
Nhiệt độ
Nhiệt độ
Xin chào, User name
Tài khoản của tôi Hoạt động bình luận Tin đã lưu Tin đã xem Tin đã bình luận Đăng xuấtNgười Etruscan đã xây dựng những đường ống cống đầu tiên tại thành phố Rome vào khoảng 500 năm trước công nguyên. Họ thuộc tầng lớp nô lệ, là những người phục dịch thực hiện mọi ý nguyện của vua chúa La Mã xưa. Vào khoảng thời gian này, thành Rome vẫn đang được xây dựng, nhưng những công trình quan trọng nhất nơi đây đã bắt đầu thành hình. Một nhà sử học thế kỷ I đã viết rằng, hệ thống cống chằng chịt bên dưới Rome chính là nền tảng của “thành phố bậc nhất thế giới ấy”.
Cống lớn, cống nhỏ trong thành đều kết nối với Cloaca Maxima, đường ống cống chính dẫn nước thải ra sông. Chiếc cống bằng đá này nhẵn nhụi và hoàn mỹ, có kích thước đủ lớn để một cái xe kéo chở đầy rơm đi qua một cách dễ dàng.
Mồ hôi công sức của thành Rome đều đổ dồn vào đây. Nhà sử học Pliny (thế kỷ I SCN) nhận xét: “Cloaca Maxima đủ sức chịu đựng mọi biến cố và thay đổi đối với Rome. Sau 700 năm từ khi xây dựng, nó vẫn bất khả xâm phạm”.
Thay đổi vai trò cống rãnh La Mã
Con đường La Mã hiếm khi bằng phẳng, do đó nước bẩn đọng ở nhiều nơi trong thành. Ban đầu, cống rãnh được xây dựng nhằm giải quyết vấn đề trên, nhưng sau một thời gian, người ta đã lắp thêm những đường dẫn phụ để xả chất thải con người vào đây.
Hệ thống cống La Mã không trực tiếp phục vụ tầng lớp bình dân. Tại các khu vực dân cư đông đúc, người ta thường vứt phân thẳng xuống mặt phố. Điều này xảy ra thường xuyên và hăng hái đến mức thành Rome phải ban hành mức phạt đối với những thủ phạm ném phân trúng người khác.
Theo nhà khảo cổ học Ann Olga Koloski-Ostrow, tiêu chuẩn sạch sẽ của người La Mã xưa khác xa thời nay. Đối với họ, việc đi vệ sinh đúng chỗ đã là điều đúng đắn, không cần xem xét quá kỹ về sự bốc mùi hay tiện lợi.
Chính vì vậy, họ mới chấp nhận sử dụng các nhà vệ sinh công cộng có kết nối trực tiếp với đường ống cống trung tâm. Ở những nơi này, hố xí được xếp sát nhau. Phân thải ra sẽ chất thành từng núi nhỏ trong cống, lâu ngày ủ thành khí hôi phát nổ, thoát ngược lên trên khiến nhiều người hoảng sợ.
Những trải nghiệm tương tự đã sớm biến cống rãnh thành Rome thành nơi trú ngụ đáng sợ của quái thú truyền thuyết. Những câu chuyện ấy đã khiến người dân ngại kết nối nhà vệ sinh trong nhà mình với hệ thống cống trung tâm mà vẫn duy trì thói quen vệ sinh như cũ.
Ngoài ra, hệ thống cống La Mã cổ đại còn là phương tiện xử lý nước lũ từ sông Tiber gần đó. Mỗi khi có lũ lụt, dòng nước chảy mạnh vào thành, rửa sạch mặt đường và đánh trôi chất thải còn ứ đọng trong cống.
Hệ thống cấp nước thúc đẩy sự phát triển
Khoảng 200 năm sau khi xây dựng hệ thống cống rãnh Cloaca Maxima, nghị sĩ Appius Claudius Caecus đã chủ trương xây dựng đường cấp nước đầu tiên cho thành phố. Đến thế kỷ III, thành Rome đã có 11 đường dẫn nước khác nhau, phần lớn cấp nước cho các nhà tắm công cộng.
Đường dẫn nước tại Rome được xây theo dốc, chủ yếu nhờ vào trọng lực để vận chuyển nước. Hệ thống có bể lắng lọc sỏi, đá. Ngoài ra, bể phân phối và vòi khóa kiểm soát lượng nước đến từng địa điểm cấp nước. Nước còn thừa sẽ được cất giữ dưới các hầm chứa bằng đá, có đủ dung tích trữ nước cho toàn thành phố.
Các thành phố khác lần lượt làm theo Rome, nhanh chóng xây dựng đường cấp nước kiên cố nhằm đảm bảo nước sạch cho từng vùng. Nhưng quan trọng hơn cả, đường dẫn nước là niềm tự hào của từng thành phố, thị trấn La Mã (do xây dựng tốn kém).
Với sự đầu tư thời bấy giờ, một số đường cấp nước vẫn còn tồn tại tới nay, một số ít vẫn được sử dụng để cung cấp nước.
Sự xuất hiện của hệ thống cấp nước tự động đã ảnh hưởng không ít tới các công trình kiến trúc, cũng như đời sống người dân thành phố Rome. Mặc dù dân thường không được phép kết nối trực tiếp với hệ thống cấp nước thành phố, nhưng đây lại là nguồn tài nguyên hoàn toàn miễn phí do Hoàng đế chi trả và “dành tặng”.
Từ khi có hệ thống cấp nước, thành Rome đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc nhằm phô trương tiện ích xa xỉ này. Tới thế kỷ IV, thành Rome đã tích lũy được 11 nhà tắm lớn, 965 nhà tắm nhỏ và 1.352 đài phun nước công cộng với nhiều mức độ tinh xảo khác nhau.
Giai đoạn hưng thịnh của La Mã cổ đại không thể thiếu những thành tựu về cấp và thoát nước. Chính những thành công trong lĩnh vực này đã giúp nền kinh tế La Mã phát triển, khiến đời sống con người trở nên văn minh và hiện đại, để nền văn hóa ấy đủ sức tồn tại ngàn đời.
(Nguồn: Ann Olga Koloski-Ostrow (2015), Tạp chí điện tử The Conversation; Emily Gowers (1995), Tạp chí Nghiên cứu La Mã, Nhà xuất bản Hiệp hội Xúc tiến Nghiên cứu La Mã)
Trong suốt 50 năm xây dựng và phát triển vừa qua, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) luôn cam kết phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, góp phần đáng kể vào việc đảm bảo an ninh nguồn nước cho Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM)
Sau 30/4/1975, thiếu thiết bị, các kỹ sư dùng cao su đệm xích xe thiết giáp, nòng đại bác chế tạo linh kiện vận hành nhà máy nước cung cấp cho hàng triệu người dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Vào thời khắc lịch sử của ngày 30/4/1975, lá cờ đỏ sao vàng đã tung bay trên tháp nước Sở Sản xuất nước sông Đồng Nai (tiền thân của Nhà máy nước Thủ Đức hiện nay). Từ đây, Nhà máy nước Thủ Đức viết tiếp câu chuyện mới của thời đại độc lập, tự do và phát triển không ngừng.
Chiều 23/4/2025, Lãnh đạo Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA) đã có buổi tiếp và làm việc với đại diện Văn phòng Kinh tế & Thương mại Israel tại Việt Nam. Tại cuộc họp, phía Israel bày tỏ mong muốn tìm hiểu thị trường và kết nối với các doanh nghiệp cấp thoát nước của Việt Nam.
Sáng ngày 18/4/2025, Công ty TNHH MTV Thoát nước Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (UDC) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 45 năm ngày thành lập, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của mình .
Từ ngày 7 đến 14/4/2025, thay mặt Hội Cấp Thoát nước Việt Nam (VWSA), Chủ tịch VWSA Nguyễn Ngọc Điệp đã có chuyến công tác ra thăm, động viên, tặng quà cho các cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1.
Diễn ra tại Thanh Hóa, Hội nghị BCH Chi hội Cấp thoát nước miền Bắc lần thứ III, nhiệm kỳ 2023 - 2025 đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động chuyên môn và phát triển bền vững của ngành Cấp Thoát nước (CTN) khu vực miền Bắc.
Mới đây, Công ty CP Cấp nước Trung An đã vinh dự đón nhận Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 do Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT) trao tặng. Đây là minh chứng cho thấy nỗ lực của công ty trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả quản lý nhằm phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.
Năm 2024, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) không chỉ tập trung đảm bảo cấp nước an toàn, mà còn chú trọng phát triển hệ thống cấp nước hiện đại, góp phần vào sự phát triển bền vững của Thành phố. Điều này được thể hiện thông qua 10 sự kiện tiêu biểu dưới đây.