông tư số 52/2024/TT-BYT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy đinh kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt có hiệu lực từ 01/7/2025.

Doanh nghiệp 30/06/2025
Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Ngày 27/6/2025, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (SAWACO) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Bùi Xuân Cường đến dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.

Doanh nghiệp 28/06/2025
Nhựa Tiền Phong: kiến tạo giá trị xanh bền vững

Nhựa Tiền Phong: kiến tạo giá trị xanh bền vững

Mới đây, tổ chức Singapore Green Building Product (SGBP) đã trao tặng Chứng nhận Sản phẩm Xây dựng Xanh 4 Tick (Người dẫn đầu) cho cả ba dòng sản phẩm: PVC, HDPE và PP-R của Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong.

Doanh nghiệp 25/06/2025
SAWACO chủ động ứng phó mưa bão, đảm bảo cấp nước sạch cho người dân TP.HCM

SAWACO chủ động ứng phó mưa bão, đảm bảo cấp nước sạch cho người dân TP.HCM

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã xây dựng và triển khai nhiều phương án để vận hành liên tục, đảm bảo cung cấp nước sạch cho hơn 10 triệu người dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong mùa mưa bão.

Doanh nghiệp 25/06/2025
Nhân rộng các sáng kiến đảm bảo công tác cấp nước an toàn

Nhân rộng các sáng kiến đảm bảo công tác cấp nước an toàn

Ngày 9/6/2025, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị, giai đoạn 2016 - 2025 và Hội nghị điển hình tiên tiến giai đoạn 2020 - 2025, nhân kỷ niệm 114 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2025).

Doanh nghiệp 11/06/2025
SAWACO và K-Water ký kết biên bản ghi nhớ

SAWACO và K-Water ký kết biên bản ghi nhớ

Ngày 30/5/2025, Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO), các đơn vị thành viên gồm: Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Nước sạch Sài Gòn, Công ty CP Đầu tư Nước Tân Hiệp, Công ty CP Cấp nước Kênh Đông và Tổng Công ty Tài nguyên Nước Hàn Quốc (K-Water) đã được ký kết.

Doanh nghiệp 04/06/2025
Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa SAWACO và QUATEST 3

Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa SAWACO và QUATEST 3

Ngày 29/5/2025, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã tổ chức lễ ký kết hợp tác với Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (QUATEST 3).

Doanh nghiệp 04/06/2025
“Không coi quy hoạch thoát nước là nội dung phụ trong quy hoạch đô thị”

“Không coi quy hoạch thoát nước là nội dung phụ trong quy hoạch đô thị”

Đó là lời khẳng định về tầm quan trọng của quy hoạch thoát nước trong quy hoạch đô thị của ThS. Trương Minh Ngọc - Phó Phòng Quản lý kỹ thuật, Viện Quy hoạch Đô thị & Nông thôn, Bộ Xây dựng.

Top